Hiển thị các bài đăng có nhãn chợ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chợ. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 7, 2023

Chợ cá lớn nhất Quảng Nam trước bình minh

Khoảng 4h, ngư dân ở chợ cá Tam Tiến lớn nhất Quảng Nam đã bắt đầu một ngày bận rộn với những mẻ cá mới đánh bắt từ biển về.


Tam Tiến là một xã thuộc huyện Núi Thành (Quảng Nam), cách Thành phố Tam Kỳ 17 km và cách TP Hội An khoảng 45 km.

Khoảng hơn 15 năm trước, Tam Tiến chỉ là nơi neo đậu của tàu, thuyền. Sau khi số lượng tàu đánh cá tăng lên, thương lái cũng tập trung về đây nhiều hơn để mua cá tươi, dần hình thành khu chợ sầm uất như hiện nay, anh Trần Văn Ý, dân bản địa chia sẻ.

8 thg 7, 2023

Chợ Đầm tròn Nha Trang - 'đóa sen' cổ kính giữa lòng phố biển

Chợ Đầm tròn (TP Nha Trang, Khánh Hòa) là công trình có kiến trúc độc đáo, mang dấu ấn lịch sử, trở thành một địa chỉ tìm đến của du khách mỗi khi đến với thành phố biển này.

Chợ Đầm tròn nhìn từ trên cao như một bông sen - Ảnh: MINH CHIẾN

6 thg 7, 2023

Chợ bò Tà Ngáo hôm nay

Khu chợ ấy, giờ không còn nữa. Hay nói đúng hơn, khu chợ không còn như nó đã từng tồn tại cả chục năm trước. Điều đó để lại hụt hẫng cho người mua, kẻ bán, lẫn khách phương xa đến tham quan. Bù lại, khu chợ “chuyển đổi” sang hình thức mới - hiện đại hơn, vệ sinh hơn, nhỏ gọn hơn...


Chợ bò Tà Ngáo (phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) từng được biết là khu chợ mua bán bò lớn nhất miền Tây. Địa phương giáp biên giới Campuchia này có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống, nên phát triển nghề nuôi bò thịt, bò sinh sản, bò đua trong lễ hội, bò kéo xe… Dịch COVID-19 đã làm gián đoạn quá trình mua bán, nhập bò từ Campuchia về Việt Nam. Lẽ tất nhiên, chợ phải ngừng hoạt động, im ắng mấy năm nay.

1 thg 6, 2023

Sắc màu ở chợ cá Bình Minh

Khi bình minh dần ló rạng phía chân trời, cũng là lúc chợ cá Bình Minh (xã Bình Minh, H.Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) nhộn nhịp phiên chợ mới.

Không khí tấp nập, khẩn trương chợ cá Bình Minh bắt đầu từ lúc mặt trời chưa ló dạng. Dưới biển, những chiếc thuyền thúng nô nức cập bến thì trên bờ cũng là lúc những phụ nữ với quang gánh sải bước vội vã trên bãi cát.

Ngư dân miền biển xứ Quảng vào cuộc mưu sinh ở chợ cá Bình Minh với những thanh âm rộn rã, sắc màu tươi vui…

Dưới cảnh sắc rực đỏ khi mặt trời dần ló rạng, tàu thuyền cũng cập bến để chuyển hải sản sang các thúng nhỏ mang vào bờ tiêu thụ. Ảnh: NGUYỄN TRÌNH

8 thg 2, 2023

Độc đáo chợ phiên Hùng Lợi cuối năm

Không ai còn nhớ chợ phiên Hùng Lợi (Yên Sơn) có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, vào ngày thứ 7 hằng tuần, họp chợ, tất cả mọi người từ già đến trẻ đều tạm gác lại công việc đang làm để đi chợ. Đặc biệt, phiên chợ ngày cuối năm, đồng bào các dân tộc đến chợ không chỉ để mua bán, mà quan trọng hơn cả là giá trị tinh thần.

Họ đến chợ để gặp gỡ, trò chuyện và tâm sự với nhau, khoe những bộ áo váy đẹp, đặc sản là những nông sản làm ra như mộc nhĩ, nấm hương, măng, rau, lợn, gà, gạo nếp nương... Đi chợ phiên ngày Tết đã trở thành nét đẹp, độc đáo của người dân trong vùng mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Người dân mua hạt rau giống chuẩn bị cho vụ mới.

Chợ phiên vùng cao

Không giống chợ ở trung tâm thành phố, thị trấn, chợ vùng cao họp theo phiên, có khi cả tuần, nửa tháng mới có một phiên. Và không phải xã nào cũng có chợ, nên phiên chợ ở đây rất quý, thu hút đông đảo khách trong vùng, các xã giáp ranh, nhất là dịp gần Tết. Ở huyện vùng cao Lâm Bình, chợ có ở thị trấn Lăng Can, xã Thượng Lâm, xã Phúc Yên, xã Hồng Quang, xã Thổ Bình. Còn ở huyện Na Hang chợ có ở thị trấn Na Hang, xã Đà Vị, xã Yên Hoa.

Ngay từ sáng sớm, các con đường dẫn vào chợ vẫn chìm trong mây, chỉ nhận rõ tiếng cười nói, trao đổi hàng hóa nhộn nhịp. Gần xế trưa, ánh nắng của ngày mới bắt đầu le lói. Phải nói rằng không khí Tết vùng cao xuất hiện ở các chợ là sớm nhất. Chị Nguyễn Thị Lành, một lái buôn từ thành phố Tuyên Quang mang hàng Tết bán ở chợ xã Hồng Quang (Lâm Bình) cho biết, ở chợ vùng cao thường có hai loại hàng trao đổi hai chiều. Một là các mặt hàng thiết yếu như muối, nước mắm, dầu hỏa và bánh kẹo phục vụ Tết ở dưới xuôi mang lên. Hai là hàng hóa nông sản của bà con mang bán như lợn, gà, lá dong, mộc nhĩ, măng khô. So với các phiên chợ trong năm, chợ gần Tết bao giờ cũng đông, phong phú mặt hàng.

Chợ phiên vùng cao có nhiều sản vật địa phương ngon, độc đáo.

Phiên chợ lá 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Phiên chợ độc đáo có một không hai ở Tây Ninh, đó là người mua hàng bằng lá thay tiền. Nghe tưởng chuyện đùa nhưng đó lại là sự thật - phiên chợ lá ở Tây Ninh.

Ngày 5.2.2023 (tức ngày 15 tháng giêng), phiên chợ lá ở Tây Ninh lại nhộn nhịp, thu hút hàng ngàn người dân khắp nơi đến chợ. Phiên chợ lá kỳ lạ ở chỗ, người đi chợ không dùng tiền mà dùng lá cây để mua thức ăn, nước uống... Thế nên, người ta mới gọi phiên chợ này là "chợ tiên" hay "chợ lá".

Ở phiên chợ lá, người mua không dùng tiền mà dùng lá cây để mua thức ăn, nước uống và ai cũng có thể mua. Ảnh: GIANG PHƯƠNG

7 thg 2, 2023

Chợ Lá ở Đà Nẵng: Mỗi năm họp một lần và chỉ bán duy nhất mặt hàng lá

Cứ vào khoảng 22 tháng Chạp, ở Đà Nẵng lại rộ một màu lá xanh mướt mắt cùng màu trắng ngà của sợi lạt. Chợ chỉ họp mỗi năm một lần nhưng đã trở thành nét đẹp chân quê điểm xuyết giữ lòng phố thị, phục vụ cho người dân gói bánh cổ truyền, dâng cúng tổ tiên. Đó là chợ lá.

Theo các tiểu thương, không ai biết chợ hình thành từ lúc nào. Chỉ biết mỗi năm chợ chỉ họp một lần từ ngày 22 tháng Chạp đến 29 Tết. Từ 5 giờ sáng, các tiểu thương đã soạn hàng ra bán cho đến tối.

Chợ lá họp mỗi năm một lần từ 22 tháng Chạp đến trưa 29 Tết. Ảnh: T.N.

Kỳ lạ khu chợ choảng nhau bằng cà chua để lấy may

Hằng năm, cứ vào mùng 6 Tết là người dân khắp nơi đổ về đi chợ Chuộng "mua may, bán rủi" để cầu may một năm mưa thuận, gió hoà.

Như thường lệ, sáng sớm ngày 27/1 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023), hàng nghìn người ở các nơi nô nức kéo nhau về xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) để họp phiên chợ Chuộng.

Chợ Chuộng được họp trên một bãi đất trống rộng khoảng hơn 1.000 m² ven sông Thiều

24 thg 1, 2023

Nhộn nhịp phiên chợ đặc biệt nơi biên giới Việt - Lào ngày cuối năm

Chợ Nậm Cắn, còn được gọi là chợ Đoàn Kết, nằm gần Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

Trước đây, chợ chỉ họp một tháng 2 lần vào các ngày 15 và 30 dương lịch hàng tháng. Để tăng cường giao lưu giữa hai nước, năm 2018, chính quyền hai tỉnh vùng biên Việt Nam là Nghệ An và Xiêng Khoảng (Lào) đã tăng phiên chợ biên tới 4 lần/tháng, vào các Chủ nhật hàng tuần.

Chợ biên giới Việt - Lào nhộn nhịp những ngày cuối năm Âm lịch.

11 thg 1, 2023

“Vị quê” ở những phiên chợ truyền thống Hà Tĩnh ngày giáp tết

Cứ đến ngày 19, 20 tháng Chạp hằng năm, người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại nô nức tới chợ Gôi (xã An Hòa Thịnh) và chợ Choi (xã Tân Mỹ Hà) để tìm về những nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương.

Trước đây và bây giờ, dẫu bận rộn thế nào, người dân Hương Sơn cũng sẽ dành thời gian để đi chợ Gôi, chợ Choi để sắm sửa chuẩn bị đón tết. Ngày trước, chợ Gôi (chợ trâu) - tổ chức vào ngày 19 tháng Chạp và chợ Choi (chợ bò) - tổ chức vào ngày 20 tháng Chạp là nơi người dân đưa trâu, bò đến để trao đổi, buôn bán.

16 thg 12, 2022

Khám phá khu chợ sỉ nổi tiếng ở TPHCM

Chợ Tân Bình (quận Tân Bình) là một trong những khu chợ nổi tiếng về các mặt hàng quần áo giá sỉ tại thành phố. Khu chợ này thu hút người dân thành phố cũng như từ các tỉnh thành lân cận đến tìm kiếm nguồn hàng quần áo, phụ kiện.

Chợ Tân Bình có 9 cửa, 4 cửa lớn và 5 cửa nhỏ. Cửa chính nằm trên đường Lý Thường Kiệt, với tổng diện tích 22.800 m², chia làm 4 khu vực. 

13 thg 12, 2022

Chợ nổi Long Xuyên qua góc nhìn nhiếp ảnh gia nước ngoài

Đầu tháng 12, JP Klovstad, người Na Uy, có chuyến đi tới chợ nổi Long Xuyên và ghi lại những hình ảnh về cuộc sống nơi đây.


Nằm trên khu vực sông Hậu, gần trung tâm thành phố Long Xuyên, chợ nổi Long Xuyên là một địa điểm tham quan nổi tiếng ở An Giang. Điểm xuất phát của chợ nổi bắt đầu từ phà Ô Môi, chạy dài theo bờ sông Hậu khoảng 2 km, nằm trong địa phận phường Mỹ Phước và Mỹ Long. Chợ họp nhộn nhịp nhất là vào khoảng 4h, và vãn chợ tầm 8h.

JP Klovstad, 62 tuổi, nhiếp ảnh gia người Na Uy, đến chợ lúc 5h, trời chưa sáng hẳn nhưng đã có tiếng máy nổ của ghe xuồng. Người dân ở đây thức dậy sớm, chuẩn bị cho một ngày mưu sinh.

6 thg 12, 2022

Thú vị “Chợ đêm” Cầu ngói Thanh Toàn

Chương trình chợ đêm “Cầu ngói Thanh Toàn” diễn ra từ ngày 27 đến 29/11 với rất nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị.

Ngày 27 - 29/11, ở khu vực cây cầu nổi tiếng này sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm. Cụ thể, chương trình này sẽ có các hoạt động gồm trình diễn các công đoạn làm nón lá, xay lúa, giã gạo, giần sàng, làm và bán các loại bánh đặc sản địa phương

24 thg 11, 2022

Hình ảnh độc đáo về chợ phiên vùng cao Xá Nhè ở tỉnh Điện Biên

Chợ phiên Xá Nhè tại thị trấn Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, được tổ chức 6 ngày một lần vào ngày Dậu (con gà) và ngày Mão (con mèo) theo lịch Âm, là nơi trao đổi hàng hóa và giao lưu của người dân.

Chợ phiên Xá Nhè là một trong những nét đặc trưng văn hóa dân tộc của huyện Tủa Chùa (Điện Biên). (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

23 thg 11, 2022

Trải nghiệm chợ phiên mùa Thu Tây Bắc

Những ngày Thu, tiết trời se lạnh, nắng hanh hao trải vàng khắp không gian. Giá như không có dịch Covid-19, sẽ thú vị biết mấy khi gác lại mọi công việc để làm một chuyến ngược đường Tây Bắc, hòa mình vào những phiên chợ vùng cao để cảm nhận được vẻ đẹp chợ phiên vào mùa Thu.

Sản vật vùng cao được bày bán tại chợ phiên

Tây Bắc mùa nào cũng đẹp nhưng có lẽ, đẹp nhất và thi vị hơn cả là tiết trời mùa Thu. Mùa này, thời tiết không quá nóng cũng không quá lạnh, cái se se lạnh khiến cho ai ai cũng cảm thấy khoan khoái, dễ chịu khi thong dong trên những cung đường Tây Bắc. Mùa này, sắc màu của Thu lan tỏa khắp không gian. Và chợ phiên chính là nơi hội tụ sắc đẹp của mùa Thu nơi sơn thẳm.

Rực rỡ sắc màu chợ phiên thị trấn Tủa Chùa

Chợ phiên thị trấn Tủa Chùa( Điện Biên) họp vào chủ nhật hàng tuần, là nét đẹp văn hoá độc đáo mang đặc trưng của đồng bào vùng cao. Cùng với những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, các di tích lịch sử, chợ phiên thị trấn Tủa Chùa đã trở thành điểm đến thu hút du khách bởi nét văn hóa đặc trưng của người bản địa.

Ấm nồng sớm chợ phiên vùng cao Mèo Vạc

Không ngoa nếu nói rằng những phiên chợ ở vùng cao giống như “bảo tàng sống” về đất và người nơi ấy. Có dịp đến với Mèo Vạc trên miền cao nguyên đá Hà Giang, hầu hết du khách không thể bỏ qua chợ phiên độc đáo, họp vào chủ nhật hằng tuần giữa thị trấn trung tâm huyện.

Khu vực ẩm thực chính là điểm nhấn của chợ phiên Mèo Vạc với hàng trăm gian hàng san sát, thu hút đông đảo người đi chợ. Hơi nước, khói bếp bay lên bảng lảng, chan hòa với ánh nắng sớm mai xiên qua những khe cửa, tạo cảm giác ấm cúng.

20 thg 11, 2022

Sắc màu chợ phiên Bảo Lạc

Chợ phiên Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng thường diễn ra 5 ngày 1 lần. Chợ không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc, chợ phiên còn là nơi hội tụ của những tinh hoa văn hóa, phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, được đồng bào gìn giữ, bảo tồn, trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS nơi đây.

Rực rỡ sắc màu các dân tộc tại chợ phiên

15 thg 11, 2022

Đi “chợ ma” Tha La

Người dân địa phương gọi chợ với cái tên rất “rùng rợn”: "Chợ ma”, bởi khu chợ này chỉ nhóm họp vào khoảng từ 3 đến 5-6 giờ sáng. Ở chợ, người mua, người bán chủ yếu các loại cá sông, cá đồng, tôm, cua…, mà không có bất kỳ loại sản phẩm nào khác.

Từ lâu, chợ cá Tha La (xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc) đã nổi tiếng ở vùng biên giới An Giang. Khu chợ tọa lạc ở một đoạn đường ngắn dưới cầu Tha La, do các ngư dân địa phương tự mở, hoạt động chủ yếu về đêm, nên được gọi vui là “chợ ma” hay “chợ âm phủ”...