6 thg 11, 2017

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 5

Giấc mơ hoa trên miền phên giậu...

Tam giác mạch không chỉ ở Hà Giang, không chỉ dọc tuyến 4C mà ngược qua phía Hoàng Su Phì, Xín Mần mùa này ngập đầy hoa.


Hồi tháng 3 năm nay, khi báo Tuổi Trẻ tổ chức chương trình về nguồn “Tháng 3 biên giới” ở Hà Giang trùng với dịp Hà Giang tổ chức kỷ niệm 50 năm khai sinh “con đường Hạnh Phúc”, chúng tôi may mắn gặp lại hàng trăm cụ ông, cụ bà đã ở tuổi “cổ lai hi”, những thanh niên xung phong (TNXP) thuở nào mười tám đôi mươi đã đi mở tuyến đường này từ nửa thế kỷ trước.

Những ngày theo đoàn xe đưa gần 400 cựu binh TNXP của nhiều tỉnh thành trở lại cung đường xưa, ai ai đều ánh lên niềm vui khi biết máu xương và tuổi xuân của mình đổ ra đã không uổng để tuyến quốc lộ 4C được mang cái tên “cung đường Hạnh Phúc”.

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 4

Thức dậy những mùa hoa...

Vừa đếm từng “đầu người”, bà Lý Thị Năm ở bản Lùng Thàng (Quản Bạ) vừa bảo: “80.000 đồng”. Đó là số tiền bà thu của một nhóm “phượt” gồm tám sinh viên. 


Cánh đồng tam giác mạch và cột cờ Lũng Cú - Ảnh: Ng.Quang

Nhóm “phượt” gồm năm bạn nữ và ba bạn nam này vừa đổ bộ xuống ruộng tam giác mạch của bà Năm.

Mặc đồng phục áo phông đỏ với ngôi sao vàng trước ngực - sắc áo mà hầu như các bạn phượt trẻ thường hay mặc, dừng xe cẩn thận bên vệ đường và cả nhóm lao xuống ruộng. Màu áo đỏ nổi bật trên ruộng hoa tam giác mạch đang nở rộ.

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 3

Bánh, rượu, trà... và câu chuyện tương lai!

Cùng với rượu tam giác mạch thơm lừng, bánh làm từ tam giác mạch ở Đồng Văn cũng đang mang hình hài mới rất bắt mắt, thơm ngon có vị riêng...


Thu hoạch tam giác mạch - Ảnh: Lê Anh Tuấn

Khệ nệ nhấc cái nắp vung bằng inox đang chụp lên cái nồi to đùng có đường kính gần... 2m, Dào Văn Hò nói với chúng tôi: “Các anh tới muộn tí nữa, nước bắt đầu sôi thì sẽ không thấy rượu tam giác mạch được nấu thế nào đâu”.

Dào Văn Hò hiện đang là chủ của lò rượu tam giác mạch mang tên Thiên Hương ở Đồng Văn.

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 2

“Chiến dịch” tam giác mạch

Trong khi hoa đào nở đón mùa xuân, hoa gạo bập bùng đỏ lửa mùa hạ... thì tam giác mạch lại dám nở để đón mùa đông - mà là mùa đông giá rét trên cao nguyên đá! 


Hai em bé người Mông bên vườn hoa tam giác mạch ở Quản Bạ, Hà Giang ngày 4-11 - Ảnh: Thanh Tùng

Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, anh Hoàng Văn Thịnh, khoát tay chỉ lên tấm bản đồ địa phương trên tường phòng làm việc, rê tay theo tuyến đường 4C - cung đường mang tên “Hạnh Phúc” và bảo:

“Năm 2012 chúng tôi chỉ hỗ trợ dân trồng chừng 10 ha phục vụ du lịch, cho dân bán vé thu tiền chụp ảnh chứ không ngờ sức hút của tam giác mạch với du khách kinh khủng như thế này”.

Tam giác mạch - Thần chú của cao nguyên đá - Bài 1

Bản “lý lịch” của nàng Lọ Lem


Những ngày này, lên cao nguyên đá Hà Giang cứ có cảm giác gợi nhớ một câu thần chú trong truyện cổ. 

Hoa tam giác mạch - Ảnh: Trần Bảo Hòa

Có điều không phải “Vừng ơi...” mà là “Tam giác mạch ơi, mở ra!”. Kho báu ấy đang hiển hiện trên chập chùng đồi nương, sắc hoa trắng hồng ánh lên kiêu hãnh giữa xám đen đá núi...

5 thg 11, 2017

Chinh phục cung đường đèo Mã Pí Lèng huyền thoại

Nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc, Mã Pí Lèng là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Hà Giang với chiều dài khoảng 20 km. 

Đường Hạnh Phúc được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959 - 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng cm để làm trong 11 tháng. 

Chốn An Nhiên trên cao nguyên

Nằm trên đỉnh ngọn đồi Huy Hoàng, thành phố Đà Lạt, quán An Nhiên cà phê là điểm đến cho những ai muốn tìm về chốn bình yên, tận hưởng không gian giao hòa với đất trời cao nguyên. 

Tô điểm bằng những cây thông già lẻ loi, căn biệt thự màu trắng trong khuôn viên gần 1.000 mét vuông với lối kiến trúc tân cổ điển nổi bật toát lên vẻ đẹp thơ mộng nhẹ nhàng, ấm áp trong tiết trời sương mù Đà Lạt vào thu. Tầng trệt là nơi ở của gia đình chủ quán, tầng hai là không gian của khách tham quan và tầng ba là nơi dành cho những người yêu thích thiền và thưởng thức trà đạo. Đứng ở bất kỳ góc nào, bạn cũng có thể ngắm toàn cảnh Đà Lạt.

Khách đến tham quan biệt thự An Nhiên đều tâm đắc với vị trí nơi này. Phía bên trái ngôi biệt thự, phóng tầm mắt ra xa là toàn cảnh kiến trúc Trung tâm mục vụ (Giáo phận Đà Lạt). Phía bên phải là dãy núi Lang Biang huyền thoại với hai đỉnh Núi Bà sừng sững được bao phủ bởi sương mù. Xung quanh An Nhiên là những nhà lồng trồng rau, vườn hoa, đồi thông, đồi cỏ…Vào ban đêm, An Nhiên lung linh trong khung cảnh của núi đồi qua ánh đèn khiến du khách xao xuyến.

Tọa lạc trên ngọn đồi cao ở thành phố Đà Lạt, An Nhiên cà phê bình yên, đậm chất thiền thu hút đông đảo du khách và người dân ghé thăm.

Hương thôn Cao

Hương thôn Cao nổi tiếng bởi có mùi thơm đặc trưng mà hương của các nơi khác không có được. Đó là mùi thơm nhẹ mà thanh, lan tỏa từ từ và để lại mùi thơm lâu. Chính vì vậy hương thôn Cao được khách hàng nhiều nơi ưa chuộng và đến bây giờ sản phẩm đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Chúng tôi có mặt tại cơ sở hương trầm Chúc Mai của gia đình anh Mai Văn Chúc vào một ngày nắng đẹp. Ngay từ sáng sớm, những người thợ đã có mặt tại xưởng để khẩn trương cho ra lò những nén hương, vòng hương mới kịp đón tia nắng đầu tiên trong ngày. Thời tiết nắng hanh là thời tiết “vàng” của người làm hương. Hương sau khi se mà phơi “được” nắng thì không chỉ khiến người làm hương đỡ vất vả mà nén hương làm ra cũng có chất lượng tốt hơn. Mặc dù thời tiết rất quan trọng đối với nghề làm hương nhưng quyết định đến chất lượng hương thì ngay từ công đoạn lựa chọn, pha chế nguyên liệu, hương liệu đòi hỏi người chủ phải rất cầu kỳ, tinh tế mới có thể cho ra được sản phẩm vừa có mùi thơm lại vừa bảo đảm độ cháy tốt. Nguyên liệu làm hương chủ yếu là các loại thảo mộc như: trầm, ngâu, huỳnh đàn, hồi, quế, thục, tùng, trắc, nhục đậu... nhưng mỗi cơ sở làm nghề lại có cách sáng tạo riêng để tạo ra mùi hương đặc trưng cho sản phẩm hương của mình. Mỗi mẻ hương làm ra, người chủ phải cẩn thận đốt thử để kiểm tra độ bén lửa, độ cháy và mùi thơm của hương. Anh Mai Văn Chúc, chủ cơ sở sản xuất hương Chúc Mai tâm sự: “Để khẳng định uy tín, chất lượng trong từng sản phẩm của mình, chúng tôi đã không ngừng cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm và cẩn thận lựa chọn các loại nguyên liệu an toàn, thân thiện với môi trường và sức khỏe để sản xuất. Nguyên liệu làm hương được lấy các hương liệu tự nhiên. Ngay cả keo dùng để kết dính nguyên liệu tạo hình cho nén hương, vòng hương cũng được làm từ các nguyên liệu tự nhiên nhằm an toàn cho người sản xuất và người sử dụng”. 

Nghề làm hương ở thôn Cao, xã Bảo Khê (thành phố Hưng Yên) 

Thăng trầm nghề mứt táo Phương Chiểu

Trước đây ngay từ tháng 10, các lò làm mứt táo ở xã Phương Chiểu, thành phố Hưng Yên đã bắt đầu “đỏ lửa”. Càng gần đến ngày Tết, không khí làng nghề làm mứt càng nhộn nhịp.Hiện nay, trước sự biến động của thị trường, nghề làm mứt táo Phương Chiểu đang đứng trước nguy cơ mai một.

Làm mứt táo tuy không phải là nghề truyền thống của người dân xã Phương Chiểu nhưng lại là nghề đem lại thu nhập ổn định và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương lúc nông nhàn. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, một số người dân xã Phương Chiểu di chuyển vào miền Nam bán hoa, cây cảnh để kiếm sống và họ học được nghề làm mứt táo. Ban đầu, họ chỉ làm thuê cho các cơ sở chế biến mứt táo tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng thấy nghề này dễ làm mà địa phương mình lại sẵn có nguồn nguyên liệu nên sau thời gian học hỏi tích lũy kinh nghiệm, họ về quê, đầu tư làm “lò” chế biến mứt táo. Mứt táo được chế biến theo mùa vụ, thông thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến Tết Nguyên đán, không khí làng nghề ngày càng nhộn nhịp.

Chế biến mứt táo ở Phương Chiểu 

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu: "Nàng công chúa ngủ quên trong rừng"

Du khách tham quan khu cứu hộ động vật hoang dã tại KBT. 

Có diện tích hơn 100.000 ha, trong đó hơn 50ha dành cho phát triển du lịch với gần 200 loài thực vật đại diện cho hệ sinh thái tự nhiên của toàn khu, nhưng khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu vẫn chưa phát triển được du lịch sinh thái xứng với tiềm năng sẵn có.

Thật không quá khi dùng cách nói ví von trên để nhắc đến Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. Để “đánh thức” nàng, cần lắm một chiến lược bài bản về quy hoạch, định hướng phát triển, đầu tư, kiến trúc xây dựng, bảo tồn hệ động, thực vật…