20 thg 7, 2013

Chùa Tây Phương ở xứ Đoài

Chùa Tây Phương - tên chữ là Sùng Phúc tự - tọa lạc trên một ngọn núi nhỏ ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội (xưa là Sơn Tây rồi Hà Tây trước khi thuộc về thủ đô). Chùa Tây Phương tiêu biểu cho lối kiến trúc, điêu khắc Việt và là minh chứng cho một nền văn hóa lâu đời của xứ Đoài. 

Chùa được lập nên từ thế kỷ thứ III, đến giữa thế kỷ XVI (năm Giáp Dần đời Lê Trang Tông, 1554) chùa Tây Phương mới được xây dựng theo quy mô hiện nay. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tâm với ba toà cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp đến cao thành ba ngôi chùa song song với nhau gồm có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Mỗi tòa đều có kiến trúc riêng nhưng kết hợp thành một quần thể... Phía ngoài xây tường liền theo hình chữ công. Mỗi ngôi có hai tầng tám mái lợp bằng ngói mũi hài, cổ to và dày.

19 thg 7, 2013

Bảo tàng đồ đá trong chùa

Nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng khi chứng kiến những nông cụ đá, đồ đá cổ khi đến thăm bảo tàng độc nhất vô nhị ấy ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Người đã sưu tầm được bộ đồ đá khổng lồ quý hiếm đó là nhà sư Thích Thanh Thắng.

Tường vây vĩnh cửu khuôn viên vườn chùa

Về đến xã Tiền Tiến, nếu hỏi từ trẻ chăn trâu đến cụ già tóc bạc thì ai cũng biết chùa Đồng Ngọ Tự, nhưng thường gọi theo tên dân gian là Cửu Phẩm.

Ngôi chùa này được Khuông Việt Thiền sư xây dựng năm 971 theo chiếu lệnh của vua Đinh Tiên Hoàng, nghĩa là có tuổi đời lâu hơn cả Thăng Long – Hà Nội hay chùa Một Cột.

Đến Bắc Giang vãn cảnh chùa Vĩnh Nghiêm

Tọa lạc ở nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương, chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang có vị thế rất đẹp. Bao quanh chùa là một vùng núi non sông nước nên không gian nơi đây luôn tĩnh lặng và trang nghiêm.

Được xây dựng từ thời Lý, đến thời Trần, chùa Vĩnh Nghiêm giữ vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa Phật giáo khi trở thành nơi tu hành của các bậc cao tăng. Đỉnh cao nhất là ba vị Tam tổ của thiền phái Trúc Lâm là Thượng Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang đều thụ giới ở chùa Vĩnh Nghiêm, lấy nơi này làm trung tâm Phật giáo thời Trần để đào tạo tăng đồ và xếp đặt tăng chức, chỉ đạo các chùa trong cả nước. 

Một góc chùa

17 thg 7, 2013

Biệt thự Phi Ánh - nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Đà Lạt có hàng ngàn ngôi biệt thự cổ, hầu hết đều do người Pháp xây dựng. Đã là người Pháp xây dựng thì hẳn là phải mang phong cách Pháp. Thế nhưng có một ngôi biệt thự - có lẽ là duy nhất - lại mang phong cách Tây Ban Nha. Đó là biệt thự Phi Ánh. Có tên này là do năm 1940, vua Bảo Đại đã mua biệt thự này từ một viên chức Pháp để tặng cho thứ phi Phi Ánh của ông.

Đây là một ngôi biệt thự đôi, mang số 1A và 1B đường Quang Trung, Đà Lạt - cách ga Đà Lạt vài trăm met ở phía đối diện, vì thế nếu bạn đến ga để đi tàu lửa thì trong thời gian chờ tàu có thể thả bộ qua tham quan.

Biệt thự làm bằng đá granit, mang dáng vẻ cổ kính, thanh lịch, gồm 2 tòa nhà nối nhau bằng một hành lang vòng cung. Nó gợi cho ta nhớ tới những lâu đài ở châu Âu thời trung cổ. Đến đây bạn sẽ có rất nhiều góc chụp ảnh rất thú vị.


Tòa biệt thự bên trái

Ăn hà tiện ở Mỹ Tho

Khi cụm từ “du lịch bụi” hoặc “phượt” chưa thịnh hành, hơn chục năm trước, tại thành phố mang tên “cô gái đẹp”1 của Tiền Giang, đã có vài hàng quán phục vụ theo tiêu chí: ngon, rẻ.
Tuy nhiên, hà tiện không có nghĩa keo kiệt. Mà là tiêu xài tiết kiệm ở mức hợp lý. Muốn vậy, bạn phải có một thổ địa tốt.

Thăm “chị” của phở

Có dịp về thành phố trung tâm nhỏ bé này, cạnh con sông Tiền thơ mộng, bạn đừng quên món hủ tíu lừng danh. Tất nhiên, không phải tiệm nào cũng bán ngon. Địa chỉ tin cậy có quán chú Dìn, ở góc đường Lê Lợi - Lê Thị Phỉ, cạnh chợ Hàng Bông cũ, nay là chợ trái cây Mỹ Tho, thuộc phường 1. 


Danh trấn món cá cóc kho lạt. Ảnh: Tấn Tới 

Ba khía, khoai lang nấu món ăn nhớ đời

Ai đã từng ăn món mắm sống với khoai lang nấu xin hãy thưởng thức thêm món ba khía với khoai lang để tận hưởng hết mùi vị đặc trưng của hương đồng cỏ nội. Có thể nói đây là món ăn dân dã, quê mùa nhưng trong món ăn đã chất chứa một tình quê bát ngát. 


Ba khía muối (mắm ba khía). 

Nhà văn Sơn Nam đã từng gọi đó là những món ăn đậm đà phong vị thời khẩn hoang. Ông cha ta đã dày công trải nghiệm mới đúc kết thành những món ngon độc đáo như thế. Người chỉ ăn một lần thôi cũng đủ nhớ đời.


Khám phá khu du lịch Thác Đa

Cách Hà Nội khoảng 60km về phía Tây, trong quần thể du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Tây như Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Suối Mơ...Khu Du lịch sinh thái Thác Đa rộng gần 100 ha với phong cảnh sơn thủy hữu tình, còn nguyên vẻ hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, được đánh giá là khu giải trí lớn nhất, hấp dẫn nhất miền Bắc.

Nơi đầu tiên du khách đặt chân đến là “Khu vườn lịch sử”, có đền thờ vua Hùng, với cặp bánh chưng bánh dày của Lang Liêu, có vườn tượng mô tả cảnh hai bà Trưng cưỡi voi đánh giặc Nam Hán, có Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời…

Theo con đường dốc mát rượi dưới những hàng cây cổ thụ, du khách có thể ghé vào “Khu vườn cổ tích” thăm “Đền thờ Tình yêu” của chàng trai nghèo Chữ Đồng Tử và nàng công chúa Tiên Dung, xem Thạch Sanh chém chằn tinh, thắp hương trong đền thờ Bà Liễu Hạnh để cầu xin những điều may mắn. Băng qua “Khu vườn Tao ngộ”, nơi có những hàng cây ăn trái quanh năm trĩu quả, mùa nào thức ấy (nhãn lồng, vải, nho, thảo quả, xoài, ổi, sapochê…), bạn sẽ đến “Làng thổ cẩm”, “Làng vẽ tranh”, chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tài hoa của các cô gái Thái hay những bức họa đặc sắc của các họa sĩ nổi tiếng. Từ đây, du khách bắt đầu cuộc thám hiểm Thác Đa. 

Thác Đa 

Khám phá “vịnh Hạ Long trên cạn”

Thoát khỏi cảnh hỗn loạn xe cộ của Hà Nội, vượt 100km là có thể đứng trước vùng trời nước mênh mông của vùng lòng hồ sông Đà tại Thung Nai, Hòa Bình.

Du khách khám phá lòng hồ sông Đà - Ảnh: HÙNG SƠN

Xuất phát từ 6g sáng để tránh tắc đường ở cửa ngõ thành phố, gần 8g chúng tôi đã đến thành phố Hòa Bình. Từ dốc Cun, 25km đường núi quanh co, gập ghềnh sẽ kết thúc ở bến Thung Nai.


Bềnh bồng suối Hoa

Ước ao mãi cuối cùng chúng tôi mới có dịp lên thăm suối Hoa (xã Hòa Phú, Hòa Vang, Đà Nẵng). Đúng 7g sáng, cả nhóm khởi hành, bỏ lại cái nắng nóng oi ả và nhịp sống sôi động đến mức bon chen nơi phố thị.

Thác nước nhỏ và chiếc chòi nghỉ chân thú vị của du khách - Ảnh: T.Ly 

Cách Đà Nẵng chừng 40km về phía tây, suối Hoa ẩn mình bên dòng sông Lỗ Đông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn hùng vĩ. Đường lên suối Hoa nhỏ, khá ngoằn ngoèo. Thỉnh thoảng gặp phải những đoạn đèo lởm chởm đá, những đoạn dốc lên dốc xuống với một bên là vách núi, một bên vực sâu thăm thẳm.

16 thg 7, 2013

Chùa nào nhậu nhiều nhất Việt Nam?

Sách Kỷ lục Việt Nam không có ghi kỷ lục này, nhưng theo Hai Ẩu thì đó là... chùa Ve Chai!

Chùa Ve Chai ở Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 8km, địa chỉ là: số 120, Tự Phước, Trại Mát, phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.



Photobucket
Chùa Linh Phước. Ảnh: Võ văn Tường, chụp cách đây hơn 10 năm.

Tên thiệt của chùa là chùa Linh Phước, nhưng dân ở đây quen gọi là chùa Ve Chai, vì ở đây có con rồng khổng lồ dài 49 met (chui vào bụng rồng được), vẩy rồng làm bằng 12.000 vỏ chai bia!