Hiển thị các bài đăng có nhãn Vĩnh Phúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vĩnh Phúc. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 10, 2015

Khám phá cánh rừng hoa sở ấn tượng chỉ cách Hà Nội 60km

Mùa thu về cũng là lúc cánh rừng trúc xanh Tam Đảo (Vĩnh Phúc) trở nên đẹp và thú vị hơn bao giờ hết với thảm thực vật đa dạng và những loài hoa đua nhau khoe sắc. Điều ấn tượng nhất trong hành trình khám phá khu rừng này chính là những lối mòn trắng cánh hoa sở.

Rừng Tam Đảo mùa thu đẹp và xanh với những lối mòn nên thơ 

Những đoạn đường hoa sở rụng đầy lối như dòng suối trắng cánh hoa rơi, khiến con đường vào rừng thêm phần tiên cảnh, tươi nguyên. Hoa như người bạn dẫn lối cho kẻ lãng khách tìm về với rừng.

6 thg 8, 2015

Lên rừng ăn "tiệc" nướng

Thời gian gần đây nhiều nhóm, gia đình tuần nào cũng rủ nhau đi Tam Đảo... tập thể dục. Lên rừng đi trekking, hít thở không khí trong lành và thưởng thức những món nướng trứ danh đặc sản của rừng. 

Một góc thị trấn Tam Đảo - Ảnh: Băng Giang 

Chuyến đi có phần không như ý. Chúng tôi định cho trẻ con làm một chuyến trekking ngắn trong rừng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) để có một chút khám phá và trải nghiệm. Tuy vậy sáng thứ bảy, ngay trước khi xuất phát, trời bắt đầu mưa.

29 thg 7, 2015

Bò tái kiến đốt - món ăn lạ ở Tam Đảo

Miếng thịt còn nóng hổi được treo gần tổ kiến rừng rồi dụ chúng ra đốt giúp tạo nên hương vị khác biệt cho món ăn. 

Bò tái kiến đốt là món ăn có tên gọi lạ tai và chế biến kỳ công. Những con bò mới mổ, thịt còn nóng, người ta cắt từng tảng đem treo ngay cạnh các tổ kiến trên cây rừng. Sau đó chọc cho lũ kiến trong tổ bung ra, bâu kín miếng thịt. Miếng thịt càng nóng, thơm càng kích thích lũ kiến.

Người chế biến chỉ "dụ" những tổ kiến ở trên cây để đảm bảo vệ sinh và loại kiến nào hung dữ càng đốt nhiều càng tốt. 

Thịt được nướng trên bếp than hồng, chấm cùng nước tương làm từ ngô, ăn rất hấp dẫn. Ảnh: loca 

17 thg 6, 2015

Người đặt nền móng cho mỹ thuật hiện đại Việt Nam

Ngày 27.10.1924, Toàn quyền M.Merlin ký quyết định thành lập Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Giám đốc là họa sĩ Victor Tardieu. Họa sĩ Nam Sơn là người giúp việc đắc lực cho Tardieu trong quá trình hình thành của trường này.

Tranh ‘Chợ gạo bên sông Hồng’ - Ảnh: tư liệu

Vẽ minh họa cho Quốc văn giáo khoa thư

Trong báo cáo của Tổng nha Học chính Đông Dương năm 1937 về ba trường mỹ thuật Đông Dương: Hà Nội, Nông Pênh, Biên Hòa có đoạn viết: “Việc dạy vẽ hình họa và trang trí do một giáo sư chuyên ngành bậc hai, ông Nam Sơn, là một trong hai người sáng lập Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông Nam Sơn đã đạt được những thành quả đáng khen ngợi trong việc đào tạo giáo dục và đóng góp một phần quan trọng trong việc phục hưng nền mỹ thuật truyền thống An Nam đồng thời đó cũng là chủ thuyết và hiến chương của nhà trường”.

4 thg 1, 2015

Khám phá đền Bà Chúa Thượng Ngàn Tam Đảo

Theo những người dân trong vùng, đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn có từ đầu thế kỷ 20, vào thời điểm mà người Pháp khám phá và biến Tam Đảo trở thành nơi nghỉ mát lý tưởng.

Đền thờ nằm cao chót vót như lơ lửng trên không trung 

Đoạn đường đèo dốc từ thị trấn lên đền thờ quả là quãng đường tuyệt vời mà chúng tôi không ngớt trầm trồ, kinh ngạc... Trong sương mù bảng lảng của buổi sớm mai, những con đường dốc quanh co dẫn chúng tôi đi, rồi những bậc thang lót đá cao chót vót nhưng uốn lượn rất đỗi dịu dàng khiến không có cảm giác mệt mỏi khi leo.

7 thg 11, 2014

Dạo vườn su su Tam Đảo

Trước khi lên Tam Đảo (Vĩnh Phúc), món đầu tiên tôi được giới thiệu là đặc sản vùng này: đọt su su.

Món đọt su su xào tỏi 

Quả thật, khi đặt chân đến Tam Đảo, mới hiểu vì sao su su lại là món ăn đặc sản. Dạo quanh Tam Đảo, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những vườn su su rộng bạt ngàn, tươi mơn mởn, thậm chí su su còn bò lên lòng đường, hiện diện khắp mọi nơi.

2 thg 10, 2014

3 món ngon được lòng du khách khi đến Tam Đảo

Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi ban tặng khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm, Tam Đảo còn làm hài lòng du khách bởi những món ăn đặc sắc, mang đậm phong vị núi rừng.

Cách Hà Nội hơn 80 km, Tam Đảo - thị trấn trong mây giữa ngàn xanh, từ lâu đã trở thành khu nghỉ dưỡng được yêu thích mỗi cuối tuần của người dân trong và ngoài nước. Ngoài việc tận hưởng thiên nhiên trong lành, du khách còn được thỏa mãn với những món ngon đặc trưng của vùng như lợn đồi nướng xiên, các món làm từ ngọn su su, chim cút nướng…

Lợn đồi nướng xiên

Anh chủ quán nướng trong chợ nhiệt tình, vui tính nhanh tay quạt than hoa để nướng thịt phục vụ khách, luôn tay luôn miệng: “Thịt lợn này được lấy giống từ lợn rừng, được dân ở đây chăn thả, ăn rau rừng chứ không ăn cám nên thịt thơm ngon hơn dưới xuôi”. Quả thật hương vị cũng có khác. Gia vị ướp thịt cũng đậm đà và lạ miệng. 

Thịt lợn đỏ đậm hồng hào xắt miếng vuông rồi cho vào xiên tre trông rất hấp dẫn, chỉ đợi thực khách ngồi xuống là xì xèo trong than hoa. 

18 thg 8, 2014

Thăm đền thờ Hai Bà Trưng

Trong số 103 nơi thờ Hai Bà Trưng (HBT) và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh và thành phố (riêng huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc có 25 di tích ở 13 xã), Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, Mê Linh, có ý nghĩa quan trọng nhất bởi đây là nơi lưu lại dấu tích của Hai Bà thời thơ ấu, trưởng thành, phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô.

Chúng tôi có dịp đến thăm Đền thờ HBT ở Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) vào một ngày tháng 6. Không nhằm ngày lễ hội nên Đền khá vắng khách tham quan. Đang vào mùa vải chín, những cây vải trong sân Đền sai trĩu quả. Giữa khung cảnh êm đềm và bình yên ấy, cô hướng dẫn viên kể chuyện người xưa khiến khách không khỏi cảm giác bồi hồi, xúc động.

Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, sinh vào ngày mùng một tháng Tám năm Giáp Tuất (năm thứ 14 sau Công Nguyên). Hai Bà sinh ra trong một gia đình dòng dõi các Vua Hùng, cha là ông Trưng Định (còn gọi là Hùng Định), một người văn võ toàn tài, được cử làm quan lạc tướng đất Mê Linh. Khi ông Trưng Định về Cổ Lai (nay là làng Hạ Lôi, Mê Linh) ẩn dật và dạy học, ông đã gặp bà Trần Thị Đoan, con gái cụ Trần Minh (hàng cháu chắt bên ngoại của Vua Hùng, một gia đình phong lưu khuê các), ông đã cầu hôn với bà.

9 thg 6, 2014

Chùa Nguyên Hòa tỉnh Vĩnh Phúc

Di tích chùa Nguyên Hòa tọa lạc tại thôn Phượng Lâu xã Việt Xuân huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc cách thành phố Vĩnh Yên 15km.

Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào nước ta từ rất sớm (từ trước Công Nguyên) nhưng đến đời nhà Lý (thế kỷ XI) mới phát triển cực thịnh và trở thành quốc giáo.

Chùa Nguyên Hòa thuộc loại di tích nghệ thuật. Chùa được xây dựng từ rất lâu và đỡ trở thành một nơi sinh hoạt tôn giáo rất linh thiêng, nổi tiếng cả một vùng Bạch Hạc. 

Chùa được xây dựng làm nơi thờ Phật – Đây là giáo đường của Phật giáo. Từ khi chùa Nguyên Hòa được xây dựng luôn có các tín đồ, tăng, ni, phật tử đến tu hành, hiện nay trên bàn thờ Tổ của chùa còn có tượng và ảnh của các vị trụ trì chùa như nhà sư: Thích Đàm Thành, Thích Đàm Định; Thích Đàm Thứ; Thích Đàm Duyên; Thích Đàm Tuất…Hiện nay trụ trì chùa là nhà sư Thích Đàm Thu. 


3 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay

Bức tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ, hiện lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tiêu biểu cho di sản mỹ thuật Phật giáo thời Lê Trung hưng.

Gian nan dời tượng quý

Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật - Ảnh: Ngọc Thắng 

Nhà nghiên cứu Trần Thức không bao giờ quên nhiệm vụ trọng đại mà Viện trưởng Viện Mỹ thuật Nguyễn Đỗ Cung giao cho mình hồi năm 1964. Ông Cung mời ông Thức lên và nói: “Nhờ đồng chí lên chùa Hội Hạ, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Yên, nơi có pho tượng Phật bà Quan âm khá đẹp. Tôi đã có dịp xem và tìm hiểu, mời đồng chí đến xem, nghiên cứu; nếu thấy được thì ta đề nghị nhà chùa và địa phương nhường cho Bảo tàng Mỹ thuật đưa về Hà Nội giới thiệu với nhân dân và quốc tế thì thật tốt”.

20 thg 1, 2014

Thăm Tam Đảo

Tam Đảo là địa danh gọi chung một vùng gồm ba ngọn núi là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ nằm trên địa bàn 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang; hình thành cách đây 230 triệu năm do hoạt động của núi lửa phun trào. Phần lớn diện tích vùng Tam Đảo thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời tiết ở Tam Đảo rất thú vị, tựa như Đà Lạt hay Sa Pa; du khách có thể cảm nhận được khí hậu bốn mùa cùng trong một ngày.

Thị trấn Tam Đảo trong màn sương sớm. Thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây một khung cảnh vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong mây gió như sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi.

19 thg 1, 2014

Kỳ thú chân núi Tam Đảo

 Với nhiều du khách thích nghỉ dưỡng, thị trấn trên mây Tam Đảo vốn quá quen thuộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nhiều điểm đến mới rất thú vị dưới chân dãy Tam Đảo.

Xóm làng bình yên bên hồ Làng Hà, dưới chân dãy Tam Đảo - Ảnh: Hải Dương

Một ngày cuối thu, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội theo quốc lộ 2 để đi tìm những dòng suối, ngọn thác chưa có tên chính thức giữa đại ngàn Tam Đảo (xã Trung Mỹ, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), được nhiều bạn trẻ thích thú. Theo ban quản lý khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo, vào đầu năm 2013 một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội đã khám phá ra ngọn thác này trong hành trình hai ngày một đêm xuyên rừng.

21 thg 7, 2013

Tam Đảo với nét đẹp tâm linh

Rời trung tâm thị trấn Tam Đảo (thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), đi một đoạn vòng vèo qua con dốc ven sườn núi rợp bóng cây rừng, du khách đôi lúc bị màn mây mù tuyệt đẹp lùa qua trong tiếng ve rền mùa hạ. Nhưng đẹp nhất là lối đi lót đá xanh uốn khúc như rồng lượn dẫn đưa lên ngôi đền Chúa.

Một góc chùa Vàng với đặc trưng mái hình đao. 

Lối đi có hai hàng tay vịn bê tông cốt thép càng lúc càng lên cao giữa hai cánh rừng trúc thơ mộng. Những thân trúc thẳng cao phủ trùm bóng mát. Đúng là một cõi thần tiên! Mà thần tiên thật vì lên hết 300 bậc cấp là khách đã tiếp cận được một phần thế giới tâm linh Tam Đảo.

3 thg 4, 2013

Nhà thờ đá cổ ở Tam Đảo

Nhà thờ đá cổ kính thu hút du khách tham quan khi đến Tam Đảo. 

Khu du lịch Tam Đảo (thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi nầy có một ngôi nhà thờ bằng đá cổ.

Theo tư liệu, năm 1902, người Pháp khám phá ra thung lũng rộng 253 hecta, trên độ cao 900 mét, một ngày có bốn mùa xinh đẹp tuyệt vời ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) nầy. Họ nhanh chóng bắt tay biến Tam Đảo thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng bậc nhất Đông Dương, dành cho các quan chức của họ. Dưới bàn tay của phu phen người bản xứ, tù thường phạm, tù chính trị, qua sự cai quản của Pháp, dần dần Tam Đảo mọc lên 145 tòa biệt thự nguy nga, tráng lệ, sân thể thao, sàn nhảy, hồ bơi, nhà thờ, trên những con đường lượn qua các đồi dốc cao thấp thơ mộng. Đó là quyết tâm của người Pháp biến Tam Đảo mang vẻ đẹp phương Tây lãng mạn, là Đà Lạt xứ Bắc, một “Hòn ngọc Đông Dương”. Tuy nhiên, qua chiến tranh, những công trình thấm đẫm mồ hôi, máu và xác người bản xứ ấy nay đã tiêu vong, một số còn “xác”, chỉ riêng nhà thờ còn tồn tại. 


24 thg 1, 2013

Bánh trùng mật mía Vĩnh Tường

Nếu một ngày ghé qua huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc quê tôi, sau khi thăm những bãi cát vàng chạy dài tới cuối chân trời, tắm hồ Vực xanh mênh mang, thả hồn theo những bãi cỏ lau trắng muốt, bạn đừng quên nếm thử món bánh trùng mật mía đặc sản nơi này. 



Bánh trùng hấp dẫn bởi màu đỏ cánh gián của mật, thơm của gừng và chút vừng rang vàng - 

Tôi đã mấy lần thử hỏi nhưng các bà các cụ cao tuổi ở Vĩnh Tường hình như không ai nhớ bánh trùng có từ bao giờ, cũng không kể sự tích gì về món bánh này mà chỉ biết đây là loại bánh "anh em" với bánh trôi, bánh chay vì cách làm gần giống nhau.


Thanh tịnh thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) là một trong ba điểm để nghiên cứu, tham quan Phật học thuộc dòng thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam.

Xây dựng trên nền một thiền tự cổ - Thiên Ân thiền tự tương truyền có từ thế kỷ III, thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên khánh thành ngày 27-11-2005 cách Hà Nội khoảng 85km, thuộc xã Đại Đình (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Nằm trên quả đồi với diện tích rộng khoảng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha, công trình mang đậm dấu ấn một ngôi chùa Việt Nam với phong cách kiến trúc đương đại. Phía sau chùa là núi rừng xanh tươi, trước là một cánh đồng thẳng cánh cò bay.

An nhiên giữa mây trời - Ảnh: GIANG HẢI

13 thg 8, 2012

Tam Đảo - thị trấn trong mây

Tam Đảo cách Hà Nội không xa, vốn là một điểm nghỉ mát lý tưởng khi cái nắng nóng gay gắt của mùa hè khiến ai nấy đều ngột ngạt. Mùa hè, Tam Đảo tấp nập các đoàn khách du lịch từ khắp các vùng lận cận tìm đến. Người ta vẫn thường nói Tam Đảo được ví như Đà lạt của miền Bắc bởi sương và mây, cùng với đó là không khí trong lành, mơ màng và dễ chịu.

Tam Đảo mờ ẩn trong màn sương mờ giăng giăng



14 thg 10, 2010

Về Trúc Lâm Tây Thiên


Nhiều người trong chúng ta đã từng rơi vào cõi vô vi với câu ca:


Mênh mênh mang mang phù vân Yên tử

Vi vi vu vu Trúc lâm Thiền tự




Đối với tôi, mấy chữ Trúc lâm Thiền tự càng tạo nên một cảm giác khó tả.

6 – 7 năm trước, tôi tự dưng muốn mình trở thành một Trần Nhân Tông, bỏ cả cung đình, bỏ cả vinh quy để vi vi vu vu nơi Trúc lâm Thiền tự. Tôi muốn gác sang một bên mọi nỗi suy tư tính toán trong kinh doanh để được thanh thản tâm hồn.

Và tôi đã làm như thế thật.

Và tôi đã thất bại...

Cuộc kinh doanh như một vòng xoáy đã cuốn ta vào đấy. Ta quay cuồng với cơn lốc.Tôi không thể ra khỏi cơn lốc ấy.

Sự buông tay để tìm cảnh thanh nhàn đã khiến cơn lốc lôi tôi vào vực thẳm.