Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân. Bà Lê Chân
quê gốc ở Đông Triều Quảng Ninh. Vì nợ nước thù nhà, bà rời bỏ quê
hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng
ngày nay.
31 thg 7, 2016
Thăm Đền Nghè- nơi thờ nữ tướng Lê Chân
Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân - người đã lập nhiều chiến công giúp Hai Bà Trưng chống lại sự xâm lược của quân Đông Hán, thế kỷ I.
29 thg 7, 2016
Qua sông Đồng Nai là tới... Châu Đốc!
Chỉ cần có chút xíu kiến thức về địa lý là biết ngay qua sông Đồng Nai không thể tới Châu Đốc được. Ấy vậy mà có khi lại... được mới độc chớ!
Ngôi chùa cổ Hội Sơn nằm trên đường Nguyễn Xiển, quận 9, TPHCM, ngay bên bờ sông Đồng Nai. Cạnh chùa là một bến đò, gọi là... bến đò Châu Đốc. Tấm bảng ghi rõ những con đò ở đây đưa khách qua sông để tới Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc! Vậy không phải qua sông Đồng Nai là tới Châu Đốc sao?
Một cách đầy đủ, người dân gọi tên ngôi chùa ở bên kia sông là Chùa Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc 3. Kỳ thiệt, tên chính thức của ngôi chùa là chùa Phước Long.
Ngôi chùa cổ Hội Sơn nằm trên đường Nguyễn Xiển, quận 9, TPHCM, ngay bên bờ sông Đồng Nai. Cạnh chùa là một bến đò, gọi là... bến đò Châu Đốc. Tấm bảng ghi rõ những con đò ở đây đưa khách qua sông để tới Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc! Vậy không phải qua sông Đồng Nai là tới Châu Đốc sao?
Một cách đầy đủ, người dân gọi tên ngôi chùa ở bên kia sông là Chùa Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc 3. Kỳ thiệt, tên chính thức của ngôi chùa là chùa Phước Long.
Chùa Phước Long (Châu Đốc 3) nhìn từ bên này sông. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa
Sản vật Đông Bắc: Giòn thơm củ cải Đầm Hà
Để có được những cây củ cải trắng ngần, thơm ngọt, người dân Đầm Hà thường lựa chọn những vùng đất tơi xốp pha cát. Với lợi thế phù hợp về đất đai, khí hậu tại nơi đây nên những cây củ cải thường ít sâu bệnh và phát triển rất tốt, chỉ sau gần 3 tháng từ khi bắt đầu trồng là người nông dân đã có thể thu hoạch.
Người dân Đầm Hà chế biến củ cải tươi thành những món ngon trong bữa ăn như muối chua, muối mặn, sấy hay dầm dấm... ngoài ra họ còn sáng tạo thành nhiều sản phẩm thơm ngon đặc trưng như củ cải thái sợi khô, củ cải phên hay củ cải muối mặn. Để chế biến củ cải tươi thành các sản phẩm củ cải giòn, thơm ngon thì người dân Đầm Hà phải đi qua nhiều công đoạn với những bí quyết đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Người dân Đầm Hà chế biến củ cải tươi thành những món ngon trong bữa ăn như muối chua, muối mặn, sấy hay dầm dấm... ngoài ra họ còn sáng tạo thành nhiều sản phẩm thơm ngon đặc trưng như củ cải thái sợi khô, củ cải phên hay củ cải muối mặn. Để chế biến củ cải tươi thành các sản phẩm củ cải giòn, thơm ngon thì người dân Đầm Hà phải đi qua nhiều công đoạn với những bí quyết đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Người dân xã Quảng Lợi thu hoạch củ cải (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Qua Bắc Ninh nhất định phải ăn bánh phu thê
Bánh làm bằng gạo nếp, đỗ xanh, mứt bí, đu đủ xanh bào sợi, và một nguyên liệu không thể thiếu là hạt dành dành. Đây chính là câu trả lời cho màu vàng óng, đẹp như tranh của bánh phu thê.
Màu vàng của bánh đến từ hạt dành dành
Nhiều người nghe tên bánh phu thê tưởng nhầm một loại bánh màu đỏ, trông như thạch, thi thoảng có trong các lễ ăn hỏi của người miền Bắc. Nhưng đó là bánh xu xê (hay xu xuê). Bánh phu thê màu vàng óng, gói trong lá dong xanh, thắt bằng chiếc lạt sơn hồng, tượng trưng cho duyên tình thắm nồng bền chặt của đôi trai gái.
Ăn bánh canh bột xắt thịt vịt xứ dừa
Trưa muộn, chạy ngang Bến Tre, băng qua mấy con lộ nhỏ giữa vườn cây trái xanh mướt, tình cờ gặp cái quán nhỏ xíu với cái bảng “Bánh canh bột xắt thịt vịt”, chúng tôi mừng như “bắt được vàng”.
Tô bánh canh thịt vịt bột xắt giá 15.000 đồng - Ảnh: TRÂN DUY
Bảo khách vào quán, chị chủ quán giọng "đặc quẹo" Bến Tre nói như xin lỗi: “Trưa trật nên chị hết huyết vịt rồi”. Lâu lắm mới thấy bánh canh bột xắt nên đứa nào cũng phẩy tay qua quýt "không sao, không sao".
Mùa thu hoạch lác hè ở Càng Long
Chúng tôi men theo những con lộ nhỏ trải nhựa gần như vắng bóng xe tải, len qua những con đường thôn rợp bóng cây vườn. Rồi bỗng dưng, mở ra trước mắt là những cánh đồng lác xanh ngát...
Trên cánh đồng lác xanh ngát ở Đức Mỹ, Càng Long, Trà Vinh. Vào đến vùng này, tới đâu bạn cũng thấy ruộng lác chạy dài hai bên đường - Ảnh: NGA BÍCH
Theo hướng dẫn của mấy bà con ở quê hay đi đó đi đây bán buôn, chúng tôi quyết định sẽ từ Cần Thơ qua Trà Ôn, rồi đến Trà Vinh. Sau đó qua cầu Cổ Chiên, vào Bến Tre rồi từ đó về TP.HCM. Cung đường mới này rút còn khá ngắn, lại hứa hẹn vắng xe tải, mát mẻ...
Đi về phía Cửa Lò - Cửa Hội
Không gần, nhưng cũng không quá xa, Cửa Lò - Cửa Hội (Nghệ An) với những điểm đến mới còn thanh bình và hoang sơ sẽ là một lựa chọn khá tốt cho những ai muốn tìm nơi đổi gió mùa hè với chi phí hợp lý.
Chiều Cửa Hội - Ảnh: BĂNG GIANG
Nằm cách Hà Nội xấp xỉ 300km theo đường ôtô và chỉ xa hơn độ vài chục cây số nếu bạn chọn cách vào Vinh bằng tàu hỏa với giá vé từ 200.000 đồng cho ghế ngồi cứng đến hơn 400.000 đồng cho toa giường nằm mềm.
Nét đẹp miếu Bà Bình Nhâm
Miếu Bà Bình Nhâm là ngôi miếu cổ tọa lạc tại KP.Bình Phước, P.Bình Nhâm, TX. Thuận An. So với những ngôi miếu khác, miếu Bà Bình Nhâm về vẻ đẹp trong kiến trúc cũng như vẻ bề thế đều có thể được xếp vào hàng nhất tỉnh.
Miếu Bà Bình Nhâm được xây dựng từ năm 1914, do sự chung tay đóng góp của bà con trong vùng. Miếu được dựng lên, thờ Bà Chúa Xứ để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân khi cần đấng thần linh che chở cho nhân dân, bảo vệ quê hương xóm ấp. Ban đầu, miếu chỉ có gian chánh điện. Năm 2002, dưới sự phát động của Ban Trị sự, miếu Bà Bình Nhâm được nhân dân trong vùng xây dựng lại khang trang, to đẹp và có kiến trúc như hiện nay. Là một trong số ít ngôi miếu có tuổi đời hơn 100 năm, đi qua hai cuộc chiến tranh, chứng kiến sự đổi thay của quê hương đất nước, miếu Bà Bình Nhâm thực sự là một nhân chứng lịch sử, là nơi lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa.
Miếu Bà Bình Nhâm được xây dựng từ năm 1914, do sự chung tay đóng góp của bà con trong vùng. Miếu được dựng lên, thờ Bà Chúa Xứ để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân khi cần đấng thần linh che chở cho nhân dân, bảo vệ quê hương xóm ấp. Ban đầu, miếu chỉ có gian chánh điện. Năm 2002, dưới sự phát động của Ban Trị sự, miếu Bà Bình Nhâm được nhân dân trong vùng xây dựng lại khang trang, to đẹp và có kiến trúc như hiện nay. Là một trong số ít ngôi miếu có tuổi đời hơn 100 năm, đi qua hai cuộc chiến tranh, chứng kiến sự đổi thay của quê hương đất nước, miếu Bà Bình Nhâm thực sự là một nhân chứng lịch sử, là nơi lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa.
Miếu Bà Bình Nhâm. Ảnh: Đ.T
Kỳ bí ngôi miếu cổ thờ Hoàng tử Ba Thắc trên bãi xương người ở Sóc Trăng
Miền Tây Nam bộ, một vùng mênh mang đất, mênh mang nắng và chứa đựng những giá trị văn hóa phong phú từ nhiều nguồn gốc mà không phải cứ dùng những lý luận logic có thể giải mã được. Miếu Ba Thắc trên vùng đất Sóc Trăng là một ví dụ. Ngôi miếu thờ một hòn đá lớn có hình đầu người, trên mảnh đất có nhiều hài cốt cùng những huyền tích cũng như câu chuyện linh thiêng đã quyến rũ bao nhiêu nhà văn hóa và cả bao nhiêu thầy đồng cốt, thầy phù thủy… Nhưng những bí mật vẫn vĩnh viễn là bí mật.
Cổ miếu Ba Thắc
28 thg 7, 2016
Độc đáo vườn kinh đá
Ở xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, Vĩnh Long có một “vườn kinh đá” được nhiều du khách xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Đó là vườn kinh đá tọa lạc ở chùa Phước Hậu.
Vườn kinh đá được thiết kế dưới cây sao tạo không khí mát mẻ và tĩnh lặng, khiến du khách cảm thấy thanh tâm bình yên và an lạc - Ảnh: MINH TÂM
Công trình có ý nghĩa về mặt tâm linh được thiết kế dưới vườn cây sao tạo không khí mát mẻ và tĩnh lặng, nên thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan, chiêm ngưỡng... tìm chút bình yên và an lạc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)