Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh niên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh niên. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 12, 2021

Mê mẩn miền cải trắng đầu đông

Những cơn gió mùa xứ lạnh tràn về Bắc bộ báo hiệu một mùa đông đã về. Đông đến, đất trời u ám, hơi lạnh lan tỏa khắp muôn nơi… Trong không gian ấy, một loài hoa bắt đầu tỏa sáng - hoa cải trắng.

Hoa cải trắng đi vào thơ, vào nhạc và như một loài hoa báo hiệu mùa đông xứ Bắc. Ta có thể bắt gặp những ruộng cải nở trắng trên ruộng đồng, bên sông ngòi và ở cả miền núi đồi xa xăm Tây Bắc.

Nhiều năm qua lữ khách quen hẹn hò nhau trải nghiệm miền cải trắng bạt ngàn ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Năm nay chúng tôi đã được mách nước để tìm về một miền hoa cải khác mang tên Cò Nòi, thuộc huyện Mai Sơn, Sơn La. Xã vùng cao Cò Nòi nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 270km về phía Tây Bắc theo hướng QL 6. Nếu dân phượt muốn trải nghiệm QL 32 và 37 nhiều thú vị hơn thì sẽ rút ngắn được hơn 20km so với cung đường nói trên.

Miền cải trắng Cò Nòi giữa trời đông u ám

6 thg 11, 2021

Người xây tượng Phật trên núi Cấm

Nghệ nhân Thụy Lam (Phạm Dân Chủ, 69 tuổi, quê ở P.Long Sơn, TX.Tân Châu, An Giang) không chỉ nổi tiếng trong giới điêu khắc mà còn được nhiều người biết đến, bởi ông chính là tác giả của bức tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm vừa đạt kỷ lục châu Á.

23 thg 7, 2021

Xôi xéo - món quà sáng của người Hà Nội

Tuổi thơ tôi, gói quà sáng là xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, có khi là xôi lạc bởi những thứ đó nhà đều trồng được. 10 tuổi, lần đầu tôi được ăn món xôi xéo và hương vị của nó khiến tôi nhớ mãi không quên.

Món xôi xéo - Ảnh Lê Hà

Xôi xéo là sự hòa quyện của gạo nếp, đỗ xanh, hành, mỡ đã đem đến một món quà sáng vô cùng giản dị mà ngon khó tả. Xôi muốn ngon, rền và dẻo thì gạo nấu xôi phải là gạo nếp cái hoa vàng đặc sản vùng đồng bằng trung du Bắc bộ. Hạt gạo nếp cái hoa vàng tròn ngắn, dẻo thơm đặc biệt.

22 thg 6, 2021

Con kênh đào huyền thoại


Kênh xáng Xà No dài 40 km, bắt nguồn từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ (nhánh lớn sông Hậu), đoạn qua huyện Phong Điền chạy dài tới ngã ba sông Ba Voi (Hậu Giang) trước khi đổ ra sông Cái Lớn (Kiên Giang) chảy ra biển Tây. Con kênh được người Pháp thi công bằng cơ giới, chỉ trong 2 năm (từ 1901 - 1903) đã hoàn thành, mặt kênh rộng 60 m, đáy 40 m; phí tổn lên tới gần 3,7 triệu quan (Franc). Đây cũng là công trình đường thủy lớn đầu tiên của Nam kỳ có thể so sánh với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho.

10 thg 5, 2021

Bảo tàng hình bàn xoay gốm ở Bát Tràng

Bảo tàng ở làng Bát Tràng (làng gốm nổi tiếng ở H.Gia Lâm, Hà Nội) với kiến trúc lấy cảm hứng từ những bàn xoay gốm đang dần hình thành.

Kiến trúc dựa trên ý tưởng lò bầu ở làng gốm Bát Tràng. Ảnh: KTS Hoàng Thúc Hào cung cấp

8 thg 5, 2021

Về đâu làng gốm Phnôm Pi trăm năm của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi?

Làng gốm Phnôm Pi (xã Châu Lăng, H.Tri Tôn, An Giang) là nơi duy trì nét đẹp truyền thống của đồng bào Khmer qua từng sản phẩm cà ràng (bếp củi), cà om (nồi)…

Bà Néang Nhây (71 tuổ) đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề tại làng gốm Phnôm Pi. ẢNH: DUY TÂN

18 thg 4, 2021

Đi Phú Quốc ăn thử 'chôm chôm của biển' ngon hết ý

Cầu gai (còn gọi là nhum biển) nhìn như trái chôm chôm với nhiều gai tủa. Những năm gần đây ở Kiên Giang, cầu gai được khai thác trở thành món ngon trong ẩm thực biển vì hương vị lạ và giá trị dinh dưỡng cao.

Cầu gai mới bắt lên. BÁCH HỶ

8 thg 3, 2021

Người ăn kín hẻm Sài Gòn, đợi cả tiếng vì tô hủ tiếu Mỹ Tho ‘độc’ nhất

‘Tôi ăn hủ tiếu nhiều nơi ở Sài Gòn rồi, nhưng chưa thấy chỗ nào ngon bằng chỗ này”, một vị khách tâm sự khi lần đầu đến ăn tại quán. Bí quyết nào khiến khách đến ăn hủ tiếu đông nghẹt một con hẻm nhỏ?

Phần hủ tiếu mì khô có thịt xá xíu, là cách làm sáng tạo của dì 9. CAO AN BIÊN

Nép mình trong một con hẻm nhỏ trên đường Đoàn Văn Bơ (Q.4), nhưng quán hủ tiếu Mỹ Tho của bà (còn gọi là Dì 9) lúc nào cũng đông khách. Đường tìm vào quán đã khó, nhưng đợi để thưởng thức tô hủ tiếu mà nhiều người cho là “lạ” nhất Sài Gòn này lại càng khó hơn.

7 thg 10, 2020

Hải Phòng: Khám phá một trong những nhà ga xe lửa đẹp nhất Việt Nam

Gần 120 năm tồn tại, Ga Hải Phòng vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính in đậm kiến trúc Pháp.

Ga Hải Phòng được người Pháp xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1902. Ảnh Lê Tân 

Ga Hải Phòng (ở số 75 Lương Khách Thiện, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng) là ga tàu hỏa chính tại TP.Hải Phòng. Đây cũng là ga hành khách cuối cùng trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Ngoài ra, ga Hải Phòng còn có tuyến đường sắt chạy đến cảng Hải Phòng để chở hàng hóa từ cảng đến các khu vực khác. 

Ga Hải Phòng được người Pháp xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1902. Đây là 1 trong 4 ga chính của tuyến đường sắt dài 99 km nối Hải Phòng với Hà Nội. Ông Phạm Tiến Mạnh, Trưởng ga Hải Phòng, cho biết: “Giống như Nhà hát lớn Hải Phòng, Bảo tàng Hải Phòng hay một số trụ sở hành chính khác ở Hải Phòng, ga Hải Phòng in đậm dấu ấn kiến trúc của người Pháp. Đây cũng được coi là một trong những nhà ga xe lửa đẹp nhất mà người Pháp để lại ở Việt Nam”. 

21 thg 9, 2020

Đến Bãi Sau Vũng Tàu thử một lần ghé cảng xem mùa cá de tấp nập

Đến mùa cá de, các ghe đánh bắt gần bờ ra khu vực Bãi Sau, TP.Vũng Tàu thả lưới. Sau gần 2 giờ, các ngư dân thu lưới về cùng với chiến lợi phẩm là hàng trăm ký cá. 

Các ngư dân gỡ lưới cá de. Ảnh: Nguyễn Long 

Vào những ngày này, khi mặt trời vừa ló dạng, đến Bãi Sau (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu) bất cứ ai cũng thấy có nhiều ghe nhỏ đang nối đuôi nhau tấp vào bãi biển. Đó là những ghe đánh lưới cá de gần bờ.

Ông Tân (ngụ P.2, TP.Vũng Tàu) có hơn 30 năm kinh nghiệm đánh bắt cá de cho hay chỉ có khu vực Bãi Sau loại cá này mới nhiều. 

Bến Nôm mùa tảo xanh những hòn 'đảo chìm' lộ diện ảo diệu

Bến Nôm là một lựa chọn lý tưởng cho ngày nghỉ lễ 2.9 bởi không xa TP.HCM. Và bởi sức hút của hình ảnh những "hòn đảo chìm" lộ diện ảo diệu trên một màu nước xanh ngắt nhờ... tảo. 


Bến Nôm (xã Phú Cường, H.Định Quán, tỉnh Đồng Nai), nằm trên QL 20, cách ngã tư Dầu Giây khoảng 20km về hướng đi Đà Lạt. Bến Nôm thuộc 1 nhánh của hồ thủy điện Trị An. Vào mùa nước cạn, nơi đây lộ ra những gò đất như những "đảo chìm" đã... nổi. 

Mùa hè cũng là mùa tảo xanh phát triển mạnh, vào thời điểm nước cạn một màu xanh mơn mởn trải dài khắp cả khu vực, tạo nên một bức tranh đẹp ngỡ ngàng. Và trên nền xanh đặc biệt ấy nổi bật hình ảnh những chiếc ghe đánh cá của ngư dân vốn cũng... đặc biệt. Bởi dải lưới được thiết kế nằm ở mũi ghe, từ trên cao nhìn xuống trông như một chiếc đuôi cá long lanh.

Đến Bến Nôm lúc bình minh, nhiều người ngất ngây khi bắt được những khoảnh khắc tuyệt đẹp với màn sương sớm lung linh còn đọng trên những dải cỏ xanh mướt mới nhú lên khi nước cạn. Màu xanh của tảo còn thay đổi tùy theo ánh sáng mặt trời đổ xuống mặt nước. 

Về miền Tây chèo bè trong rừng ngập mặn, hát ca bềnh bồng

Bỏ học đại học giữa chừng, chàng trai Bùi Quốc Dương (sinh năm 1991, quê Kiên Giang) chọn một cánh rừng ngập mặn heo hút ở miền Tây nơi Bạc Liêu để bắt đầu hành trình khởi nghiệp làm du lịch sinh thái được cho là không giống ai. 

Du khách hào hứng trải nghiệm tự chèo bè trong rừng ngập mặn. Ảnh: Bùi Quốc Dương 

Khai thác tiềm năng 'rừng vàng biển bạc'

Từ vùng miệt thứ ở U Minh Thượng xa xôi, anh Quốc Dương lặn lội lên Cần Thơ để tìm con chữ. Nhưng khi sắp hoàn thành khóa học, anh đã nghỉ ngang và chọn về quê làm nông trại cùng gia đình.

5 thg 8, 2020

Lên Kon Tum 'chơi với mùa thu'

Nhóm bạn hăm hở nói với nhau trước chuyến đi: Lên Kon Tum "chơi với mùa thu”, vì đây là thành phố có nền khí hậu khá ôn hòa. 

Mùa hè nóng nực ở nhiều nơi thì Kon Tum có một mùa thu mát mẻ, đặc biệt bên thác Pa Sỹ
Ảnh: Trần Cao Duyên 

Mùa này, khi Quảng Ngãi nóng muốn “chảy mỡ” thì cuộc chơi vài ngày ở thành phố cao nguyên này là một lựa chọn thú vị. 

Hoa bàng vuông trên đảo Lý Sơn bung nở, hương thơm lan khắp nơi theo gió biển

Hàng ngàn cây bàng vuông có giống từ cây bàng cổ thụ tuổi đời 300 năm đã bung nở hoa, tạo nên sắc đẹp lạ kỳ cho đảo Lý Sơn, khiến cho du khách về đây ngắm mãi không thôi.

Hoa bàng vuông đang trở thành biểu tượng của hòn đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Giang Văn Hải 

Sau giãn cách toàn xã hội, các hoạt động du lịch trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang dần phục hồi. Hòn đảo tiền tiêu của tổ quốc là lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách, với khoảng hơn 40.000 lượt khách ra đảo mỗi tháng. 

3 thg 8, 2020

Lên xứ hoa đào, đi cà phê ôm... chó 'quý tộc'

Vào thập niên 50, nhạc sĩ Hoàng Nguyên viết trong nhạc phẩm “Ai lên xứ hoa đào” những lời mời gọi: “Dừng chân bên hồ nghe chiều rơi, đừng quên bước lần theo đường hoa...” Bây giờ, du khách đến đây đừng quên ngắm và ôm... chó cưng.

Khách tha hồ ôm chó tại Ôm - Cafe Thú Cưng. ẢNH: QUANG VIÊN 

Đà Lạt (Lâm Đồng) có những nông trại chó cảnh “hớp hồn” du khách. Dường như cũng chưa tỉnh thành nào có quán cà phê cún dày đặc như thành phố ngàn hoa này. Theo tôi, "vương quốc" của các giống chó cảnh có “gia phả” ở các quốc gia châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... là đây.

29 thg 7, 2020

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời'

Thốt nốt là loại cây đặc trưng gắn liền với hình ảnh đời sống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang. Thật thú vị khi chứng kiến nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' để cho ra loại đường thốt nốt thơm phức, vàng óng. 

Đường thốt nốt An Giang vẫn được nấu thủ công nên hấp dẫn du khách 

Do đặc thù địa hình thổ nhưỡng, ở An Giang chỉ có hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên cây thốt nốt sinh sôi phát triển tốt. Tất cả các bộ phận của cây thốt nốt đều được tận dụng từ thân, cho đến lá, hoa, quả để phục vụ cho đời sống hằng ngày. 

6 thg 7, 2020

Múa mâm vàng trên đỉnh Bà Đen ngày lễ Vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu

Múa mâm vàng cùng tiếng trống hội vang rộn rã lần đầu tiên được biểu diễn trên độ cao 986 m ở đỉnh núi Bà Đen, giữa cảnh núi rừng Tây Ninh vào dịp Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu - núi Bà Đen. 

Múa mâm vàng dịp lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu trên đỉnh núi Bà Đen. ẢNH: GIANG PHƯƠNG 

Đúng dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5.5 (âm lịch), lễ Vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu -núi Bà Đen 2020 diễn ra khiến nhiều du khách được trải nghiệm thú vị bởi hàng loạt hoạt động nghệ thuật mới lạ, độc đáo. 

Đi 'Đà Lạt' của miền Đông': Sát Sài Gòn với nhiều thú vị, đừng sáng đi chiều về

Tây Ninh hiện tại có nhiều điểm check-in độc đáo, nhiều nét đẹp cần được khám phá, có thể sẽ khiến cho bạn thay đổi cách nghĩ đó chỉ là nơi sáng đi chiều về.

Hồ Dầu Tiếng lúc hoàng hôn là địa điểm check in không thể bỏ qua của các bạn trẻ khi đến Tây Ninh. ẢNH: GIANG PHƯƠNG 

Chinh phục đỉnh núi Bà Đen cao 986 m, khám phá kiến trúc độc đáo của Tòa Thánh Cao Đài, phượt trên hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam á - hồ Dầu Tiếng, check-in vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, khám phá đặc sản bánh canh Trảng Bàng, muối ớt Tây Ninh, bò tơ, ốc núi, thằn lằn núi và cả gà nướng muối ớt Ma Thiên Lãnh… Bao nhiêu đó cũng khiến bạn khó có thể sáng đi chiều về khi đến Tây Ninh. 

Hồ Dầu Tiếng lớn nhất Đông Nam Á đột nhiên đẹp ngỡ ngàng ngay đầu hè

Nằm trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, diện tích đến 27.000 ha, mang vẻ đẹp kinh ngạc cho du khách trong dịp hè. 

Một góc hồ Dầu Tiếng lúc bình minh. Ảnh: Nhật Tường

Được khởi công xây dựng từ năm 1981 và hoàn thành vào năm 1985 sau hơn bốn năm thi công, hồ Dầu Tiếng (phần lớn diện tích thuộc Tây Ninh) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh và các tỉnh lân cận như Long An, TP.HCM. 

24 thg 5, 2020

Lạ lùng cây xanh xứ Huế: Những cây chà là Canary quý hiếm

Trong số các loài cây ngoại nhập được trồng ở Huế, có một loài quý hiếm mà hầu như rất ít người quan tâm, mặc dù có dáng dấp tuyệt đẹp và đã tồn tại trên cả trăm năm giữa lòng cố đô, đó là chà là Canary.

Bén duyên với Huế 

Cách đây không lâu, trong khuôn viên Công ty xăng dầu Thừa Thiên-Huế, 50A Hùng Vương (nguyên trước đây là Sở Công chánh Huế, thuộc chế độ cũ) có 4 cây chà là Canary. Không ai biết những cây này do ai trồng và có mặt tự bao giờ, nhưng qua đặc điểm sinh trưởng và tuổi cây có thể đoán biết chúng được nhập trồng trên cả trăm năm về trước.

Trong số 4 cây đó, chỉ có một cây cái, với kích thước nhỏ hơn 3 cây đực. Từ năm 2004 - 2007 chúng tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu những cây chà là Canary quý hiếm này. Mặc dù đường kính thân cây đã đạt đến mức 45 - 50 cm, nhưng chiều cao cây chỉ từ 6,5 m (cây cái) đến 8,5 m (cây đực cao nhất), chiều dài lá chỉ từ 2,5 - 3 m. Quả chỉ dài 1,5 - 2 cm, rộng 1 - 1,5 cm. Hạt dài 1,2 - 1,5 cm, rộng 0,8 - 1,2 cm. Như vậy, so với cây ở vùng nguyên sản, cây trồng ở Huế thấp hơn, quả và hạt cũng bé hơn rất nhiều. Đây là một hiện tượng thích nghi sinh thái thường gặp ở thực vật. Tuy thế, cây vẫn ra hoa kết trái, và rất sai quả. Cây ra hoa vào mùa đông và trái chín vào giữa mùa xuân. 

Những cây chà là Canary quý hiếm đang được “gửi tạm” ở khuôn viên của Hội hữu nghị Việt Nhật, Huế - Ảnh: Đ.X.C