Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 6, 2022

Những giá trị văn hoá của làng Kà Ốt

Tuy đời sống kinh tế phát triển, tính hiện đại lan toả không ít, nhưng Kà Ốt vẫn giữ được dáng xưa của một phum Khmer cổ. Trong ấp còn 20 ngôi nhà sàn được xây dựng theo phong cách Khmer.

Đám rước quanh chánh điện.

Nếu tính từ trung tâm thị trấn Tân Châu chạy theo trục đường 785 tới xã Tân Đông, rẽ qua hướng chợ Kà Tum đến đầu ấp Đông Tiến, xong tiếp tục rẽ trái đi thêm khoảng 1km nữa thì sẽ đến Kà Ốt. Tổng cộng con đường từ Đồng Pal đến Kà Ốt chừng 20km.

27 thg 5, 2022

Nét đẹp văn hóa của trang phục người Dao Quần Chẹt

Bộ xà tích gồm dây bạc, nhiều đồng bạc, xương trâu vuốt thành đoạn nhỏ như chiếc đũa, chạm trổ cầu kỳ cùng những chiếc vòng bạc đeo cổ thể hiện tính kiên trì, địa vị của người mặc trong cộng đồng.

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục.Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang phục truyền thống.

Vì thế mà họ luôn cảm thấy tự hào vì mình tự tay tạo nên bộ trang phục dân tộc. Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Quần Chẹt phải trải qua những công đoạn công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời. Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt lấy tông màu chàm đen làm chủ đạo, kết hợp với những nét hoa văn thêu chỉ, các phụ kiện, trang sức khá cầu kỳ, hòa quyện vào nhau thành một khối thống nhất không thể tách rời.

24 thg 5, 2022

Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Lô Lô có từ rất lâu. Đó là một phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Lô Lô tin rằng mọi vật đều có linh hồn, và họ có niềm tin về sự tồn tại của linh hồn, về mối liên hệ giữa người đã chết và người sống cùng chung huyết thống. Cùng ý thức tôn trọng cội nguồn, đức tính hiếu thảo của người Lô Lô cũng góp phần hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Người Lô Lô quan niệm tổ tiên, ông bà, cha mẹ…những người đã sinh ra mình có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại. Không những thế, tổ tiên còn có công bảo vệ làng xóm, phù hộ quê hương để bản làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Theo phong tục, khi gia đình có người chết từ 3 đến 4 năm, người con trưởng trong gia đình sẽ lập bàn thờ tổ tiên và rước hồn lên bàn thờ, lập bài vị hình người để thờ cúng. Bàn thờ tổ tiên được đặt ở sát vách của gian giữa nhà, đối diện cửa chính. Trên đó có những hình nhân bằng gỗ để tượng trưng cho linh hồn tổ tiên. Người Lô Lô thường cúng tổ tiên vào tháng chạp hằng năm. Người ta có thể cúng tại nhà trong phạm vi gia đình. Còn khi làm lễ cúng tại miếu làng thì tất cả các gia đình trong bản sẽ đóng góp lễ và cùng tổ chức.

Thầy cúng Lò Sì Páo và bà con dân tộc Lô Lô tại thôn Sảng Pả A, thị Trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang thực hiện một lễ cúng tổ tiên.

9 thg 5, 2022

Dây mây trong đan lát

Đan lát là một trong số nghề thủ công truyền thống của đồng bào các DTTS trong tỉnh. Cùng với lồ ô, cây tre, le…, dây mây là nguyên liệu không thể thiếu, góp phần làm nên sản phẩm đặc trưng. Vì không dễ kiếm nên nó được các nghệ nhân và những người thợ nâng niu, giữ kỹ.

Còn nhớ, có lần, trong một lễ hội của người Xơ Đăng (nhánh Hà Lăng) ở huyện Sa Thầy, tôi đã không khỏi ngạc nhiên, trầm trồ khi lần đầu tiên được nếm món “đọt mây nấu ống lồ ô”. Cho dù dễ liên tưởng tới “bồn bồn” của người miền Tây, song đọt mây vẫn mang hương vị rất riêng, không thể trộn lẫn. Theo những người già mà tôi đã gặp, mây là loại dây rừng mọc ở vùng sâu, vừa xa xôi, cách trở, lại khó lấy, vì vậy, chỉ mỗi dịp thật đặc biệt, dân làng mới cất công đem về một ít “đặc sản” làm vật dâng cúng. Thường thì, mây được giữ, dành để đan lát. Coi trọng giá trị của nó, nên dân làng không tùy tiện, phung phí khai thác.

Hình ảnh ấn tượng về Lễ hội Cầu ngư ở lạch Hội - Cửa Lò

Trong 2 ngày 14 và 15/4/2022, tại lạch Hội thuộc phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò bà con ngư dân đã náo nức tham gia Lễ hội Cầu ngư. Lễ hội không chỉ nằm trong chuỗi hoạt động khai mở mùa du lịch mới ở thị xã Cửa Lò mà còn phát động bà con ngư dân ra quân đánh bắt cá vụ Nam.

Lễ hội Cầu ngư diễn ra tại phường Nghi Hải gần chân cầu Cửa Hội. Ảnh: Sách Nguyễn

4 thg 5, 2022

Xóm bánh cuốn của người Thái Bình ở xứ Đông

Nhắc đến đặc sản ẩm thực Hải Dương, nhiều người sẽ nhớ ngay tới món bánh cuốn Hàn Giang nức tiếng.

Bà Tiếu giúp con gái tráng bánh

Thế nhưng, ít ai biết người mang món ngon về xứ Đông, gây dựng thương hiệu được như bây giờ lại là những người con của đất lúa Thái Bình.

2 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Làng cổ Kon K’tu

Cách trung tâm TP.Kon Tum 6 km về hướng đông, làng Kon K’tu (xã Đăk Rơ Wa) như một khoảng lặng giữa những xô bồ phố thị.

Kon K’tu là một trong những ngôi làng cổ nhất ở Kon Tum với tuổi đời trên 300 năm và được xem là ngôi làng cổ đẹp nhất Tây nguyên hiện nay.

Làng cổ bên sông

Con đường về làng Kon K’tu uốn lượn theo những đường cong mềm mại của dòng Đăk Bla huyền thoại. Tiếng là làng trong phố, thế nhưng Kon K’tu vẫn giữ nguyên được nét đẹp cổ xưa của người Ba Na. Nằm giữa làng, mái nhà rông lợp bằng mái tranh cao hơn 13 m như điểm nhấn làm nổi bật lên ngôi làng cổ. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng của 138 hộ dân với hơn 736 nhân khẩu.

Trải qua mấy trăm năm dâu bể, ngôi làng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, hoang sơ. Trong làng phần lớn vẫn là những căn nhà sàn theo kiểu truyền thống. Thậm chí vẫn còn nhiều ngôi nhà vách đất nhuốm màu năm tháng.

Mái nhà rông cao vút nằm giữa làng Kon K’tu là nơi sinh hoạt của cả cộng đồng. ĐỨC NHẬT

Độc đáo làng Việt: Làng giữa phố

Giữa phố núi Pleiku (Gia Lai) có một ngôi làng của người Jrai. Làng có tên gọi là Pleiku Roh thuộc P.Yên Đỗ. Mặc dù ở giữa phố thị nhưng ngôi làng độc đáo này vẫn giữ được nét truyền thống đặc sắc của người Jrai.

Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa đã khiến kiến trúc của Pleiku Roh cũng như nhiều ngôi làng của các cư dân bản địa ở Gia Lai và khu vực Tây nguyên bị ảnh hưởng khá mạnh. Ít dần đi những mái nhà rông, căn nhà sàn nhưng từ sâu thẳm, những cộng đồng làng như Pleiku Roh vẫn luôn chất chứa những mạch nguồn mạnh mẽ, là một điển hình về bảo tồn văn hóa truyền thống bản địa.

Một góc làng Pleiku Roh

Độc đáo làng Việt: Làng rau di sản

Làng rau Trà Quế có tuổi đời hàng trăm năm ở xã Cẩm Hà (TP.Hội An, Quảng Nam) vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.

Nghề cha truyền con nối

Bộ VH-TT-DL vừa công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng rau Trà Quế yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc. Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).

Một góc làng rau Trà Quế hơn 400 năm tuổi. MẠNH CƯỜNG

1 thg 5, 2022

Độc đáo làng Việt: Thiên đường biển đảo Nhơn Lý

Từ một làng chài nghèo ở vùng bán đảo TP.Quy Nhơn (Bình Định), xã Nhơn Lý đã có bước chuyển mình ngoạn mục, trở thành thiên đường biển đảo, một điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách, kéo theo đời sống của người dân được nâng cao.

Ngư dân làm du lịch

Nhắc đến sự “thay da đổi thịt” của Nhơn Lý, ông Trần Xuân Nhạt (72 tuổi, ở thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý) cho rằng đó là kỳ tích. Bởi cách đây tầm 10 năm, không ai dám nghĩ làng chài Nhơn Lý nằm trên bán đảo Phương Mai thành trung tâm du lịch biển đảo, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách mỗi năm như bây giờ.

Theo ông Nhạt, chỉ cách trung tâm TP.Quy Nhơn chừng 22 km đường bộ nhưng khi chưa có cầu bắc qua đầm Thị Nại, Nhơn Lý gần như cách biệt với thế giới bên ngoài. Thời đó, đàn ông ở Nhơn Lý chủ yếu làm nghề đánh bắt hải sản gần bờ, đàn bà ở nhà lo việc nội trợ, chăm con. Nhà cửa lụp xụp nằm san sát nhau trên sườn đồi, cơm không đủ ăn, cuộc sống luôn thiếu thốn. Hình ảnh những người mẹ, người vợ, người chị gánh cá, tôm đi bộ hàng chục cây số để bán, kiếm tiền đổi gạo, đổi khoai, sắn đã in đậm trong tâm trí nhiều thế hệ ở Nhơn Lý.

Làng chài Nhơn Lý. DŨNG NHÂN

Độc đáo làng Việt: Làng hoa phồn thịnh giữa miền Tây

Văn hóa Việt được xây đắp, vun bồi từ thành tố quan trọng, đó là làng Việt.

Thời bình, hồn cốt của làng Việt không ngừng được củng cố và phát huy. Cùng với đà phát triển của đất nước, sự thay da đổi thịt của nhiều làng Việt đã giúp sinh kế của bao gia đình ngày càng đi lên, ổn định.

Hình thành từ cuối thế kỷ 19, làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) nép mình thơ mộng bên dòng sông Tiền, trăm hoa bốn mùa đua nở. Trải qua bao thế hệ vun trồng, cư dân nơi đây đang có cuộc sống sung túc.

“Bốn mùa xuân” ấm no

Bà Nguyễn Thị Ngọc, Trưởng phòng Kinh tế TP.Sa Đéc (Đồng Tháp), cho biết tính đến tháng 4.2022, làng hoa Sa Đéc có diện tích hơn 783 ha, đạt 103% kế hoạch phát triển của năm 2022. Nếu như ban đầu nghề trồng hoa chỉ tập trung ở P.Tân Quy Đông thì nay đã phát triển ra P.An Hòa, P.3 và 2 xã Tân Khánh Đông, Tân Quy Tây với hơn 2.300 hộ dân theo nghề.

Một vườn hoa tại Sa Đéc đầu tư phát triển du lịch. TRẦN NGỌC

30 thg 4, 2022

Lễ cưới cổ truyền của người Khmer: Khi chú rễ hóa thân là "nhà vua"

Về Sóc Trăng trong tháng Buos, tháng Phol Kun (trong khoảng tháng giêng đến tháng 3 âm lịch) nếu dành thời gian lãng du trong những phum, sóc Khmer, ta như lạc vào không gian cổ tích với rộn ràng tiếng trống săm-bô, tiếng đàn khươm...với những chú rể, cô dâu trông như những hoàng tử, công chúa vừa bước ra từ cổ tích.

Ảnh: Cao Thanh Long

Cưới cổ truyền của người Khmer: Lễ cắt hoa cau và những con số thiêng

Trong lễ cưới cổ truyền của người Khmer ở Sóc Trăng, nghi lễ cắt hoa cau là một lễ thức trang nghiêm và không thể thiếu. 

Cha, mẹ cùng anh, chị mở đầu "Lễ buộc tay" cho đôi trai gái. Ảnh: Cao Long

26 thg 4, 2022

Phong tục dùng trứng gà rửa mặt của thiếu nữ Thái sau tiếng sấm đầu năm

Mỗi dịp đầu Xuân, điều mong chờ nhất đối với đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An đó là tiếng sấm. Bởi theo quan niệm của bà con, khi tiếng sấm đầu tiên vang lên mới chính thức báo hiệu một năm mới thật sự. Đó là lúc cây cối, vạn vật bắt đầu sinh sôi, đơm chồi nảy lộc…

Để cảm tạ những vị thần trên trời trong năm đã che chở cho loài người, khi tiếng sấm đầu năm rền vang, các thầy mo (mo Môn) ở khắp các làng bản đều gõ chiêng chuẩn bị nghi lễ đón mừng các vị thần đến uống rượu cần cùng bà con dân bản.

Khi nghe tiếng sấm đầu tiên của năm, thầy mo Môn Vi Văn Sơn, bản Kẻ Bọn, xã Châu Hạnh (Quỳ Châu) liền trở dậy. Việc trước tiên là "ạp húa mạt" - tức là lấy nước để gội đầu, gột rửa những cái xấu đeo bám trong năm cũ. Sau đó rửa sạch các thanh kiếm để chuẩn bị làm lễ đón năm mới. Ảnh: Lương Nga

25 thg 4, 2022

Về Hà Tĩnh đừng quên ghé chợ cá Cồn Gò!

Chợ cá Cồn Gò nằm dọc theo đường đê chắn sóng của xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh), cách Khu du lịch Thiên Cầm chừng 2 km. Chợ hoạt động từ 3h sáng hằng ngày và kết thúc lúc bình minh ló dạng.

3h sáng, khi trời còn chưa tỏ mặt người, từng tốp tàu thuyền nối đuôi nhau vào cập bến Cồn Gò (xã Cẩm Nhượng) để bán hải sản sau một đêm ròng rã vươn khơi. Do luồng lạch bị bồi lấp, các thuyền không thể cập sát bờ nên phải dừng cách bờ 30 - 40m rồi đưa hải sản vào bằng thuyền thúng.

Chuyện lập làng của người Ca Dong

Đồng bào dân tộc Ca Dong ở huyện Sơn Tây gọi làng là plây pla. Trải qua hàng trăm năm định cư ở vùng đất này, người Ca Dong có cách lập làng rất khác biệt, nếu không may làng cũ bị thiên tai, dịch bệnh.

Chọn đất và nguồn nước

Chọn đất và nguồn nước là việc làm đầu tiên khi lập làng. Để chọn đất, người chủ làng (kră plây) sẽ chọn hướng và khu vực mà làng sẽ dọn đến. Theo kinh nghiệm từ bao đời của người Ca Dong, làng sẽ được lập ở lưng chừng núi. Bởi lẽ, phía đỉnh núi là nơi vị thần trên trời trú ngụ, ở phía dưới thấp hơn là nơi ma quỷ lờn vờn. Ở khoảng lưng chừng núi, con người toàn quyền chọn lựa nơi lập làng. Đó thường là phần đất tương đối bằng phẳng, hơi dốc thoai thoải, quay mặt về hướng mặt trời mọc, hơi vồng lên cao một chút. Đó cũng là khoảnh đất làm được dăm ba chục ngôi nhà sàn, tức vừa đủ để người làng cũ chuyển đến, cũng như còn có thể để dành cho con cái, cháu chắt của họ về sau.

Ngôi làng của đồng bào Ca Dong ở lưng chừng núi, trên địa bàn huyện Sơn Tây. Ảnh: Vũ Đức

19 thg 4, 2022

Người Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây

Người dân tụ họp quanh chùa ca múa hát, dâng cơm, đắp núi cát, tắm Phật trong không khí vui tươi của Tết truyền thống Chôl Chnăm Thmây.

Tết Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, diễn ra trong ba ngày từ 14 đến 16/4 Dương lịch. "Chôl" nghĩa là "vào" và "Chnăm Thmay" là "năm mới’. Người xưa cho rằng đây là thời điểm khởi đầu cho một năm mới bởi trời đất giao hòa, mùa nắng chuyển sang mùa mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc.

Du khách đến Sóc Trăng dịp này có thể cảm nhận sự náo nhiệt, vui tươi đón Tết tại hầu hết các điểm chùa Khmer, gồm các chùa nổi tiếng tại thành phố Sóc Trăng như chùa Dơi, chùa SomRong, chùa Kh’leang, Chrôi Tưm Chắs hay Paem Buôl Thmây.

Sư Hoàng Đạt, đang tu học tại chùa Dơi, cho biết trước Tết Chôl Chnăm Thmây vài ngày, người dân sống tại phum sóc (khu dân cư) quanh chùa trang hoàng, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ; còn các vị chư tăng thì dựng, trang trí sân khấu từ các vật liệu địa phương, chuẩn bị cho các tiết mục văn nghệ.

16 thg 4, 2022

Lễ hội phát lương đặc biệt tại ngôi đền thiêng thờ đức Thánh Trần

Lễ hội phát lương đền Trần Thương là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Hà Nam được tổ chức vào dịp đầu năm. Nghi lễ phát lương diễn ra tại ngôi đền chính là nơi xưa Trần Hưng Đạo chọn làm kho lương, cung cấp lương thảo cho quân đội lập lên chiến công hiển hách của nhà Trần 3 lần chiến thắng quân Nguyên- Mông vào thế kỷ thứ 13.

Lễ hội phát lương diễn ra vào đêm 14 tháng giêng hàng năm

Truyền thuyết về Long Hải thần nữ nổi tiếng linh thiêng ở Dinh Cô

Dinh Cô (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) còn được gọi điện thờ Cô, hoặc điện thờ Bà Cô, là ngôi đền thờ Long Hải thần nữ, một vị thần rất linh thiêng của người dân địa phương.

Dinh Cô được nhiều lần trùng tu theo lối kiến trúc cổ pha lẫn hiện đại.

Ngôi đền này gắn liền với truyền thuyết về một trinh nữ tử nạn trên biển được ngư dân địa phương chôn cất và đã hiển linh, được dân tôn thần, lập miếu thờ phụng.

12 thg 4, 2022

Ấn đền Trần Nam Định và ý nghĩa của “Tích phúc vô cương’

Là một trong những tín ngưỡng văn hóa đặc biệt, là thói quen sinh hoạt văn hóa, tâm linh từ bao đời nay của người dân đất Thành Nam nói riêng và du khách thập phương nói chung, nhưng ấn đền Trần vẫn chưa thực sự được hiểu đúng và đủ giá trị vốn có.

Đền Trần Nam Định.