24 thg 10, 2018

Khám phá Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Vùng Đồng Tháp Mười là nơi lý tưởng cho những ai muốn “trốn” khỏi thành phố ồn ào, về với thôn quê, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng những phút giây yên ả. Nhất là vào mùa nước nổi, đến với Đồng Tháp Mười, du khách có thể hiểu sâu hơn về con người, bản sắc văn hóa, khung cảnh thiên nhiên cũng như thưởng thức những sản vật tự nhiên, đặc trưng.

Long An - miền đất hiền hòa, con người chân chất, nơi có nhiều điểm du lịch thơ mộng, níu chân du khách mỗi lần ghé qua. Đến với Long An vào mùa nước nổi, tầm khoảng tháng 7 đến tháng 10 (âm lịch) hàng năm, du khách không thể bỏ qua vùng Đồng Tháp Mười với hệ sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng, đặc trưng riêng. Bên cạnh đó, những sản vật tự nhiên góp phần tăng thêm sự hấp dẫn cho chuyến đi của mình. 

Đến với Làng nổi Tân Lập, du khách có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên nhiều thú vị 

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc ở chùa Ông

Chùa Ông tọa lạc tại xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa), đến đây du khách không chỉ được tận hưởng phút giây thanh tịnh mà còn được chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Chùa Ông cách TP.Quảng Ngãi 10km về hướng đông. Trước mặt chùa là một nhánh của dòng sông Vệ hiền hòa xuôi về cửa Đại hướng ra Biển Đông. Vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, về chùa Ông du khách luôn có cảm giác thư thái, bởi những luồng gió mát từ sông và vẻ đẹp nên thơ, thanh tịnh của chùa.

Chùa Ông - nơi còn lưu giữ nguyên vẹn những giá trị nghệ thuật cổ xưa. ẢNH: TRƯỜNG AN 

Độc đáo dinh Đá Tượng

Chỉ một nơi mà người này gọi là dinh, người kia gọi là đình và cả hai cùng đúng. Cộng vào đó là lối kết cấu theo kiểu sân hạ, sân trung, sân thượng mà cả Quảng Ngãi như chỉ có ở nơi này. Đó là dinh Đá Tượng (hay còn gọi là đình Trung Sơn).

Dinh Đá Tượng nằm ở phía dưới đường vào hồ chứa nước Núi Ngang, cạnh Quốc lộ 24, thuộc thôn Trung Sơn, xã Ba Liên (Ba Tơ). Dinh nằm khuất trong vòng cây xanh, cạnh ngôi trường tiểu học và khu dân cư với cây rừng cao vút.

Dinh Đá Tượng nằm khuất trong rừng cây xanh. 

Ngắm toàn cảnh đền thờ vua Quang Trung - núi Dũng Quyết

Từ 230 năm trước, vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ, 1752-1792) đã coi núi Dũng Quyết là vị trí yết hầu trên con đường xuyên Việt, là nơi khởi đầu trong quá trình xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô. Cùng ngắm các hình ảnh chụp từ trên cao để thấy một Dũng Quyết kiêu hùng và không kém phần thơ mộng. 

Với vị trí đắc địa, từ xa xưa nơi đây trở thành căn cứ quân sự trọng yếu của đất nước. Trong ảnh: Toàn bộ Toàn cảnh Phượng Hoàng Trung đô nhìn từ cầu Bến Thủy. Ảnh: Sách Nguyễn 

23 thg 10, 2018

Mộc mạc chợ phiên Tân Dương

Không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ Tân Dương (Bảo Yên) còn là nơi để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, tâm tình.

Khu bán hàng thổ cẩm. 

Chợ Tân Dương nằm ven Quốc lộ 279, họp vào thứ Sáu hằng tuần. Từ sáng sớm, người dân các bản ở Tân Dương và các xã lân cận đến chợ mang theo những sản vật gia đình. Tại khu vực họp chợ hiện nay, trước kia là chợ trâu khá sôi động, tuy nhiên, những năm gần đây, trâu được thương lái mua về chăm sóc, vỗ béo và bán cho các trang trại, nên chợ chuyển dần sang bán các loại nông sản, hàng tiêu dùng thiết yếu và nông cụ... Giao thông ngày càng thuận lợi, quy mô chợ được mở rộng, nhiều tiểu thương ở nơi khác cũng đến buôn bán, trao đổi hàng hóa ở đây, vì vậy, một góc chợ đã bắt đầu xuất hiện những gian hàng bán quần áo, đồ điện tử… Ông Hoàng Văn Quân, người dân sống gần chợ Tân Dương cho biết, trước đây chưa có chợ, mọi sinh hoạt của đồng bào các dân tộc nơi đây phần lớn là tự cung, tự cấp, muốn đi chợ, bà con phải ra thị trấn Phố Ràng hoặc ngược lên Nghĩa Đô. Từ ngày có chợ phiên, nhiều loại nông sản ở địa phương đã trở thành hàng hóa mang lại thu nhập cao cho nhiều người dân.

Ngôi chùa ở Sài Gòn có nhiều bình gốm nhất Việt Nam

Chùa Pháp Hoa có tuổi đời gần 100 năm, hiện sở hữu khoảng 10.000 bình gốm của nhiều nền văn hóa, niên đại khác nhau. 

Chùa Pháp Hoa được xây dựng từ năm 1928, tọa lạc trong một con hẻm trên đường Thích Quảng Đức (quận Phú Nhuận, TP HCM). Chùa theo hệ phái Phật giáo Bắc tông. 
Trước đây chùa giản dị với mái lợp tranh. Sau đợt trùng tu lớn vào năm 1993, chùa có quy mô như hiện tại với chánh điện, trai đường, tháp Đa Bảo, phòng khám bệnh cùng nhiều tượng Phật... 

Chùa xưa trong phố Tây Ninh

Chùa Phước Lâm có lẽ là ngôi duy nhất trong Thành phố còn giữ được “hồn xưa bóng cũ” của Phật giáo Tây Ninh thời mở đất. Sau kiến trúc mặt tiền ở hành lang trước với tầng lầu, tô đá rửa ở thập kỷ 60 thế kỷ trước; vẫn còn lại những cột, kèo gỗ nâu đen bóng và mấy lớp mái chùa lợp ngói âm dương khấp khểnh sạm màu rêu mốc.

Chùa Phước Lâm.

Huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà Đen

Núi Bà Đen cao 986 mét so với mực nước biển và được xem là cao nhất Đông Nam bộ. Theo sách “Gia Định Thành Thông Chí”, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà.

Cũng theo các bậc kỳ lão, tên gọi núi gắn liền với những giai thoại ly kỳ của Bà Đen, người được vua Gia Long phong thánh hiệu "Linh Sơn Thánh Mẫu".

Ngày nay, cứ đến dịp rằm tháng giêng (âm lịch) hàng năm, cả triệu lượt khách hành hương khắp nơi tìm về núi Bà Đen để viếng, bái Linh Sơn Thánh Mẫu.

22 thg 10, 2018

Bún cá Kiên Giang

Nói một cách không ngoa là người miền châu thổ sông Cửu Long rất khôn khéo trong cách đặt tên cho sản phẩm của quê hương. Chỉ nghe tên gọi, du khách có thể liên tưởng ngay đến thành phần tạo nên sản phẩm, vị trí địa lý nơi ra đời; và có thể so sánh với sản vật của nơi khác như bún mắm Trà Vinh, tàu hủ ky Bình Minh, bánh xèo Vườn nhãn Bạc Liêu,...


Riêng Kiên Giang, thiên nhiên có phần ưu ái cho vùng đất này vì ở đồng bằng sông Cửu Long, đây là tỉnh có biển, có đảo, có rừng và có cả đồng bằng phì nhiêu, nhiều sông rạch với nhiều sản vật phong phú đa dạng là hệ động thực vật, đặc biệt là thủy-hải sản.

Có một “thung lũng vàng Tú Lệ” ở miền Tây xứ Nghệ

Vào mùa lúa chín, bức tranh phong cảnh đa sắc màu trên cánh đồng của người dân xã Hạnh Dịch, huyện miền núi Quế Phong níu giữ bước chân của những du khách khi đến với mảnh đất này. Có nhiều người ví rằng, cánh đồng Hạnh Dịch như một thung lũng Tú Lệ (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) ở miền Tây Nghệ An. 

Xã Hạnh Dịch (Quế Phong) hiện có hơn 2.000 đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Người Thái ở xã Hạnh Dịch thuộc hai dòng chính là Tày Thanh (một số nơi phát âm là Táy) và Tày Mường. Ảnh: Thành Cường