21 thg 10, 2017

Phố Hiến ở đâu, hiện nay còn gì?

Xưa người ta thường nói: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” nhưng nay Phố Hiến (Hưng Yên) lại chẳng đứng sau đất Kinh Kỳ. Tất cả chỉ còn trong ký ức của một thời “vang bóng". 

Phố Hiến nằm ở trung tâm thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, nối liền với Hà Nam, Thái Bình. Từ thủ đô Hà Nội xuôi quốc lộ 5, rẽ vào đường 39A, qua những cánh đồng ngô, rặng nhãn ngút ngàn, qua hồ sen ngan ngát hương ta về với Phố Hiến, nơi chứa đựng những tinh hoa văn hóa tự ngàn đời. 

Thạch nhũ hình hoa sen úp ngược trong động đẹp nhất Cao Bằng

Cách thác Bản Giốc 3 km, động Ngườm Ngao thu hút du khách với khối thạch nhũ nhiều hình dáng, trong đó nổi bật nhất là hoa sen úp ngược. 

Động Ngườm Ngao nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Đường vào động hiện được cải tạo cho xe đỗ gần nhất, khách đi bộ chỉ vài trăm mét là vào cửa động. Cửa vào có tên gọi Ngườm Lồm (hang gió). Tại đây, du khách có thể cảm nhận luồng gió mát lạnh từ bên trong động thổi ra. 

20 thg 10, 2017

Cột cờ Lũng Cú và cực Bắc Việt Nam

Các tour du lịch thường đưa khách đến tham quan cột cờ Lũng Cú và giới thiệu rằng đây là cực Bắc Việt Nam. Thật ra, chỉ cần coi bản đồ Google cũng có thể thấy ngay đây chưa phải là cực Bắc, mà còn cách cái mũ nhọn trên đỉnh bản đồ... một lóng tay. Trên thực địa cái lóng tay ấy dài khoảng 2 km! Các phượt thủ xác định rằng điểm cực Bắc (đỉnh nhọn trên bản đồ) là nơi dòng sông Nho Quế từ Trung quốc chảy vào Việt Nam.

Cá lóc nướng chấm mắm me ở An Giang

Thịt cá tươi ngon rưới mỡ hành hòa với vị chua chua ngọt ngọt của mắm me luôn níu chân khách du lịch.

Tiền thân chính là cá lóc nướng trui trứ danh của miền Tây Nam Bộ. Sau này, thay vì nướng cá dưới lửa rơm, người ta sử dụng bếp than cho nhanh. Cách chế biến siêu đơn giản. Cá chỉ việc làm sạch nhớt, không làm ruột, sau đó xiên một chiếc đũa (hoặc que tre), nướng trên bếp than hồng cho đến khi lớp vảy cháy xém là được. Tuy nhiên phải canh thật khéo vì nếu lửa quá to, cá chỉ cháy phần vảy còn thịt bị sống. Lửa nhỏ thì cá tanh. 

Những người phụ nữ suốt ngày cầm dao lam trên đồi chè cổ

Du khách đến đồi chè Cầu Đất (Đà Lạt) không chỉ tham quan, chụp hình mà còn được dịp tìm hiểu công việc hái chè của người dân quanh đây. 


Thuộc xã Xuân Trường (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), đồi chè Cầu Đất nằm cách trung tâm thành phố hơn 20 km về phía đông nam. Được Pháp xây dựng vào năm 1927, vùng này ở độ cao trên 1.500 mét so với mặt nước biển, do đó quanh năm có khí hậu lạnh và sương mù bao phủ. 

Nhà hát Lớn - Địa chỉ mới của du lịch Hà Nội

Nhà hát Lớn Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của thủ đô Hà Nội. Từ lâu, nơi đây đã là địa chỉ chuyên tổ chức những sự kiện nghệ thuật hàng đầu của cả nước. Với mục đích giúp người dân hiểu rõ hơn về lịch sử, kiến trúc và văn hóa nơi đây thì Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch đã phối hợp tổ chức hành trình tham quan Nhà hát Lớn Hà Nội. 

Mở cửa đón khách từ ngày 6/9/2017 (vào hai ngày thứ 2 và thứ 6 hàng tuần), Nhà hát Lớn Hà Nội đã đón chào hàng ngàn lượt khách tới tham quan và thưởng thức những tiết mục nghệ thuật truyền thống đặc sắc.

Đến với Nhà hát Lớn Hà Nội, du khách sẽ có khoảng 90 phút để cùng nhau tìm hiểu quá trình lịch sử xây dựng Nhà hát, tham quan khu trưng bày những hiện vật gắn với Nhà hát. Trải nghiệm này giúp du khách cảm nhận rõ nhất không gian sang trọng của nơi được ví như là thánh đường của nghệ thuật.

Được xây dựng trong vòng 10 năm (1901 – 1911), Nhà hát Lớn Hà Nội là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của thủ đô Hà Nội.

Nghề đan lát truyền thống của người Churu

Trong mỗi dịp liên hoan cồng chiêng hay lễ hội mừng lúa mới, trai thanh gái lịch người Churu ở Lâm Đồng lại tự tin qua từng bước nhảy bên ánh lửa rừng khi đeo trên vai những chiếc gùi truyền thống được kết nơ ngũ sắc thật ấn tượng. Đó chỉ là một trong rất nhiều sản phẩm đan lát tinh xảo của người Churu do nghệ nhân nổi tiếng tài hoa ở buôn Pré, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng - già Ya Hiêng tạo nên.

Đã qua hơn 62 "mùa rẫy" rồi, nhưng già Ya Hiêng còn tráng kiện lắm, đôi tay ấy vẫn cứ thoăn thoắt tự làm đủ các công đoạn để tạo ra một sản phẩm đan lát độc đáo.

Chúng tôi biết đến nghề đan lát truyền thống của người Churu qua các dịp lễ hội cồng chiêng, mừng lúa mới ở Lâm Đồng khi vùng đất này có tới 95% đồng bào Churu của Việt Nam đang sinh sống. Người Churu có truyền thống làm lúa nước, sống định canh định cư nên cần nhiều nông cụ để sinh hoạt, sản xuất và cả những vật dụng dùng trong cúng tế, hay trong các lễ hội hàng năm. Hẳn vậy mà theo già Ya Hiêng: “Nghề đan lát của người Churu mình có từ lúc nào không ai nhớ được, chỉ biết là nó đã gắn vào đời sống của bà con từ bao đời nay”.

Nguyên liệu nứa được chẻ ra thành nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo sản phẩm để đan.

Du ngoạn làng lò gạch

Mỗi lần bay ngang bầu trời Nam bộ, ngoài bạt ngàn xanh cây trái và sông nước uốn lượn thì đập vào mắt du khách là những cụm tháp nâu đỏ nổi bật. Có dịp vào bên trong lại ngỡ là những Tháp Chàm hay các đền tháp cổ xưa. Thật ra là những lò gạch. 

Chưa ai biết rõ kỹ thuật xây lò để nung gạch có từ bao giờ và xuất phát từ đâu. Chỉ biết rằng gạch là vật liệu chính được làm từ đất sét nung để xây dựng từ xa xưa.

Di chỉ khảo cổ với hiện vật gạch được tìm thấy ở khu vực gần sông Tigris (Trung Đông) có niên đại 7.500 trước Công nguyên. Phải là đất sét mới làm được gạch.

Đất trộn với nước, nhồi nhuyễn và đưa vào khuôn đóng thành viên, màu nâu xám, phơi hoặc sấy khô rồi chất vào lò. Lò đốt bằng củi, các loại than trấu, khí đốt…suốt nhiều giờ.

Khi gạch "chín", chuyển sang màu đỏ hoặc nâu sẫm. Trải mấy ngàn năm, hình dạng gạch gần như không thay đổi, ban đầu là gạch chỉ, còn gọi là gạch thẻ (đặc), sau này có thêm gạch tàu (vuông), gạch ống.

Một góc làng Lò gạch An Hiệp, Châu Thành, Đồng Tháp

19 thg 10, 2017

Những cụm đường mang tên ngồ ngộ ở Sài Gòn

1.
Ở phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, các con đường dọc mang tên là những khái niệm như: Dân Chủ, Bác Ái, Công Lý, Thống Nhất, Đoàn Kết, Hữu Nghị, Hòa Bình. Các con đường ngang mang tên các nhà trí thức, bác học cả Việt Nam lẫn nước ngoài, như: Lê Quý Đôn, Hồng Đức (tức Lê Thánh Tôn), Einstein, Khổng Tử, Lương Khải Siêu, Tagore, Pateur, Hàn Thuyên, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Khuyến.


Nghe kể rằng theo quy hoạch Làng đại học Thủ Đức hồi cuối thập niên 1960 thì nơi đây thuộc Làng và là khu nhà ở (dạng biệt thự) cho các giảng viên đại học. Chính vì vậy, các tên đường trong khu này đầy vẻ trí thức. Bây giờ nơi đây không còn là làng đại học (mà chủ yếu là... nhà hàng, quán ăn, như ta thấy trên bản đồ) nhưng đi trên các con đường Tagore, Einstein, Bác Ái, Dân Chủ...  có cảm giác rất thú vị.

Vẫn có một Tả Van đáng yêu giữa Sapa 'thảm họa'

Khác với một trung tâm Sapa ồn ã và xô bồ, bản Tả Van may mắn vẫn còn giữ được nét bình yên vốn có. 

Những năm gần đây, với việc phát triển quá nóng ở khu trung tâm Sapa, nhiều du khách vốn thích không gian yên tĩnh, thay vì nghỉ ở trung tâm đã chuyển xuống các bản gần đó. Bản Tả Van là một trong những điểm được nhiều du khách tìm đến, may mắn vẫn giữ được sự bình dị, hiếu khách của người dân và điều đặc biệt là vẫn chưa bị "du lịch hóa" quá nhiều. Chỉ cách khoảng 8 km từ trung tâm Sapa, Tả Van như một thế giới khác, một khung cảnh bình yên với cỏ cây và hoa lá.

Không thể nhận ra một Sapa của ngày hôm nay. Bức ảnh khiến cộng đồng “hoảng hốt” khi thấy một Sapa ngổn ngang những tòa nhà cao tầng, nên nhiều du khách quyết định thay vì nghỉ chân tại trung tâm chuyển xuống các bản bên dưới để tận hưởng cảm giác yên tĩnh, hòa mình với thiên nhiên.