Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 1, 2022

Hé lộ về một Di sản thế giới ít người biết của Cố đô Huế

Đây là một hệ thống “di sản nằm trong di sản” và thực sự là một kho tàng văn hóa vô giá của Cố đô Huế, của Việt Nam mà cho đến nay chưa phải ai cũng biết đến.

Vào ngày 19/5/2016, Ủy ban Di sản ký ức thế giới đã vinh danh Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là Di sản tư liệu thế giới thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, qua đó khẳng định tầm vóc quốc tế của di sản văn hóa đặc biệt này. Ảnh chụp tại điện Thái Hòa, Hoàng thành Huế

30 thg 12, 2021

Nét độc đáo của nhà thờ Phủ Cam

Khác với các lăng tẩm, đền đài hay công trình tôn giáo cổ kính ở Huế, nhà thờ Phủ Cam mang phong cách kiến trúc hiện đại và ấn tượng.


Nhà thờ Phủ Cam nằm trên ngọn đồi nhỏ có tên là Phước Quả, thuộc phường Phước Vĩnh, ở bờ nam sông Hương, TP Huế. Công trình có một vị trí đẹp, với không gian rộng lớn, xung quanh có nhiều công trình khác của Giáo hội. Đây là một trong những giáo đường lớn nhất, nổi tiếng nhất xứ Huế và có lịch sử khá lâu đời.

18 thg 12, 2021

Ấn tượng trang sức của phụ nữ Tà Ôi

Dân tộc Tà Ôi có những nét văn hóa độc đáo. Một phần trong những sắc thái độc đáo đó là những trang sức truyền thống. Đối với phụ nữ Tà Ôi, loại trang sức được ưa chuộng nhất là chuỗi hạt đeo cổ, vòng đeo cổ và khuyên tai.

Một số trang sức của đồng bào Tà Ôi.

Một số tài liệu nghiên cứu về bản sắc các dân tộc ghi lại: Phụ nữ Tà Ôi từ xưa đến nay thích đeo nhiều chuỗi hạt quanh cổ và dài trễ xuống ngực, trong đó phổ biến là loại chuỗi hạt được làm từ ba loại hạt cườm nhựa có màu sắc và kích cỡ khác nhau để xâu dây làm thành các chuỗi hạt đeo cổ hạt to, hạt vừa, hạt nhỏ.

14 thg 12, 2021

Đến Huế chiêm ngưỡng bảo vật Cửu đỉnh độc nhất vô nhị

Cửu đỉnh triều Nguyễn là bảo vật quốc gia dạng độc bản, có một mà không có hai. Được khởi tạo dưới thời vua Minh Mạng, trải qua quãng thời gian 200 năm với bao biến thiên thời cuộc, Cửu đỉnh đến nay vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu.

Thế Tổ miếu

12 thg 12, 2021

Chợ sớm Hương Phong

Không quá đông đúc, tấp nập nhưng chợ sớm Hương Phong vẫn là điểm đến thú vị của nhiều người muốn trải nghiệm hay đơn giản chọn cho gia đình những mớ tôm, cua, cá tươi xanh.

Cảnh mua bán tôm ở chợ

Cầu Tam Giang, điểm “check- in” quen mà lạ

Khi cầu Tam Giang trở thành điểm “check- in” mới, thu hút giới trẻ, những người đã quá quen thuộc với cây cầu này như tôi “giật mình”, thấy đẹp lạ làm sao.

Cầu Tam Giang lúc hoàng hôn

Với những người dân đã và đang sống bên chân phá như tôi, cầu Tam Giang nghe thật lạ tai, bởi lâu nay chúng tôi thường gọi với cái tên thân quen là cầu Ca Cút. Ngày trước, chưa có cây cầu này, mỗi lần muốn lên phố quả thật khó khăn. Việc lụy đò suốt thời gian dài cũng là lý do khiến kinh tế - xã hội ở vùng Ngũ Điền và xã Hải Dương ít có điều kiện phát triển.

11 thg 12, 2021

Về chợ Chuồn “ăn cả thế giới”

Có vẻ như nhiều người đã quá quen với bánh xèo cá kình ở chợ làng Chuồn, xã Phú An (Phú Vang). Thế nhưng, nếu ai đã từng đặt chân đến đây hẳn sẽ biết chợ Chuồn còn nhiều món ngon khác không nên bỏ qua.


Chợ Chuồn cách Huế chỉ tầm 15 phút đi xe máy. Sáng sớm nếu bạn muốn vừa đi ăn sáng, vừa có thời gian cà phê thì tầm 6h30 là có thể xuất phát. Từ đường Phạm Văn Đồng (TP. Huế) Quốc lộ 49 chạy thẳng đến đoạn đèn xanh đèn đỏ ngay ngã tư rẽ vào xã Phú Mỹ, chỗ Khu đô thị Phú Mỹ Thượng, đi tầm vài trăm mét là có đường rẽ vào rồi chạy thẳng một mạch là tới. Nếu bạn đi đường Thủy Dương - Thuận An lại càng thuận lợi hơn. Ngay ngã giao nhau giữa đường nhựa và đường bê tông cũng đoạn Phú Mỹ đó là chạy thẳng tầm hơn 5-7 phút là tới.

Lên A Lưới, khám phá hang động

Có vẻ như nhắc đến A Lưới, nhiều người đã quá quen với những suối thác, du lịch sinh thái, cộng đồng. Thế nhưng, nếu có dịp tìm hiểu về mảnh đất miền sơn cước ấy, khám phá những hang động, địa đạo nơi đây cũng sẽ đem lại rất nhiều cảm xúc.

Bảng chỉ dẫn vào di tích lịch sử cách mạng địa đạo A Đon

9 thg 12, 2021

Khám phá di tích Quốc Tử giám triều Nguyễn còn vẹn nguyên ở cố đô Huế

Công trình Quốc Tử giám tại Huế là di tích trường đại học thời phong kiến còn tồn tại nguyên vẹn ở Việt Nam, mang giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa. Di tích đã được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới của UNESCO cùng hệ thống di tích Cung đình triều Nguyễn.

Theo các sử liệu, năm 1803, vua Gia Long xây dựng Đốc Học đường thuộc địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách Kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây. Trường nằm cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương. Đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn. Ảnh: Internet

Sông Kẻ Vạn ở Cố đô Huế

Sông Kẻ Vạn được đào vào năm 1814-1815, dưới thời vua Gia Long, còn được gọi là Hữu Hộ Thành hà. Chiến thuyền của nhà Nguyễn từng đi lại tấp nập trên dòng sông này.

Nằm ở phía Tây của Kinh thành Huế, sông Kẻ Vạn là một dòng sông gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Cố đô Huế.

6 thg 12, 2021

Điều đặc biệt bên trong ngôi nhà thờ Chămpa duy nhất xứ Huế

Ở Huế có ngôi nhà thờ họ độc đáo do con cháu dòng họ Chế, hậu duệ người Chămpa, phát tâm xây dựng. Bên trong nhà thờ “có một không hai” đất Cố đô này hiện còn lưu giữ những di vật Chămpa đặc biệt.


Năm 2019, con cháu dòng họ Chế thôn Vân Thê, xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy, tỉnh TT-Huế) phát tâm xây dựng một ngôi nhà thờ họ tộc để tri ân, tưởng nhớ, thờ phụng tổ tiên, tiền nhân.

29 thg 11, 2021

10 lăng mộ đặc sắc nhưng ít người biết ở Cố đô Huế

Bên cạnh loạt lăng mộ nổi tiếng thế giới của các hoàng đế như lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định..., Cố đô Huế còn nhiều lăng mộ hoàng tộc có kiến trúc ấn tượng nhưng không được nhiều người biết đến.

1. Trong khuôn viên lăng vua Tự Đức còn có một số lăng mộ của các thành viên hoàng tộc Nguyễn. Nổi bật trong số đó Bồi Lăng, nơi an nghỉ của vua Kiến Phúc (1869 – 1884), vị vua yểu mệnh nhất triều Nguyễn. Đây là một lăng mộ bề thế và còn khá nguyên vẹn so nhiều lăng mộ hoàng thân khác ở Huế

24 thg 11, 2021

Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của lăng vua Khải Định

Lăng vua Khải Định (Thừa Thiên - Huế) là công trình kiến trúc mang vẻ đẹp độc đáo bởi sự kết hợp tinh tế của kiến trúc Đông - Tây dưới thời nhà Nguyễn.

Lăng Khải Định (hay Ứng Lăng) nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lăng tọa lạc trên núi Châu Chữ (hay Châu Ê).

6 thg 11, 2021

Huế - Nơi lưu giữ tinh hoa nghề Việt

Trong hơn 300 năm (1636-1945), Huế đóng vai trò là thủ phủ rồi kinh đô của các triều đại quân chủ, trong đó có 13 triều vua nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam - nên đây là nơi hội tụ của rất nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó có những nghề đặc biệt vốn có nguồn gốc từ các quan xưởng, hay làng nghề cổ chuyên phục vụ cho triều đình, giai cấp quan lại… Có lẽ vì thế mà nghề truyền thống Huế hình thành nên hai hình thái khá rõ rệt là nghề cung đình và nghề dân gian. Đến nay, dù trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, cố đô Huế vẫn bảo tồn được một hệ thống làng nghề phong phú, độc đáo và được xem là nơi lưu giữ nhiều tinh hoa nghề Việt.

Dấu ấn quan xưởng triều Nguyễn

Dẫu đã qua hàng trăm năm sương gió, Huế vẫn rực rỡ vàng son với lớp lớp cung vàng điện ngọc, thành quách, lăng tẩm đền đài và vô số bảo vật của các triều đại phong kiến để lại, góp phần tạo nên một di sản văn hóa thế giới có một không hai của nhân loại.

25 thg 10, 2021

Bí mật phong thủy ẩn giấu trong lăng mộ mẹ vua Khải Định

Lăng Vạn Vạn là một lăng mộ hoàng tộc Nguyễn hiếm hoi nằm ở đồng bằng thay vì các vùng đồi núi phía Nam Kinh thành Huế. Vị trí đặc biệt của lăng này liên quan đến một thuyết phong thủy cổ xưa.

Nằm tại phường An Đông của TP Huế, lăng Vạn Vạn hay Tư Thông lăng là nơi an nghỉ của Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục (1868 – 1944), thường được gọi bà Tiên Cung. Bà là vợ hai của vua Đồng Khánh, mẹ đẻ của vua Khải Định.

Bí mật lịch sử của hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế

Hệ thống thủy đạo của Kinh thành Huế không chỉ có tác dụng lớn về an ninh quốc phòng, giao thông vận tải, cấp và thoát nước, đồng thời còn đảm nhận vai trò cân bằng môi trường sinh thái, tạo cảnh quan đẹp cho Cố đô.

Theo TS sử học Phan Thanh Hải (báo Thừa Thiên Huế), một trong những yếu tố quan trọng góp phần khẳng định giá trị di sản của Cố đô Huế là hệ thống thủy đạo Kinh thành được xây dựng thời nhà Nguyễn. Ảnh:Cống Tây Thành Thủy Quan, một công trình thuộc hệ thống thủy đạo Kinh thành Huế.

Loạt công trình bề thế dành riêng cho phụ nữ trong Hoàng thành Huế

Trong các di tích ở Hoàng thành Huế, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh và Khương Ninh các là những công trình kiến trúc độc đáo, được dành riêng cho những người phụ nữ ở chốn cung đình.

1. Nằm ở phía Tây Hoàng thành Huế, cung Diên Thọ là nơi ở của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn. Đây được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại Cố đô Huế.

24 thg 10, 2021

Thú vị ba khu “phố Ta”, “phố Tàu”, “phố Tây” ở Cố đô Huế

Ngoài các công trình gắn với Di sản văn hóa thế giới - Quần thể di tích Cố đô Huế, các khu “phố Ta”, “phố Tàu” và “phố Tây” cũng là những địa điểm lý thú rất đáng khám phá ở thành phố Huế.

1. Khu "phố Ta" của Cố đô Huế là phố cổ Bao Vinh, dãy phố chạy dọc theo bờ sông Hương ở phía Bắc của Kinh thành Huế. Trong quá khứ, phố cổ Bao Vinh là một trung tâm thương mại quan trọng ở khu vực, từng có lúc phồn thịnh không kém gì phố cổ Hội An ở Quảng Nam.

23 thg 10, 2021

Ngắm Huế từ Vincom Plaza

Lần đầu tiên “trèo lên” tầng lầu cao nhất của tòa nhà Vincom Plaza Huế nhâm nhi ly cà phê cùng bạn bè trong một chiều chan hòa ánh nắng rồi ngắm Huế, tôi đã nhớ tới Vọng Hải Đài ở Bạch Mã sơn và đồi Vọng Cảnh.

Vincom Plaza Huế

14 thg 10, 2021

Bất ngờ với Đông Lâm

Bất ngờ bên cạnh những cảnh đẹp tự nhiên nổi tiếng sông Hương, núi Ngự, biển Thuận An, phá Hà Trung… là sự góp mặt của rừng Đông Lâm. Ông vua nổi tiếng văn hay và chữ tốt Thiệu Trị là người đã xếp Đông Lâm vào một trong số 20 thắng cảnh nổi tiếng của Huế (Thần kinh nhị thập cảnh). Cũng đã hàng trăm năm qua đi mà câu thơ “Trong rừng ẩn hiện đàn chim về hội tụ/ Dưới khe nối nhau bầy chim nghịch thả mình bơi qua” trong bài “Đông Lâm dực điểu” của vua Thiệu Trị vẫn khiến lòng người xốn xang, mong muốn và khát khao được khám phá.

Đình làng Chánh Đông. Ảnh: thuathienhue.gov.vn