Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Mông. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 10, 2017

Mê mẩn Xím Vàng

Đến mùa lúa chín năm nay, chúng tôi tìm đến và khám phá vẻ đẹp của Xím Vàng - xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Sơn La), một phần thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa. 

Vẻ đẹp của Xím Vàng - xã vùng cao của huyện Bắc Yên (Sơn La) 

Người Mông ở Xím Vàng nói riêng và đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc nói chung chỉ trồng được một vụ lúa trên thửa ruộng bậc thang từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Đến Xím Vàng vào thời điểm này, chúng tôi tha hồ ngắm sắc vàng bạt ngàn và chụp ảnh thỏa thích.

17 thg 9, 2017

Ném pao - trò chơi độc đáo của người Mông

Ném pao (pó po) - trò chơi dân gian truyền thống đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Trò chơi ném pao của người Mông là một trong những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của tộc người.

Độc đáo trong cách chơi


Quả pao hay còn được gọi là “Lu po” được khâu nối các miếng vải lanh thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh hoặc bông vải. Ngày nay, để tạo sắc màu cho quả pao, các thiếu nữ Mông còn dùng thổ cẩm của người Thái, hay lụa tơ tằm để tạo sự mềm mại cho quả pao. Quả pao được tạo nên từ những đôi bàn tay khéo léo tỉ mỉ của các cô gái Mông. Pao của các thiếu nữ thường to, màu sắc bắt mắt và sặc sỡ hơn, còn pao của các cô bé mới lớn đơn giản hơn, bé hơn và có màu đen.

Tết Mông ở Tà Xùa. 

9 thg 9, 2017

Giản dị nam phục người Mông

Nam phục của người Mông còn giữ lại nhiều nét chung nhất giữa các nhóm Mông. Bộ nam phục Mông được may bằng vải nhuộm chàm của người hay đen của người Thái, Tày hay vải lanh, vải láng đen mua ở chợ.

Bộ quần áo nam giới gồm quần, áo ngắn, thắt lưng, khăn bịt đầu. Trong hầu hết các dân tộc vùng núi thì người Mông còn giữ lại lâu bền bộ y phục của mình. Trong khi đó, nam giới các dân tộc khác hầu như ăn mặc giống người Kinh. Quần của nam giới may kiểu quần chân què, cạp rộng lá tọa, đũng quần rất thấp, cạp được dắt sang một bên rồi dùng thắt lưng vải hoặc da thắt lại cho chặt. Vì là quần đũng thấp, ống lại rộng nên khi mặc, quần của nam giới Mông có dáng nét riêng, không thể pha trộn với bất kì dân tộc nào.

1 thg 7, 2017

Người Mông vui hội Gầu Tào

Hội Gầu Tào của người Mông ở Mường Khương, Lào Cai thường được tổ chức vào khoảng 3-6 tết âm lịch hàng năm, là tập tục văn hóa lâu đời gắn với những sinh hoạt văn hóa chung mang đầy bản sắc của người người dân nơi đây. 

Mục đích của hội Gầu Tào là cầu mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu. Hội cũng là nơi cho người già trong vùng đến gặp nhau để chúc thọ, cầu phúc cho con cháu và là dịp để các chàng trai, cô gái người Mông du xuân gặp mặt, cầu hạnh phúc cho cả năm.

Vào ngày hội, đồng bào dân rộc Mông trong vùng tụ họp dưới gốc cây nêu, được dựng tại một khoảnh đất bằng phẳng trên núi. Tất cả các hoạt động của lễ hội đều diễn ra xung quanh cây nêu - cây thiêng trong ngày hội. Theo quan niệm của người Mông, cây nêu như là cầu nối giữa những vị thần linh với họ. Trước hội, người ta lựa cây tre thẳng, đẹp làm cây nêu. Trên đỉnh cây nêu có buộc dải vải lanh có hai màu đen đỏ. Vải lanh là điểm lành, mang đến may mắn cả năm cho cả vùng.

Vào ngày hội Gầu Tào, rất đông đồng bào Mông ở quanh vùng tụ họp dưới gốc cây nêu mới dựng vui hội.

19 thg 6, 2017

Người Mông ở Đồng Văn se lanh dệt vải

Từ bao đời nay, công việc dệt vải từ lanh đã trở thành biểu tượng cho sự cần cù, dẻo dai, khéo léo của phụ nữ Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Những bộ váy áo sắc màu vui tươi, rực rỡ như tô điểm thêm cho sức sống của người Mông trên chập chùng núi đá tai mèo. 

Người Mông ở Đồng Văn dệt trang phục truyền thống từ sợi cây lanh. Không chỉ là để phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày, phụ nữ Mông nơi đây còn coi đó là công việc truyền thống, là tinh hoa văn hóa tạo nên sự khác biệt trong cách ăn mặc với các dân tộc khác trong vùng.

Ở Đồng Văn, hầu hết phụ nữ biết se lanh, dệt vải và tự may trang phục cho cả gia đình. Ngay cả những bé gái cũng bắt đầu học từ bà, từ mẹ chuyện may vá từ rát sớm.

Cây lanh sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô, tước vỏ rồi cho vào cối để giã cho mềm. Sau đó người ta bắt đầu thực hiện công đoạn mất nhiều thời gian nhất là nối sợi. Hình ảnh dễ bắt gặp nhất ở nơi đây là những người phụ nữ Mông luôn tay tranh thủ nối sợi trước cửa nhà, trên đường lên rẫy, đi chợ.... Ở công đoạn tưởng chừng đơn giản này lại đòi hỏi sự bền bỉ, khéo léo, kỹ thuật chính xác nâng đến tầm nghệ thuật.

15 thg 3, 2017

Ghé Hà Giang tìm lanh thổ cẩm nổi danh cả trời Tây

Sản phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông (Hà Giang), thấm đượm tinh thần văn hóa Việt đã trở nên nổi tiếng trong nước và quốc tế.

Hà Giang ngoài khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ còn nổi tiếng với vải lanh thổ cẩm được sản xuất bởi HTX lanh Lùng Tám (thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ).

7 thg 3, 2017

Độc đáo ngày Tết Nào Pê Chầu của người Mông

Tết cổ truyền “Nào Pê Chầu” của người Mông được lưu truyền qua bao đời nay góp phần tô đậm thêm tình đoàn kết trong cộng đồng, đồng thời đây là dịp để các gia đình thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, đất trời đã phù hộ cho mùa màng bội thu, con cháu có sức khỏe, cuộc sống bình yên, hy vọng vào năm tới cuộc sẽ tươi đẹp hơn.

Khi thời khắc giao mùa sắp đến, năm cũ qua đi để đón mừng sang một năm mới, không khí vui tươi nhộn nhịp đã tràn ngập trong khắp bản làng của người Mông, các gia đình bắt đầu mổ lợn để chuẩn bị đón tiếp anh em họ hàng đến ăn mừng trong dịp Tết cổ truyền.

Đến tối ngày 29, các gia đình bắt đầu ngâm gạo nếp để đến sáng sớm ngày 30 sẽ giã bánh dày. Đây là loại bánh không thể thiếu trong mâm cúng nhân dịp Tết của người Mông. Sau khi bánh dày vừa được giã nhuyễn, người ta nặn một cái đầu tiên để cúng cùng với mâm cúng tất niên, sau đó nặn một cái to nhất vừa đầy cái mẹt để mồng 3 Tết cúng mời tổ tiên.
Tết Nào Pê Chầu của người Mông được diễn với nhiều nghi lễ, gồm: Lễ quét bồ hóng, Lễ cúng Xử Ka, Lễ cúng tất niên, Lễ lấy nước lộc năm mới và Lễ hạ mâm.

4 thg 3, 2017

Tái hiện lễ Xử Ca của người Mông

Tết cổ truyền - Nào pê Chầu là một lễ hội đặc trưng, tiêu biểu nhất về văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, thôn, bản để cùng nhau ôn lại và trao đổi kinh nghiệm sau một năm lao động sản xuất, tô đậm tình đoàn kết trong cộng đồng, là dịp để các gia đình thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho mùa màng bội thu, con cháu có sức khỏe, cuộc sống bình yên qua đó cầu mong năm mới cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Thầy cúng (chủ nhà) làm lễ cúng bàn thờ Xử Ca. 

Vào ngày Tết cổ truyền “Nào pê Chầu”, bên cạnh thờ cúng tổ tiên, hệ thống ma nhà, trong năm mới người Mông (Điện Biên) rất coi trọng việc thờ cúng bàn thờ “Xử Ca”. Bàn thờ “Xử Ca” là ma có vị trí quan trọng trong hệ thống các ma nhà của người Mông, gắn liền với sự giàu có nhất là tiền bạc. Nơi thờ “Xử Ca” ở gian giữa nhà. Chỗ thờ được dán một miếng giấy màu trắng và cắm 3 hoặc 5 túm lông gà được bôi ít máu gà. 

19 thg 1, 2017

Trẻ em H'Mông xúng xính đón tết ở Mộc Châu

Không khí Tết người H'Mông ở Mộc Châu (Sơn La) vừa rực rỡ sắc màu với trang phục dân tộc, vừa nhộn nhịp bởi trẻ em và người lớn đều ăn uống, vui chơi .

Đến Việt Nam dịp Tết du khách không thể bỏ qua cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và văn hóa phong phú. 

26 thg 12, 2016

Nơi hội tụ văn hóa người Mông

Trong văn hóa tộc người Mông, hội Lào Sồng có nghĩa là hội thề hay hội xây dựng hương ước. Người Mông ở 13 tỉnh, thành trong khắp cả nước đi dự Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II diễn ra tại Tp. Hà Giang tâm niệm như đi hội Lào Sồng với lời thề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của tộc người. 

Cái lý người Mông 

“Người Mông tao có cái câu rất hay là “người đồng tộc”. Người đồng tộc không hiểu theo cái hiểu của người Kinh đâu, không chỉ là người cùng họ hàng, dòng tộc đâu, mà là cách gọi chung người Mông sinh sống trên mọi miền của Việt Nam. Nên khi đến Ngày hội văn hóa dân tộc Mông tại Hà Giang tao vui lắm, vui vì đặc gặp nhiều “người đồng tộc”. Ông Giàng A Của ở xã Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) hồ hởi nâng chén rượu ngô bắt chuyện khách lạ giữa không gian rực rỡ váy áo Mông trong Ngày hội.

Tâm sự của ông Của cũng là tâm sự chung của hơn 500 nghệ nhân, diễn viên người Mông đến Ngày hội từ 13 tỉnh trong toàn quốc. Khắp quảng trường Tp. Hà Giang nhộn nhịp các hoạt động, góc này thì là phần trình diễn cách chế tạo khèn, góc kia thì í ới tiếng mời gọi nhau uống rượu ngô ăn thắng cố, nơi thì vang tiếng lạch cạch của khung cửi phụ nữ dệt vải lanh, lúc lại réo rét tiếng khèn gọi bạn, thi thoảng rộn ràng tiếng thanh la, tiếng chiêng trong đám cưới...

Sân khấu Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ II.

13 thg 10, 2016

Người Mông Nghệ An rảnh rỗi là ... ném pao tìm người yêu

Đồng bào Mông có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như múa khèn, chơi quay,... nhưng phổ biến nhất vẫn là trò chơi ném pao tìm người yêu.

Trước đây trò chơi chỉ diễn ra vào các dịp lễ tết, còn hiện nay, hễ có thời gian nhàn rỗi là người Mông tổ chức ném pao.

Nguyên nhân là bởi trò chơi đậm chất cộng đồng này không mất nhiều công đoạn chuẩn bị, mà đơn giản chỉ cần có quả pao.

Ném pao nhìn qua tưởng chừng đơn giản chỉ là việc người tung người bắt, hình thức như một cuộc thi giữa hai đội. Tuy nhiên, có một "luật ngầm" trong trò chơi này, đó là thích ai, các cô gái, chàng trai sẽ tung quả pao của mình về phía người đó. Nếu tình cảm với nhau, họ sẽ bắt quả pao đó bằng mọi cách; ngược lại, họ sẽ nhường pao cho người khác bắt hoặc để pao rơi.

Chính vì vậy, trò chơi này là phương tiện được các chàng trai, cô gái người Mông ở Nghệ An lựa chọn để chơi, qua đó tìm được những người bạn tâm giao, những tình yêu đôi lứa.

Những cô gái Mông ở Huồi Giảng, Kỳ Sơn váy áo sặc sỡ tham gia trò chơi ném pao. 

21 thg 9, 2016

Độc đáo chiếc 'tra khi' của người Mông

Ngoài chiếc gùi dùng để lên nương rẫy bế ngô, lúa… người Mông Nghệ An còn có một dụng cụ đặc biệt nữa gọi là “tra khi” (bế phẳng). Đây là vật dụng có từ lâu đời trong cộng đồng người Mông dùng để bế các vật nặng và dài.

Trên các bản làng người Mông Nghệ An, gia đình nào cũng có vài ba chiếc "tra khi" dùng để gùi bế các vật nặng và dài. 

8 thg 9, 2016

Sự tích cảm động về chiếc khèn Mông

Chiếc khèn tồn tại lâu đời và mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng người Mông Nghệ An. Xung quanh chiếc khèn ấy còn chứa đựng câu chuyện cảm động về tình ruột thịt, anh em.

Đang ngồi lau chùi lại chiếc khèn lớn treo trên vách nhà, già làng Lầu Xái Phia (bản Nậm Khiên – Nậm Càn – Kỳ Sơn) bảo rằng: “Đời sống của người Mông không thể tách rời khỏi tiếng khèn. Tiếng khèn là tiếng nói của người Mông ta đó”.

Cây khèn luôn gắn bó với cuộc sống người Mông ở miền Tây xứ Nghệ. 

13 thg 7, 2016

Những bí quyết độc đáo trong nghề rèn của người Mông

Nghề rèn của người Mông đã có từ lâu đời. Dưới bàn tay khéo léo của người đàn ông Mông đã tạo nên những con dao, lưỡi cuốc sắc bén, có độ bền cao lưu giữ được nét nghề truyền thống của dân tộc mình.

Những nông cụ làm rẫy như cuốc, dao, rìu của người Mông đều được rèn công phu, nước thép tôi rất tốt, có thể chặt được những cây thân gỗ cứng, phù hợp với phát nương, làm rẫy. 

6 thg 7, 2016

Độc đáo khèn Mông

Từ bao đời nay, chiếc khèn là nhạc cụ không thể thiếu được của đồng bào Mông. Chiếc khèn gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa tinh thần, có mặt trong tất cả các ngày lễ, tết, là công cụ chuyển tải những cảm xúc buồn, vui của đồng bào Mông.

Tiếng khèn Mông lúc vi vút, xào xạc như cây rừng gặp gió, lúc véo von tựa chim trên đỉnh núi cao, lúc lại ào ào như thác đổ. Những dịp hội hè, hay trong các tang lễ họ đều đến thổi với những điệu khác nhau. 

Trang sức bằng bạc độc đáo của người Mông Nghệ An

Trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở miền Tây Nghệ An, bạc trắng chiếm một vị trí rất quan trọng. Từ của cải được cất bằng bạc nén tới những bộ trang phục truyền thống được đính kèm bạc đã thể hiện rõ nét văn hóa riêng có của bà con.

Trước đây, đồng bào dân tộc Mông ở miền Tây Nghệ An có tục thách cưới bằng bạc trắng. Cứ một đám cưới, nhà trai phải đi lễ cho nhà gái 2 thỏi bạc nén và 2 đồng bạc Kip. Đến năm 2002, tục này đã được bỏ, nhưng bạc trắng vẫn gắn liền với đời sống của bà con nơi đây. 

3 thg 7, 2016

Vì sao người Mông ở Nghệ An dùng dao có mũi nhọn?

Cũng như các cộng đồng người Mông ở các vùng miền khác, người Mông ở trên địa bàn miền Tây Nghệ An vẫn còn lưu giữ được những nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình.

Cuộc sống quanh năm trên núi cao đã buộc phải sử dụng những vật dụng đặc trưng để mưu sinh và chống chọi với điều kiện, môi trường sống khắc nghiệt. Và người Mông đã tạo ra chiếc dao nhọn riêng có cho dân tộc mình. Không chỉ có vậy, với sự khéo léo của mình, những người thợ thủ công trên miền rẻo cao đã thực sự thổi hồn vào các sản phẩm "thép nung" độc đáo từ nghề rèn.

Những chiếc dao của người Mông có mũi nhọn như 1 thanh kiếm có nguồn gốc lịch sử sâu xa từ các cuộc thiên di và đấu tranh sinh tồn của họ. 

7 thg 2, 2016

Cao thủ võ khèn cuối cùng trên cao nguyên trắng

Võ khèn là một môn võ cổ truyền của đồng bào H’Mông, nhưng theo thời gian, người theo học một ít đi... Hiện ở vùng đất của huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) chỉ còn một cao thủ. 

Ông Hồ thi triển một đường đánh của môn võ khèn 

Ở vùng cao nguyên huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) vốn được biết đến với những thửa đất ngút tầm mắt một màu trắng toát của hoa mận. Ấy vậy người ta mới gọi là cao nguyên trắng. Nhưng không chỉ nổi danh với loài mận, trên cao nguyên trắng đất Bắc Hà, lâu nay người dân vẫn đồn đại về tam đại cao thủ môn võ khèn quyền của người H’Mông. Ấy nhưng, 2 bậc kỳ phùng đã quy ẩn giang hồ, còn lại một cao thủ đó là ông Lý Seo Hồ, ở xã Bản Phố (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

24 thg 1, 2016

Người H'Mông rộn ràng đón Tết

Khi những cánh hoa đào đầu tiên trên núi đá bung sắc đỏ báo mùa xuân về, người H'Mông ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La lại tưng bừng chuẩn bị các nghi thức, nghi lễ cho ngày Tết.

Tết của người H’Mông rơi vào khoảng cuối tháng 1 (đầu tháng Chạp âm lịch), kéo dài trong 15 ngày với nhiều sinh hoạt cộng đồng mang đậm nét văn hóa dân tộc. 

21 thg 1, 2016

Sin Súi Hồ - Bản du lịch cộng đồng ẩn mình trong núi rừng Tây Bắc

Chỉ cần đến Sin Súi Hồ một lần, bạn sẽ muốn quay trở lại cùng những con người chất phác, hồn hậu nơi đây...

Bản du lịch cộng đồng Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu là một điểm du lịch mới, hấp dẫn bởi vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, những nếp nhà giấu mình trong vách núi chứa đựng các giá trị văn hóa độc đáo. Chỉ cần đến một lần, bạn sẽ muốn quay trở lại cùng những con người chất phác, hồn hậu và cách làm du lịch chuyên nghiệp của đồng bào Mông nơi đây. 


Cách trung tâm thành phố Lai Châu 35km, chênh vênh trên độ cao 1.400 mét, xã Sin Súi Hồ- huyện Phong Thổ, nói theo tiếng địa phương là “Suối có vàng”, là một một bản đồng bào Mông sinh sống lâu đời.