20 thg 1, 2013

Mặn mòi rong biển Lý Sơn

Ai đã một lần đến Lý Sơn (Quảng Ngãi) sẽ khó quên được hòn đảo phóng khoáng đầy nắng gió, những khung cảnh đẹp hoang sơ và những món ăn đặc sản biển mặn mòi như tấm lòng người dân huyện đảo.


Món gỏi rong biển đậm đà vị biển - Ảnh: K.N.

Đơn sơ từ thành phần nguyên liệu cho đến cách làm, thế mà mùi vị cứ ngấm ngầm thấm sâu trong nỗi niềm hoài nhớ, nhất là với những ai mới lần đầu nếm thử món ăn từ rong biển sau một chuyến vật lộn với sóng biển trên tàu ra đảo.


Mắm dơi Nước Chạch



Bà Phạm Thị Ngái (83 tuổi) mót con mắm dơi cuối cùng còn sót lại trong hũ, nói: "Dân mình quý mắm dơi lắm. Mùa săn dơi vừa rồi một con dơi bán được hai ngàn đồng đó". 

Cũng không ngon lắm đâu, chỉ là con dơi đem muối thôi mà! Nhưng nếu người làng mình mà không làm mắm dơi thì như không còn là con cháu của ông bà mình, không phải là người Nước Chạch nữa, chịu sao được!”. Chỉ đến khi từ giã ngôi làng heo hút giữa Trường Sơn thẳm sâu tôi mới cảm nhận được giá trị của loại mắm lạ này qua câu nói cũng như cách ứng xử với rừng thiêng của người làng Nước Chạch.

Nước Chạch là một làng vùng xa của xã Ba Xa, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi), được gọi theo tên của một con suối lớn vốn là con nước chính của một vùng rừng núi rộng bao quanh. Ở Ba Xa, nói đến Nước Chạch, người ta nghĩ ngay đến tập tục săn dơi làm mắm, và mắm dơi trở thành một “đặc sản” của làng Nước Chạch trong cộng đồng người Hre ở Quảng Ngãi.

Món ngon chân quê Quảng Ngãi

Nói đến du lịch Quảng Ngãi, nhiều người cho rằng dải đất miền Trung này không có gì để thưởng lãm. Song có lẽ ít người biết Quảng Ngãi có cả một vùng biển đảo kỳ thú phóng khoáng nắng gió để khám phá và hào phóng những món ăn ngon. 



Món cá kho lột da thịt chắc như thịt gà trông rất gợi thèm...

Ấn tượng nhất ở Quảng Ngãi chính là huyện đảo Lý Sơn với những cảnh đẹp núi lửa hùng vĩ ôm lấy bãi biển xanh ngời nắng gió và những món ăn mặn mòi khó quên. Những món ngon phải kể vào hàng "top ten" của huyện đảo đương nhiên là đặc sản biển. Ngay cả những món hải sản tưởng chừng quen thuộc, nhưng hương vị đồ biển của những món ấy trên đảo dường như mang vị tươi ngon khác biệt và cách xào nấu rất riêng.


Cá Căn nấu ngọt

Từ TP Quảng Ngãi đi xuống hướng đông tới Cổ Luỹ, qua cầu Phú Nghĩa là bạn đã đến với mảnh đất Nghĩa An (Tư Nghĩa) nhỏ hẹp xinh xinh như một hòn đảo nhỏ giữa mênh mông trời nước. Đến Nghĩa An bạn sẽ cảm nhận được cái vị mặn nồng của biển, được sống hoà mình vào giữa không gian mênh mông của trời mây, sông nước với những người dân chài mộc mạc, chân chất, và đặc biệt được thưởng thức những món ăn ngon được chế biến từ các loại hải sản mà người dân đánh bắt lên từ biển. Một trong các món ăn dân dã nhưng nếu bạn được một lần thưởng thức chắc hẳn cả đời bạn sẽ không bao giờ quên được- đó là món cá căn nấu ngọt.


Cá căn là loài cá có thể vừa sống ở cửa sông nước lợ, vừa sống ven bờ biển, thân hình dẹp tương tự như cá rô đồng nhưng mình trắng, có hai sọc đen chạy dọc trên thân. Việc đánh bắt cá căn mới nhìn tưởng đơn giản nhưng thực tế phải có "nghề" thì mới bắt được nhiều. Nếu bắt ở cửa sông thì cần vài tay lưới - nhưng ít người thích kiểu này vì ở cửa sông đa số chỉ có cá căn loại nhỏ cỡ hai ngón tay. Câu ngoài bờ biển có khi may mắn cũng vớ được vài chú cá căn cỡ nửa kí. 





Cá bống sông Trà kho tiêu

Từng được đi nhiều nơi, được thưởng thức món cá bống kho ở nhiều vùng sông nước, nhưng khi ăn món cá bống sông Trà kho tiêu tôi mới nhận ra hương vị vừa lạ lại vừa rất thân quen. 


Cá bông sông Trà kho tiêu. Ảnh: Thảo Nga 

Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đi qua tỉnh Quảng Ngãi trước khi đổ ra biển, sông Trà Khúc chỉ dài hơn 40 cây số, cá tôm không nhiều, cũng không to nhưng con nào ăn cũng ngon, đặc biệt là cá bống. Hằng năm, những trận mưa đầu hè từ thượng nguồn đổ về sông Trà mang theo một lượng lớn sinh vật phù du là thức ăn lý tưởng của cá, nên cá bống mùa nước rất béo.

Hương xưa Phổ Khánh


Nhiều du khách ghé Quảng Ngãi ăn cơm nấu niêu đất với cá bống kho tiêu trong trả (nồi đất), ăn bánh xèo nhân tôm đúc khuôn đất cứ hít hà khen ngon để rồi tìm về làng gốm truyền thống Trung Sơn, Vĩnh An, xã Phổ Khánh (Đức Phổ) tham quan...


Ông Trương Minh Long (bìa trái) chuyển sản phẩm gốm lên xe đi tiêu thụ

Làng gốm Trung Sơn và Vĩnh An nằm bên quốc lộ 1A, cách TP Quảng Ngãi hơn 50 km về hướng nam với những ngôi nhà ngói san sát. Đi một quãng lại gặp một ngôi nhà có thợ thủ công đang nhào đất, chuốt hoặc phơi sản phẩm. Chiều xuống, từ những lò gốm đang nung màu khói lam tỏa lên như ôm ấp những mái nhà.

Về thăm ngọn nguồn khởi nghĩa Ba Tơ

Về huyện miền núi Ba Tơ, không chỉ tìm về ngọn nguồn của đội du kích Ba Tơ được thành lập năm 1945 góp phần không nhỏ trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám và Quốc khánh 2-9, du khách còn có dịp lướt qua những cung đường đèo ngoạn mục, ngắm nhìn những ruộng lúa, nhà sàn bình yên dưới chân đồi của đồng bào dân tộc H’Re...


Nhà sàn và ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc H’Re ở xã Ba Tô, huyện Ba Tơ

Từ TP Quảng Ngãi lên huyện lỵ Ba Tơ nếu đi theo trục quốc lộ 1A, du khách đến ngã ba Thạch Trụ rồi ngược đường lên theo quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Kontum trên chiều dài khoảng 60km; hoặc đi tắt theo trục đường qua huyện Nghĩa Hành lên đèo Đá Chát rồi nhập vào quốc lộ 24, sau đó ngược đường lên nhưng rút ngắn được khoảng 10km. 


Khám phá đảo Lý Sơn



Dân cư trên đảo Lý Sơn sống chủ yếu bàng nghề đánh bắt hải sản. Ảnh: Anh Quân


Nằm cách đất liền khoảng 25 cây số chim bay, huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi có ba xã là An Vĩnh, An Hải và An Bình với tổng diện tích 9,97 ki lô mét vuông, gồm hai hòn đảo gọi là đảo Lớn và đảo Bé, cách nhau chừng 2 hải lý. Mặc dù nằm biệt lập giữa biển, huyện đảo Lý Sơn có nhiều di tích và phong cảnh đan xen giữa núi và biển là những điều thú vị ở huyện đảo nhỏ bé này.

Con đường dẫn đến cảng Sa Kỳ rất hẹp, chỉ một xe ô tô 45 chỗ là đã choán hết con đường. Chợ hải sản ở ngay bến cảng sau một đêm đi biển diễn ra rất tấp nập, nhưng chỉ đông đến khoảng 10 giờ sáng là tan. Từ cảng Sa Kỳ, huyện Sơn Tịnh, phải mất hơn một giờ đồng hồ đi tàu cao tốc chúng tôi mới tới được huyện đảo Lý Sơn. Tàu rẽ sóng đi rất nhanh thỉnh thoảng khiến những con cá bạc bay lên khỏi mặt nước như đùa giỡn với con tàu.


Trường lũy Quảng Ngãi - Trường lũy Hòa bình

Sáng 27-3, Tại khách sạn Petrosetco, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Đại sứ Trưởng đoàn liên minh các nước Châu Âu, đại diện Bộ Ngọai giao; Viện KH-XH Việt Nam; Viện KH- lịch sử Việt Nam; Trường Viễn Đông bác cổ Pháp phối hợp tổ chức Hội thảo chuyên đề “Lịch sử quan hệ kinh tế và dân tộc” đối với Trường lũy Quảng Ngãi.

Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định được xây dựng bằng đá và đất xen lẫn. (Ảnh: Báo Bình Định)

Tham gia hội thảo có phái đoàn các nước liên minh Châu Âu (EU), đại sứ các nước Châu Âu tại Việt Nam, một số nhà khoa học trong và ngoài nước, nhóm chuyên gia nghiên cứu chương trình Trường lũy và lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi…


19 thg 1, 2013

Vô chùa thăm cò

Chùa chính tên là Kompong Chrây, nhưng người Khmer gọi là chùa Mông Rầy (nghĩa là cây đa). Cổng chùa giống cái hang nên người Việt gọi là chùa Hang. Trong chùa có nhiều chim cò nên còn gọi là Chùa Cò. Hai Ẩu chỉ post lên đây hình chim cò ở chùa, nên ghi là chùa Cò cho tiện!