17 thg 1, 2013

Nam Cương - đồi cát ven biển Ninh Thuận



Đồi cát Nam Cương luôn thay đổi hình dạng trong ngọn gió biển.

Đồi cát Nam Cương thuộc địa phận xã Tuấn Tú, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) còn nguyên nét hoang sơ của mình, có lẽ một phần do chưa được nổi tiếng như các đồi cát ở Mũi Né (Bình Thuận), hay khai thác kinh doanh như Thuỷ Triều (Cam Ranh, Khánh Hòa). Nhờ vậy khách du lịch phương xa đến đây dễ thấy sự thú vị riêng của thiên nhiên vùng duyên hải này.

Con đường từ thành phố Phan Rang–Tháp Chàm (Ninh Thuận) đến đồi cát Nam Cương khá “vặn vẹo”. Vặn vẹo vì khi lên dốc lúc xuống đồi, nhiều đoạn chạy lòng vòng qua những xóm làng mà các bác tài luôn phải vất vả với những đàn dê, cừu thả rông với tiếng mõ trên cổ kêu vang lọc cọc ngộ nghĩnh, bước thong dong ngay trên những con đường đất nhỏ.

Khám phá vườn quốc gia Phước Bình


Khoảng 60km đi từ Phan Rang (Ninh Thuận), bạn sẽ có cơ hội khám phá sự kỳ bí của vườn quốc gia Phước Bình với những đỉnh núi cao ngất đầy mây mù. Mới hơn 2 năm thành lập, mọi thứ đều còn mới mẻ giống như vườn quốc gia non trẻ này.

Những dãy núi hùng vĩ phía bên kia thung lũng


Với 80% diện tích rừng tự nhiên, vườn quốc gia Phước Bình (thuộc tỉnh Ninh Thuận) nằm tiếp giáp với vườn quốc gia Bi Doup - Núi Bà tạo thành khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng lớn. Diện tích rừng nguyên sinh ở đây chủ yếu là rừng khộp, tổ thành của các loài thực vật thuộc họ dầu Dipterocaparceae và rừng thường xanh giáp với vùng núi cao Lâm Đồng.


Thực vật, theo thống kê chưa chính thức hiện vườn có 2.025 loài, 156 họ, 584 chi. Với 327 loài động vật, thuộc 94 họ, 28 bộ trong đó đã có 50 loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2000, bao gồm 23 loài thú, 14 loài chim, 13 loài bò sát và lưỡng cư với 29 loài nằm trong Sách đỏ thế giới IUCN năm 2006.


16 thg 1, 2013

Ao Bà Om - Trà Vinh

Ao Bà Om thuộc xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, nằm dọc theo quốc lộ 53, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 7km.

Gọi là ao, nhưng cái ao này hơi bị lớn! Ao Bà Om gần như hình vuông, mỗi cạnh khoảng 200 met (nên còn gọi là Ao Vuông). Bạn tính coi, như vậy diện tích mặt ao là 200 m x 200 m, bằng 4 ha! Hic, vậy mà kêu là cái ao!



Mặt nước ao Bà Om phẳng lì, chung quanh là những hàng sao, dầu cổ thụ, thật mát mẻ...


Độc đáo chợ quê: Phiên chợ gà con

Không họp bên trong đình chợ Nồi Rang (xã Duy Nghĩa, H.Duy Xuyên), chợ gà con chỉ nép mình khiêm tốn bên bãi cát trống tựa lưng vào chợ. Ấy thế mà suốt mấy chục năm qua, chợ gà con khi nào cũng rộn ràng, người tứ phương nườm nượp đổ về chợ để mua gà về làm giống. 

Nói đến độ đông đúc, đắt khách của chợ, một người bán gà con nói thế này: “Mỗi ngày, hàng ngàn gà con từ các xã thuộc huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, TP.Hội An được mang đến chợ thì cũng từng đó số gà con được xuất đi các nơi…”. 


Chợ gà con Nồi Rang mang nét khác biệt của chợ quê xứ Quảng - Ảnh: Hoàng Sơn 


Trảng cỏ Bù Lạch

Cách trung tâm huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước hơn 20km, ở xã Đồng Nai có một trảng cỏ xanh rờn đến mênh mông được bao bọc giữa những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, như cách biệt với thế giới bên ngoài. Đó là trảng cỏ Bù Lạch, một thắng cảnh mang đậm hơi thở của tự nhiên và luôn sẵn lòng níu chân du khách ghé thăm. 

Con đường đến với trảng cỏ Bù Lạch quanh co qua những đèo dốc uốn lượn trong rừng càng thôi thúc trí tưởng tượng của chúng tôi về một bức tranh thủy mặc có cả rừng lẫn trảng cỏ mênh mông giữa một vùng trời đất ngoạn mục. Đường đi ngày càng dốc và nhỏ lại, một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Hoa sim điểm xuyết một màu tím thơ mộng cho những hàng cây bên đường… Trong không gian vắng lặng, tiếng gió rì rào quyện lẫn tiếng chim rừng, một trảng cỏ xanh bỗng nhiên hiện ra như đang gợn sóng, uốn lượn trước mắt rồi trải rộng đến vô tận. 
Chấm phá trong sự kì diệu ấy là một bàu nước trong vắt, phản chiếu nền trời với mấy đám mây bồng bềnh đang lững thững trôi. Khung cảnh càng trở nên yên bình khi chúng tôi bắt gặp từng đàn trâu đang nhẩn nha gặm cỏ trên trảng cỏ bình yên và rộng lớn. Đằng xa, mấy chú nghé đang nô đùa, làm âm thanh từ những chiếc lon sắt rung rinh dưới cổ thay cho lục lạc vang lên như khúc nhạc trữ tình của núi rừng.


Đồng cỏ xanh xa tít tận chân trời.

Điều bình thường quý giá


Đà Lạt luôn quyến rũ mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng phải sống hay làm việc ở đây một thời gian tương đối dài người ta mới dần hiểu tại sao. Và mỗi người tự tìm ra một cách lý giải. 



Với Hùng, một người bạn từ Tp.HCM được phân công công tác dài hạn ở Đà Lạt, thì cái quyến rũ của Đà Lạt lại là những gì tưởng rất nhỏ nhặt. Một dây leo xanh, một bông hoa lẻ, một ánh nắng quái chiều hôm nhuốm vàng phố xá… Những chi tiết vu vơ như thế nhiều khi trở thành bình thường đến độ nghiễm nhiên đối với chính cư dân nơi đây. Nhưng với Hùng đó là một phát hiện đầy hưng phấn, không chỉ hấp dẫn đối với riêng anh mà còn khiến nhiều người khác cũng phải ngạc nhiên.

Nỗi nhớ dưới ngàn thông



Hơn 30 năm trước, sau khi tốt nghiệp Sư phạm Huế, dù có đủ điều kiện để được ưu tiên chọn nhiệm sở tại thành phố Đà Lạt, nơi tôi hằng mơ ước định cư, nhưng vì hoàn cảnh nên tôi đã nhận quyết định về Buôn Ma Thuột. Rồi không giữ được nghề gõ đầu trẻ những năm quá khó khăn, tôi cũng bỏ luôn ước mơ được chuyển đến dạy ở Đà Lạt.

Nhiều năm sau tôi mới có cơ hội lần đầu đến với thành phố ngàn hoa, nhân dịp vào Sài Gòn trên chuyến xe của một tài xế quen biết. Xe đến Đà Lạt khoảng nửa đêm, qua khung cửa đèo Prenn rồi hồ Xuân Hương hiện ra lờ mờ khiến tôi nôn nao, mắt dán vào cửa kính.

Đến nơi, chẳng có áo lạnh, tôi mặc thêm một chiếc áo chemise cho đủ ấm rồi bắt đầu khám phá vùng đất còn quá lạ lẫm với mình. Đà Lạt trong sương mờ lắc rắc như mưa phùn ở Huế đã kéo tôi đi lang thang suốt đêm như một kẻ mộng du, qua những đồi dốc miên man, đi và đi mãi dù co ro vì lạnh. Chỉ đến khi quá mệt tôi mới ngả mình ngủ vùi trên ghế đá nhà thờ Con Gà. Thức dậy, tôi lại tiếp tục đi mê mải cho đến chiều thì trở lại chợ Hòa Bình lên xe về Sài Gòn.


Không gian màu nguy hiểm


Đà Lạt là một bức tranh có bảng màu riêng. Rất nhiều màu xanh đủ sắc độ của trời và cây, những dải đỏ nâu của đất, điểm xuyết những đốm rực rỡ của vàng, đỏ, hồng, tím, cam… của nhà cửa và hoa. Những điểm màu vừa nóng vừa lạnh tưởng chừng đối chọi nhưng trộn lẫn vào nhau lại hoà thành những mảng lấp lánh chỉ có thế thấy trong tranh Ấn Tượng thế kỷ 19. 



Cả cái không gian màu ấy lại hồi vọng và khúc xạ nhiều lần nữa qua mặt nước phản chiếu và ánh lam mờ của sương sớm. Mọi điều bình thường nhất đặt trong bảng màu này đều nổi bật lên và rọi phóng những cảm xúc phi thường. Đà Lạt nhìn đâu cũng đẹp cho nên chẳng có gì ngạc nhiên khi bất kỳ ai đặt chân đến đây đều mang về vô số những bức ảnh. Chẳng ai đếm được bao nhiêu cặp uyên ương khắp nơi đã chọn Đà Lạt làm nơi chụp bộ ảnh cưới của họ. Và cũng dễ hiểu khi hầu hết bộ phim quay ngoại cảnh ở Đà Lạt đều là những phim tình cảm.

Ga Đà Lạt những điều chưa biết


Ga Đà Lạt hiện lên với một kiến trúc độc đáo, một hình ảnh rất quen thuộc đối với người Đà Lạt. Từ cổng đi vào ta dễ dàng bắt gặp toàn cảnh nhà ga với một lối kiến trúc như hình đỉnh núi: ba đỉnh chóp hình tam giác như những đỉnh núi Lang Biang vây quanh xứ lạnh này.




Đầu máy cổ ở ga Đà Lạt - Ảnh: Internet

Ga Đà Lạt được gắn liền với tên tuổi một kiến trúc sư người Pháp tên là Moncet. Năm 1932, kiến trúc sư Moncet cùng đồng nghiệp của mình là Reveron đã thiết kế và thi công ga hỏa xa Đà Lạt. Sau 5 năm thi công (vào năm 1936), nhà ga hoàn thành.


Bí ẩn ngôi biệt thự của thứ phi Phi Ánh



Ngôi biệt thự đôi xây dựng bằng đá granit (tọa lạc tại số 1A và 1B, đường Quang Trung, P.9, Đà Lạt) hàng chục năm qua hoang tàn, chẳng ai ngó ngàng tới. Chỉ đến khi UBND tỉnh Lâm Đồng cho Công ty TNHH Hoài Nam (Hà Nội) thuê để trùng tu khai thác du lịch mới được dư luận quan tâm bởi những bí ẩn xung quanh ngôi biệt thự này.

Tòa biệt thự với hai ngôi nhà tách biệt được nối liền bằng một hành lang bán nguyệt được xây dựng vào năm 1928, mô phỏng kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha nên nhìn bề ngoài có nhiều điểm khác biệt với hàng ngàn ngôi biệt thự kiến trúc Pháp hiện có ở Đà Lạt. Điều dễ nhận thấy ngôi biệt thự này có rất nhiều cửa sổ nhỏ xung quanh tường nhà, toàn bộ ngôi biệt thự có hàng chục cửa sổ và cửa ra vào hình dạng không giống nhau.