11 thg 12, 2015

Lạ miệng mì Quảng mực tươi

Chuyến về miền Trung công tác, sẵn dịp ghé thăm người bạn hồi còn học chung khóa ở Sài Gòn, tôi có dịp trải nghiệm một món ăn hết sức lạ lùng nhưng vô cùng thú vị: mì Quảng mực tươi.
Phải nói rằng, mì Quảng ngày nay phổ biến đến mức trở thành món ăn toàn quốc, không có ai là người VN mà chưa một lần thưởng thức qua mì Quảng với những cái tên nghe rất thân quen, mộc mạc như: mì Quảng gà, mì Quảng tôm thịt, mì Quảng cá lóc, mì Quảng ếch… nhưng mì Quảng mực chắc ít ai biết đến. Món này chỉ có ở cái xóm chài Nam Ô, một vùng nổi tiếng cả nước với đặc sản nước mắm và gỏi cá. 

Độ giòn của mực tươi hòa quyện với mùi thơm của các loại rau và nước nhân đậm đà, món mì Quảng mực tươi nhìn “dở ẹc” vậy mà ngon một cách lạ lùng - Ảnh: Hòa Nhơn 

Hến, món ngon dân dã

Nếu xứ Huế lừng danh với món cơm hến, bún hến thì món hến xứ Quảng đặc sắc không kém. 


Với hến muốn làm món gì, trước tiên cũng phải ngâm trong nước sạch hòa với muối hột khoảng một giờ. Ngâm rồi lại còn rửa đi rửa lại rất nhiều lần. Sau đó, luộc và đãi vỏ. Con hến còn có chút xíu. Nhỏ ơi là nhỏ. Nước luộc hến đừng bỏ đi, uổng lắm! Nhưng nên để lắng xuống và bỏ phần nước cặn vì còn lẫn cát. Nước luộc hến hơi đục giống màu của nước vo gạo và rất ngọt. Nước đó thường dùng nấu canh bầu hay canh rau, đã ngon mà lại có tác dụng giải nhiệt.

Về miền sơn cước Mã Đà

Cách TP. Hồ Chí Minh 90km, rừng Mã Đà thuộc huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử mà còn hấp dẫn du khách bởi rừng nguyên sinh bạt ngàn và hồ Trị An với nhiều sản vật độc đáo.


Khám phá thiên nhiên hoang sơ, đốt lửa trại, tận hưởng nồi lẩu rau rừng hay buổi hạ trại ven bờ hồ lộng gió… là những hoạt động đặc trưng thu hút du khách về với miền sơn cước Mã Đà.

Ngắm vẻ đẹp quyến rũ của Bãi Khem – Mũi Ông Đội

Triền cát trắng phau mê hoặc thoai thoải hình vòng cung, bãi Khem hút hồn du khách.

Đặc biệt, gần Bãi Khem, du khách còn có thể ghé thăm mũi Ông Đội, thiên đường hai mặt biển quyến rũ nhất đảo Ngọc.


Bãi Khem và mũi Ông Đội (Phú Quốc) hiện chưa được nhiều du khách tìm tới bởi nơi đây được quân đội quản lý đến năm 2009. Nhưng vẻ đẹp quyến rũ rất riêng của hai địa danh này đã hút hồn du khách.

Đường hoa kiểng Thành Thái

Đường Thành Thái ở quận 10 được mệnh danh là “phố hoa kiểng” của Tp. Hồ Chí Minh. Con phố này tấp nập kẻ mua, người bán vào dịp cuối năm để những chậu hoa kiểng từ đây tỏa đi khắp Thành phố trang điểm cho những ngôi nhà khi xuân gần về. 

Phố cây cảnh Thành Thái tập hợp gần 60 cửa hàng nằm san sát nhau với chiều dài khoảng 200 mét, buôn bán đa dạng về chủng loại hoa kiểng. Từ những chậu cây cảnh nhỏ đặt trên bàn làm việc đến những hòn non bộ to lớn để đặt trong vườn khách hàng đều có thể tìm thấy tại con đường này.

Ngoài bán hoa kiểng, con đường này còn bán rất nhiều chậu, giỏ đựng hoa… với nhiều vật liệu, kích cỡ, kiểu dáng khác nhau. Khách hàng sẽ được những người chủ cửa hàng hướng dẫn tận tình khi khi có nhu cầu hỏi về kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây để chậu cây của bạn luôn tươi tốt. Mỗi chậu hoa hay cây kiểng bày bán trên con đường này có giá khác nhau, từ vài chục ngàn đồng cho đến hàng chục triệu đồng.

Đường Thành Thái, ở quận 10, Tp. Hồ Chí Minh được mệnh danh là “phố hoa kiểng” của Sài Gòn.

Nghề dệt chiếu bên vàm Nhựt Tảo

Bên dòng nước phẳng lặng hiền hòa của vàm Nhựt Tảo, làng dệt chiếu lác Nhựt Tảo (xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, Long An) hàng trăm năm qua đã nổi tiếng với những sản phẩm chiếu bền, đẹp được tiêu thụ ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Nghề dệt chiếu lác Nhựt Tảo là một trong những nghề truyền thống lâu đời, gắn liền với quá trình khai hoang, mở đất của người Việt ở Long An từ hơn một thế kỷ qua. Nhờ thổ nhưỡng phù hợp, cây lác được trồng nhiều ở xã An Nhựt Tân, tạo thành một vùng nguyên liệu lớn cho nghề dệt chiếu phát triển và lưu giữ đến tận ngày nay.

Để dệt một chiếc chiếu, người dân Nhựt Tảo phải trải qua khá nhiều công đoạn như cắt (thu hoạch), chẻ lác, phơi (3 đến 4 nắng), nhuộm và đan lác thành chiếu. Riêng công đoạn dệt chiếu được chia làm hai phương pháp cơ bản là dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Trong đó, chiếu hoa chia làm hai công đoạn là dệt hoa và in hoa. Công đoạn in hoa nhằm tạo hoa văn đòi hỏi nhiều công và sự sáng tạo của người thợ để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Có thể kể đến một số loại chiếu dệt hoa thông thường như chiếu phệt, chiếu sọc miên, chiếu hột mè, chiếu lảy…

Người dân thu hoạch cây lác nguyên liệu để sản xuất chiếu.

9 thg 12, 2015

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TPHCM

Ở Sài Gòn có một điểm đến 3 trong 1, cùng tại địa chỉ số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1. Đó là Thảo cầm viên - Bảo tàng - Đền thờ Hùng Vương. Từ hồi tui còn nhỏ xíu, mỗi lần nghỉ hè được cho đi Sài Gòn chơi, là thế nào cũng được tới đây, và thăm cả 3 nơi này. Thật ra, đi chơi Sở thú (Thảo cầm viên) là chính, 2 nơi còn lại chỉ là sẵn tiện thăm qua thôi.

Mặc dù cùng một địa chỉ, nhưng Thảo cầm viên và Bảo tàng do những đơn vị quản lý khác nhau (khuôn viên bảo tàng được tách ra khỏi thảo cầm viên). Còn đền thờ Hùng Vương thì nằm trong khuôn viên Thảo cầm viên, nhưng lại thấy website của Bảo tàng xem đó là một bộ phận của bảo tàng. Không biết đền thờ có thuộc sự quản lý của Bảo tàng không hay lại thuộc một đơn vị thứ ba?


Ngỡ ngàng vẻ đẹp Bái Tử Long

Vịnh Bái Tử Long bao gồm một vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn (Quảng Ninh). Nếu như vịnh Hạ Long là một cô gái đẹp rực rỡ thì vịnh Bái Tử Long lại là một thiếu nữ tinh khôi, đầy mê hoặc. 

Vịnh Bái Tử Long bao gồm hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và trong đó có nhiều đảo lớn và có dân sinh sống 

Ấm bụng ngày đầu đông trên phố Lý Quốc Sư

Khi cái se lạnh đầu mùa phả vào trong không khí cũng là lúc những hàng quán với những món ăn nghi ngút khói trên phố Lý Quốc Sư lại tấp nập thực khách. 

Nếu có dịp tới Hà Nội, chắc chắn bạn không nên bỏ qua con phố Lý Quốc Sư với những món ăn có tiếng đất Hà thành.

Là một người đam mê ẩm thực, tôi thường tìm đến những nơi được cho là “nổi tiếng nhất” hoặc nức tiếng bao đời, nhưng quan trọng hơn phải đúng thời điểm. Như muốn ăn chè long nhãn thì phải đúng vụ tháng 8 hay cốm thì ngon nhất là vào mùa thu.

Vì thế, những món ăn mà chỉ cần đi từ đầu phố đã ngửi thấy mùi hương theo làn khói bay nghi ngút là lựa chọn thích hợp nhất cho những ngày đầu đông Hà Nội.

Phở số 10 Lý Quốc Sư 

Phở Lý Quốc Sư được nhiều du khách nước ngoài yêu thích - Ảnh: Chris Goldberg 

Hòa Bình mùa mía “tím"

Từ khoảng tháng 11 đến tháng 3 hằng năm, có dịp đến với Hòa Bình, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng mía xanh mướt và thưởng thức những cây mía tím mát lành, ngọt lịm. 

Có dịp đến Hòa Bình, du khách sẽ bắt gặp những cánh đồng mía xanh mướt, tươi đẹp - Ảnh: Thanh Sơn Thủy 

Hòa Bình được xem là tỉnh có diện tích trồng mía tím lớn nhất khu vực phía Bắc, mía ở đây nổi tiếng mềm, ngọt… và từ lâu đã trở thành một loại cây đặc sản.