26 thg 7, 2018

Khám phá dọc suối Hồ Tiên giữa rừng bạt ngàn

Hồ Tiên là điểm du lịch mới ở Bình Thuận rất thích hợp cho những người yêu thiên nhiên, thích trekking và tắm suối. 

Nếu chỉ có 2-3 ngày nghỉ cuối tuần để nghỉ ngơi, tận hưởng một khung cảnh mới mẻ, bạn có thể vào rừng cắm trại, trải nghiệm sống chậm, hòa mình với thiên nhiên trong lành. 

Chiêm ngưỡng Thác Mây hoang sơ ở xứ Thanh

Nằm ở vị trí đầu bảng những con thác đẹp nhất xứ Thanh phải kể đến Thác Mây hùng vĩ, trùng điệp, vẫn còn nguyên sơ khiến "dân phượt" mê đắm.

Vùng đất Thanh Hóa được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vô vàn cảnh sắc kỳ thú, trong đó có Thác Mây hùng vĩ

Ngẩn ngơ kể chuyện cá tôm tung tăng miền Tây thuở nào

Lão ngư Nguyễn Văn Ngáo cười buồn: “Mùa cá hội đã tuyệt tích rồi..." Giọng ông chùng xuống bởi từ lúc làm đê bao, các loài cá kéo đi mất biệt.

Cá leo vẫn được bán ở các chợ nhưng mùa hội cá leo đã tuyệt tích. Thanh Dũng 

Tháng này, nước lũ lại tràn về miền Tây, nhìn con nước đục ngầu phù sa, lão ngư Nguyễn Văn Ngáo hi vọng năm nay tôm, cá có nhiều giúp người hạ bạc có thêm thu nhập. Nhắc đến chuyện cá mắm, lão ngư già lại tặc lưỡi hồi ức miên man mùa cá xưa, chuyện cá đầy đồng ngày nào giờ chỉ còn là ký ức.

25 thg 7, 2018

Văn hóa người Mạ ở Đồng Nai

Dân tộc Mạ được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Chau Mạ (Chau: người; Mạ: tên tộc người), Chê Mạ, Mạ Ngan… Người Mạ được coi là dân bản địa, sống chủ yếu ở các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước, Đồng Nai… 

Tại Đồng Nai, người Mạ tập trung ở một số ấp, xã như Hiếu Nghĩa huyện Định Quán, xã Tà Lài, Phú Bình, Phú Sơn huyện Tân Phú… Với những nét đặc trưng rất riêng, văn hóa người Mạ thể hiện trong các phong tục, cách ăn,mặc, ở…và suy nghĩ lối sống đã góp phần làm đa dạng văn hóa các dân tộc trên mảnh đất Việt Nam nói chung, và Đồng Nai nói riêng.

Người Mạ sống thành từng bon (làng), mỗi bon có từ 5 đến 10 nhà sàn dài (nhà dài là nơi ở của các thế hệ có chung huyết thống). Đứng đầu bon là quăng bon (ông già trưởng làng). Từ xa xưa, họ đã làm nương rẫy trồng lúa và các loại cây khác. Người Mạ coi cây lúa là nguồn lương thực chính nuôi sống gia đình, ngoài ra còn cây lương thực phụ trợ như sắn, ngô. Công cụ sản xuất thô sơ, có các loại dao xà gạc, cuốc xà bách, rìu, gậy chọc lỗ tra hạt. 


Ngôi chùa nằm giữa sông ở Sài Gòn

Chùa Phước Long (quận 9) nằm giữa một cù lao trên sông Đồng Nai, là điểm hành hương linh thiêng thu hút nhiều du khách.

Chùa Phước Long nằm trên cù lao Bà Sang giữa sông Đồng Nai (phường Long Bình, quận 9, TP HCM) còn có tên gọi khác là chùa Châu Đốc 3. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 25 km, khách phải đến đường Nguyễn Xiển rồi đi đò khoảng 10 phút để đến chùa. 

Đặc sản hạt mề gà rừng Tây Bắc

Hạt mề gà hay còn được gọi là hạt mắc lạng (mác ngoạng), là một trong những loại trái cây đặc sản của vùng núi Sơn La.

Hạt mề gà không chỉ hấp dẫn bởi vị ngọt thanh, bùi dẻo như hạt dẻ mà còn bởi cái màu vàng óng như lòng đỏ trứng ẩn sau lớp vỏ đen sẫm. Loại đặc sản của núi rừng Tây Bắc này được rất nhiều "thượng đế" mê mẩn.

Tháng 7 hàng năm, tranh thủ lúc nương lúa đang đổ ải, nhiều bà con người Thái ở Sơn La lại rủ nhau lên rừng tìm loại hạt vàng ươm như trứng gà này.




Đến Hòa Bình, đừng quên khám phá những nơi này

Là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, Hòa Bình được coi là cái nôi của văn hóa Mường với nhiều địa điểm thú vị mà bạn có thể khám phá dịp cuối tuần.

Tượng đài Bác Hồ: Nằm trên đồi Ông Tượng được khánh thành năm 1997, tượng đài Bác Hồ có chiều cao 18 m, trong đó, phần thân Tượng Bác cao 13,5 m (tính từ chân dép cao su trở lên tới đỉnh đầu), bệ tượng (phần sóng nước mây trời) cao 4,5 m. Tượng đài Bác nặng khoảng 400 tấn, bằng chất liệu bê tông siêu cao, bê tông granít do Viện Vật liệu xây dựng nghiên cứu và thực hiện theo yêu cầu của công trình. (Ảnh KT)

10 địa điểm du lịch nổi tiếng ở Lạng Sơn

Xứ Lạng có rất nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng mà bạn có thể khám phá và tận hưởng trong chuyến du lịch của mình.

1. Mẫu Sơn: Vào mùa đông, Mẫu Sơn là nơi thu hút rất nhiều du khách tới ghé thăm và chiêm ngưỡng băng tuyết tuyệt đẹp. Không chỉ thế, nơi này còn hấp dẫn du khách bởi thánh địa cổ, núi đá, hầm mộ đá... Nếu đi du lịch nghỉ dưỡng thì khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 là thích hợp nhất.

Vẻ đẹp hoang sơ vùng biển Tiền Hải

Nhắc đến biển Thái Bình, người ta không thể không nhắc đến ba bãi biển tuyệt đẹp của vùng đất này là biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình 35km, Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành thuộc xã Đông Minh, Cửa Lân và Khu du lịch sinh thái biển Cồn Đen thuộc địa phận xã Thái Đô, Thái Thụy, cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 40km.

Nét đẹp hấp dẫn của Cồn Đen chính là những bãi cát trải dài với chiều dài khoảng 3km, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 700m, chỗ hẹp nhất 450m; được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý. Cồn Đen được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004.

Có khá nhiều hoạt động phong phú cho du khách tại đây như tắm biển, tổ chức picnic, tham gia các trò chơi bãi biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển. Bên cạnh cồn cát là rừng thông xanh mát với thảm thực vật còn nguyên sơ, va một hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo (cây vẹt, bần, sú, hoa muống biển, dừa nước...) cho du khách khám phá. Còn nếu có thêm thời gian, bạn có thể thăm các đền chùa xung quanh khu vực.

Sườn cừu nướng Ninh Thuận

Sườn cừu nướng – món ngon đặc trưng của Ninh Thận mà bất kỳ du khách nào đến đây cũng nên ít nhất một lần thưởng thức.

Phần thịt cừu từ cổ trở xuống dùng làm món nướng là ngon nhất. Nên cắt thịt cừu dọc theo những chiếc sườn cừu, để vừa có thịt vừa có xương giúp dễ nướng, dễ cầm khi ăn. Thịt cừu có mùi nồng đặc trưng nên việc khử hoặc làm giảm đi mùi nồng đó là một bí quyết quan trọng trong cách chế biến những món ăn liên quan đến thịt cừu. Ướp sườn cừu với sả, tỏi và hành phi trong vòng 15 phút trước khi nướng là một cách vừa để làm giảm đi mùi nồng của thịt cừu vừa để ngấm gia vị, giúp món thịt nướng thêm đậm đà.