Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 10, 2021

Thiếu Lâm Tự ở Huế

Lâu nay nghe Thiếu Lâm là người ta lập tức nghĩ đến ngôi cổ tự nổi tiếng bên xứ Trung Hoa, còn ở Huế thì... À, cũng có “Thiếu Lâm Tự” đấy, nhưng mà đó là từ nói vui của dân hay lai rai buổi chiều để chỉ cái quán nhậu bình dân nơi góc chùa trên đường Hùng Vương gần chợ An Cựu. Tôi cũng từng ỷ y như vậy, nhưng hóa ra có một ngôi chùa mang tên “Thiếu Lâm Tự” luôn hiện hữu ngay trên đất Huế từ hơn trăm năm nay mà không nhiều người biết.

Tam quan chùa nhìn từ ngoài vào

Diệu Viên - ngôi chùa nữ đầu tiên trên đất Huế

Tôi có người cô đi tu ở chùa Diệu Viên. Cô là con gái út nên được bà nội tôi rất thương. Vậy nên, hễ có dịp là bà lại về chùa thăm con, và bao giờ cũng vậy, hễ đi là bà lại dẫn tôi theo. Mỗi lần như thế, trong đứa con nít là tôi lúc ấy thích thú và ngán ngẩm lẫn lộn.

Động Quán Thế Âm - Cổng chính dẫn vào chùa được xây dựng năm 1966

Thích thú là bởi sắp được gặp cô, được ngắm nhìn cả rừng mít cổ thụ trong khuôn viên chùa và nếu gặp hên đến đúng lúc mít chín, thế nào cũng được thọ lộc dăm bảy múi thơm lừng, ngọt lịm. Thích thú còn bởi sắp được thỏa thích ngắm nhìn “cụ” heo cao niên với cặp nanh cong vút chĩa ra 2 bên, thân hình thì to tổ chảng như cái mặt bàn chữ H. Tướng khủng nhưng “cụ” lại rất hiền lành, thân thiện.

Ô hay, kê phụng kinh kỳ

Trong chốn hoàng cung, lăng tẩm vua chúa, miếu mạo, đình chùa có thật nhiều những mô típ trang trí bên cạnh những con vật tứ linh lại xuất hiện lũ heo, nai, gà, cáo…


Đôi uyên ương trên Nghị đỉnh

Chốn kinh kỳ Cố đô có nhiều cái lạ. Lạ lùng nhất không phải là những bảo vật hoàng cung đến nay còn bao phủ nhiều bí ẩn; mà lại là sự giao thoa giữa lối sinh hoạt cung đình và lối sống dân gian. Ví như ca Huế hay tuồng Huế; ca Huế có những kinh bản trong cung thì dân gian cũng có những ca bản của giới bình dân; tuồng Huế có những vở dành cho vua chúa xem từ tuần này qua tháng khác như Vạn Bửu Trình Tường thì dân gian cũng có Nghêu Sò Ốc Hến… Gần như chưa ai thống kê có bao nhiêu bài của ông hoàng thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm được phổ vào các làn điệu Nam Ai, Nam Bình truyền tụng trong các thôn, xóm nghèo giữa cõi dân gian… Trong chốn hoàng cung, lăng tẩm vua chúa, miếu mạo, đình chùa có thật nhiều những mô típ trang trí bên cạnh những con vật tứ linh lại xuất hiện lũ heo, nai, gà, cáo…

5 thg 8, 2021

Hòn Vượn - Điểm săn mây tuyệt đẹp giữa lòng Cố đô Huế

Hòn Vượn thuộc thôn Đồng Chầm (Xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Trước đây, Hòn Vượn từng là căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng bây giờ nơi đây đã trở thành điểm đến đầy hứa hẹn của các bạn trẻ, phượt thủ muốn trải nghiệm, đặc biệt là những ai muốn ngắm mây.

Lên đến đỉnh núi Hòn Vượn, du khách được ngắm nhìn trời mây, núi sông tuyệt đẹp. Ảnh: Quỳnh Nhi.

21 thg 7, 2021

Thăm rừng lộc vừng hơn trăm năm tuổi

Để có hơn 5.000 gốc mưng tuổi đời hơn 100 năm như hiện tại, dân làng Siêu Quần không ít lần từ chối nhiều món lợi khổng lồ.

Từ trung tâm TP. Huế đi theo Quốc lộ 1A về phía Bắc, khi đến gần cầu Mỹ Chánh, bạn rẽ trái thêm gần 10km, rồi men theo nhánh sông Ô Lâu (ranh giới giữa hai tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị) để đến làng Siêu Quần (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ngôi làng mộng mơ nổi tiếng khắp xứ Huế do được bao bọc bởi rừng lộc vừng cổ thụ với ba hàng cây xanh mướt chạy dọc cánh đồng.

Hiếm có miền quê nào trên đất nước Việt Nam như làng Siêu Quần (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) còn giữ nguyên rừng lộc vừng có lịch sử hơn trăm năm tuổi bao bọc quanh làng. Câu chuyện về “một đời người, một rừng cây” luôn gắn liền với bản ngã sinh tồn của những con người sinh ra, lớn lên từ mảnh đất này.

Cổng làng dẫn vào thôn Siêu Quần, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế

6 thg 7, 2021

Dấu tích 13 cửa Kinh thành Huế xưa

13 cửa thành ngày nay nơi còn nguyên hiện trạng, nơi bị chiến tranh phá hủy, nơi lại bỏ hoang.


Hiện nay Kinh thành Huế tổng cộng có 13 cửa thành, gồm 10 cửa đường bộ, 1 cửa phụ và 2 cửa đường thủy. Các cửa thành ban đầu đều được xây dựng từ thời vua Gia Long (phần mái vòm), đến thời vua Minh Mạng hoàn thiện vọng lâu phía trên. Qua thời gian, chiến tranh, có cửa vẫn nguyên hiện trạng, cửa bị sụp đổ đã phục dựng lại, cũng nhiều cửa bị lãng quên, bỏ hoang...

Ngoài chức năng chính là lớp bảo vệ ngoài cùng của Tử Cấm Thành, Hoàng Thành - nơi sống và làm việc của vua và triều đình - những chiếc cửa thành còn là cửa ngõ đi lại, thông thương của dân cư sinh sống bên trong khu Thành Nội, là nhân chứng sống của lịch sử, đời sống Kinh thành Huế suốt hơn 200 năm qua.

Cửa Ngăn (hình) còn gọi là Thể Nhân Môn, vốn là một trong hai cửa dành cho vua và hoàng gia ra vào Kinh thành. Mỗi lần như vậy triều đình lại cho quân lính ra chặn đường trước mặt kinh thành, ngăn không cho ai qua lại, nên có tên gọi cửa Ngăn. Nhân dân hay gọi đây là cửa Ngăn Dưới. Cửa Ngăn hiện nay nằm bên trái Kỳ Đài, trên con đường một chiều cùng tên cắt đường Lê Duẩn và đường 23/8.

9 thg 6, 2021

Kỳ thú chim muông trên đỉnh Bạch Mã

Bốn nhiếp ảnh gia yêu thiên nhiên săn ảnh các loài thú quý hiếm trong Vườn quốc gia Bạch Mã thuộc Thừa Thiên - Huế và ở Quảng Nam.


Cách TP Huế khoảng 60 km, du khách đi theo Quốc lộ 1A về phía nam tại thị trấn Phú Lộc, tại km số 3 theo biển chỉ dẫn là đến Vườn quốc gia Bạch Mã. Bạn cần liên hệ Ban quản lý vườn trước để được hướng dẫn chi tiết đối với loại hình du lịch sinh thái ngắm chim, muông thú. Ngoài ra, vườn quốc gia vẫn phục vụ các tour đi bộ, đạp xe, cắm trại trong rừng...

Từ cổng lên tới đỉnh Bạch Mã theo đường chính có chiều dài khoảng 20 km, gặp nhiều cảnh quan hòa quyện của núi rừng, suối thác và mây trời. Trekking tới km 17 (ảnh), qua những cánh rừng quanh đường mòn là tới Hải Vọng Đài, điểm cao nhất trên Bạch Mã ở độ cao 1.450 m.

5 thg 6, 2021

Mùa hoa muồng ở cố đô Huế

Từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7, ngoài hoa phượng, bằng lăng và điệp, cố đô Huế còn được tô điểm bởi sắc vàng, hồng của hoa muồng.


Đầu mùa hè là thời điểm Huế trở nên rực rỡ nhất với vô vàn loài hoa khoe sắc: từ hoa sen, hoa phượng, bằng lăng, điệp vàng... Trong đó có hoa muồng, gây chú ý bởi sắc hoa đặc biệt, có cả màu vàng và hồng khá lạ mắt.

Muồng hoàng yến được trồng rải rác khắp các tuyến phố. Nhưng đẹp nhất hiện nay là những hàng cây chạy dọc tuyến đường Kim Long, hướng về chùa Thiên Mụ.

2 thg 6, 2021

Đầm Chuồn mùa đẹp nhất năm

Mùa hè thời điểm được xem là đẹp nhất của đầm Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang). Khung cảnh bình minh hay hoàng hôn ở nơi đây chẳng khác gì một bức tranh thơ mộng.

Khung cảnh thơ mộng đầm Chuồn khi hoàng hôn phủ xuống

Thời điểm này, thay vì đón nhiều du khách, nhưng do dịch bệnh COVID-19, du lịch ở Đầm Chuồn gần như chững lại. Đã lâu rồi, khung cảnh đầm Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang) mới bình yên, thơ mộng đến thế.

10 thg 5, 2021

Cuộc sống ở làng cá Phú Hải

Nằm sát biển Thuận An là một làng cá nhỏ nhưng nhộn nhịp mỗi sớm chiều, khi ngư dân đưa những mẻ cá tươi về bờ.


Bức ảnh thu lại toàn cảnh xã Phú Hải, thuộc bộ ảnh “Hương sắc làng cá Phú Hải” do hai nhiếp ảnh gia xứ Huế, Nguyễn Phong và Kelvin Long, thực hiện. Ngoài các di tích, lăng tẩm nổi tiếng vùng đất cố đô, hai tác giả mong muốn giới thiệu thêm du lịch biển, đời sống ngư dân làng biển ở Huế đến với khách thập phương.

Xã Phú Hải, có diện tích khoảng 3,33 
km2, phía đông giáp Biển Đông và phía tây giáp phá Tam Giang, cách trung tâm TP Huế khoảng 20 km. Xã có khu neo đậu, tránh trú bão và làng cá Phú Hải, nằm gần bãi biển Thuận An, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân ổn định và phát triển nghề cá.

9 thg 5, 2021

Trải nghiệm khác biệt ở Hồng Hạ

Nhiều người thích lên A Lưới, nhưng ngại đường xa, cách trở núi đèo. Ít ai biết, có một điểm đến ở A Lưới chỉ cách trung tâm thành phố chừng một giờ đồng hồ chạy xe máy, nhưng mang lại rất nhiều trải nghiệm khác biệt.

Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp níu chân du khách. Ảnh: DLAL

Cũng là du lịch gắn liền với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, nhưng ở xã Hồng Hạ, có thể tìm thấy những điểm khác biệt từ một huyện vùng cao được nhiều người ví như “Đà Lạt ở Cố đô”.

4 thg 5, 2021

Lăng Minh Mạng - không gian đậm nét truyền thống ở cố đô Huế

Lăng Minh Mạng (Huế) được đánh giá là 1 trong những lăng tẩm uy nghi, đậm nét truyền thống trong những kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn.

20 thg 4, 2021

Mùa đông ngâm tắm suối khoáng nóng

“Trời lạnh ri mà đi ngâm suối khoáng nóng là tuyệt nhất”, sau những lời rủ rê hấp dẫn, tôi quyết định có chuyến “xê dịch” trải nghiệm cùng với nhóm bạn.

Thiền, yoga ở suối khoáng nóng là trải nghiệm mới

Không khí lạnh tăng cường những ngày qua, khiến nhiệt độ Huế xuống thấp. Buổi sáng thức dậy, còn không muốn ra khỏi giường. Thú thật, chưa lần nào ngâm tắm suối khoáng nóng vào mùa đông, nên nghe rủ rê, dù có phần hứng khởi nhưng tôi cũng đôi chút lần khần định bụng thôi. Nhưng rồi, đôi chân thôi thúc, tôi quyết định xách ba lô lên và đi.

Cảnh đẹp ở lăng Gia Long

Xuyên qua cánh rừng thông lớn rợp bóng mát và tiếng gió vi vu, khung cảnh di sản hiện ra khiến những lữ khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Đó chính là nơi an nghỉ của vị vua sáng lập triều Nguyễn - Gia Long.


Những ngày đầu xuân khi tiết trời vẫn còn se lạnh dẫu nắng vàng réo rắt, theo chân những đoàn khách chúng tôi tìm về lăng Gia Long – nơi yên nghỉ vị vua đầu tiên sáng lập ra triều Nguyễn để thăm viếng và trải nghiệm không gian thơ mộng như một bức tranh tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cùng với sự thiết kế tài hoa của con người.

Ba La Mật - một không gian thiền ẩn chứa nhiều điều thú vị

Ba La Mật là ngôi chùa gắn với tên tuổi của một nhân vật lịch sử thuộc dòng họ Nguyễn Khoa danh giá của đất Kinh đô: Nguyễn Khoa Luận (tức Viên Giác Đại sư). Cụ Nguyễn Khoa Luận sinh ngày 2/7 năm Giáp Ngọ (1834), mất ngày 27/6 năm Canh Tý (1900), thọ 66 tuổi. Cụ có tự là Đàm Trai, biệt hiệu là Văn Tử. Sau ngày đi tu, có đạo hiệu là Viên Giác Đại sư, pháp danh Thanh Chân.

Tam quan chùa Ba La Mật

Cụ từng được triều đình nhà Nguyễn bổ qua các chức Án sát Thanh Hóa, Quảng Bình; Bố chánh Quảng Ngãi; Thị lang Bộ Binh (trật chánh tam phẩm); Bố chánh Thanh Hóa… Chức vị nào và ở đâu, cụ cũng đều thanh liêm mẫu mực, tư tưởng cấp tiến, trừ ác giúp nước, được dân yêu mến, kính trọng.

18 thg 4, 2021

Bánh ram ít, món ăn dân dã ở Huế

Ở Huế, bánh ram ít là một trong những món ăn dân dã rất quen thuộc với người dân. Bánh có từ bao giờ thì ít ai biết, thế nhưng có người nói bánh ram ít từ lâu đã trở thành đặc sản trong cung đình xưa. Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Huế, chắc chắn ai đã từng thưởng thức thì không thể quên được vị ngon đặc biệt lạ miệng mà bánh ram ít mang lại.

Bánh ram ít được chia làm 2 phần là phần bánh ít mềm dẻo ở phía trên và phần bánh ram thơm giòn ở bên dưới. Hai thứ hương vị tưởng chừng không thể kết hợp này khi qua bàn tay khéo léo của người làm bánh tạo nên một hương vị cuốn hút riêng. Khi ăn bánh ram ít, sẽ cảm nhận được vị giòn và dẻo của bánh ram cùng bánh ít. Chúng hòa quyện vào nhau vô cùng hoàn hảo bánh có thể béo nhưng có thể ăn hoài mà không thấy ngán, ở Huế có rất nhiều gia đình làm bánh ram ít có truyền thống lâu đời. Đến Huế có thể tìm thấy bánh ram ít ở những quán ăn vỉa hè ven đường hay trong những nhà hàng sang trọng ở Huế.

9 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Nong lên thì Truồi cũng lên

Xứ Huế kinh đô một thuở với những tên làng, tên đất mỹ miều, lại có những địa danh rất kỳ lạ, chỉ độc một âm, không rõ nghĩa: Nong, Truồi, Sình, Sịa, Nọ, Nịu, Chuồn, Sam...

Cầu Truồi bắc qua sông Truồi, nằm cạnh chợ Truồi, ga Truồi - Ảnh: M.TỰ

Không biết đó là từ ngữ của tộc người nào từng sinh sống ở vùng đất này trong suốt mấy ngàn năm qua: Hán, Nôm, Chăm hay Pa Cô, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu... Các nhà nghiên cứu đã tốn không ít giấy mực nhưng độc âm bí ẩn đó vẫn chưa thể giải mã.

8 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Ơi đò Ca Cút, cho tui qua một chút

Ca Cút, tên bến đò xưa bên phá Tam Giang có cả chục cách lý giải khác nhau, nhưng đều đọng lại trong lòng người khi nhắc nhớ một tiếng gọi đò nghe như than van giữa đời.

Ông Nguyễn Cu, người lái đò cuối cùng và con đò từng đưa những chuyến cuối cùng tại bến Ca Cút - Ảnh: THÁI LỘC

4 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Nhớ nhung qua làng Trinh Tiết

Cái tên làng khiến con trai đi qua bùi ngùi, con gái phải bâng khuâng này đã chạm đến điều mà xã hội xưa đặt nặng lên người phụ nữ, sự trong trắng, trinh tiết. Nhưng câu chuyện ở làng Trinh Tiết lại bắt nguồn từ sự tích mang nghĩa sâu xa hơn.

Cổng làng Trinh Tiết khiến nhiều người qua lại đều phải tò mò - Ảnh: TÂM LÊ

Đó là sự thủy chung son sắt, tình nghĩa vợ chồng.

Sao lại Trinh Tiết?

Khách thập phương đi vãn cảnh chùa Hương, trên đường qua xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội sẽ bắt gặp cổng làng đề biển Trinh Tiết. Ngôi làng nhỏ nằm giữa cánh đồng lúa non yên ả, tháng giêng hai nắng vàng như rót mật.

Những người đọc, nghe tên làng đều có một thắc mắc: Sao lại là Trinh Tiết? rồi đặt ra bao mối hoài nghi. Không lẽ ở thời này còn có ngôi làng mang một cái tên nghe vừa lạ kỳ, vừa mang nặng hủ tục xưa cũ. Quan niệm con gái phải giữ gìn trinh tiết cho tới khi xuất giá tòng phu, ai lỡ lầm ăn "trái cấm" thì coi như mất đi cái "ngàn vàng".

Trinh tiết ở đây là cái màng sinh học của người con gái được các cụ ví như ngàn vàng, để mất thì coi như người con gái đó không còn được trân quý nữa. Có những nơi hủ tục nặng nề đến mức người con gái bị hắt hủi, bị cạo đầu bôi vôi, thậm chí thả rọ trôi sông.

Thời nay, quan niệm trinh tiết không còn nặng nề như trước nên ở đâu đó nhắc đến sẽ coi như một điều lạ. Vậy mà cái từ "nhạy cảm" này lại mang đặt tên cho cả một ngôi làng, truyền đời truyền kiếp người dân trong thôn phải ghi nhớ. Phải mang cái tên thôn gây chú ý này trong thẻ căn cước công dân đi khắp mọi nẻo đường của chuyến du hành cuộc đời.

Để giải mối hoài nghi này, chúng tôi đã có mặt ở làng Trinh Tiết với nhiều bất ngờ về quan niệm của người dân nơi đây.

Với giới trẻ, cái nhìn đã thoáng hơn: "Tụi em không quá quan trọng quan niệm ngày xưa của các cụ, nhưng yêu đương phải thành thật, nghiêm túc. Bà và mẹ em cũng dặn con gái thì cẩn thận hơn thôi..." - Bùi Thị Thủy, sinh viên năm thứ 3 Đại học Thương mại, Hà Nội, cười nói.

Ở gần cổng đền Trinh Tiết, hai người phụ nữ ngoài 40 tuổi bán trái cây "của" nhà trồng được thì quả quyết: "Bây giờ đâu còn được như các cụ thời xưa, có người thế này thế khác, có người chửa trước cưới sau, có đôi cưới chưa được mấy bữa thì ly hôn".

Nhưng khi chúng tôi hỏi là vì sao lại đặt tên làng đặc biệt vậy, cả hai bỗng vui vẻ tự hào: "Tên làng là do vua ban, muốn tìm hiểu thì tốt nhất vào gặp cụ từ trong đình ấy".

Đền Trinh Tiết được một đôi vợ chồng già trông giữ, cụ ông Đào Văn Lộc, cụ bà Lưu Thị Thiêm, cả hai đã bát tuần nhưng vẫn khá minh mẫn. Cách ông bà nói chuyện luôn nhẹ nhàng, ánh mắt, nụ cười vẫn dành cả cho nhau dù cả hai đã trải qua hàng chục năm hôn nhân.

Hai cụ vui vẻ kể cho chúng tôi nghe truyền tích về tên làng, hóa ra cái tên có nhiều ý nghĩa thiêng liêng hơn nghĩa đen về Trinh Tiết.

"Tôi cũng chỉ được nghe các cụ kể lại làng ban đầu có tên là Bối Lang, sau được đổi thành làng Sêu. Tên làng Trinh Tiết là do vua ban khi biết người phụ nữ đức hạnh, tức mẹ của quốc công Nguyễn Quốc Bảo mà chúng tôi đang thờ phụng trong đền này.

Bà có nhan sắc tuyệt trần nhưng chẳng may chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con thành vị tướng tài giữ nước, ai có hỏi xin cưới bà cũng một mực từ chối.

Thế kỷ XI, vua Lý Thánh Tông du thuyền trên dòng sông Đáy, nghe được câu chuyện xúc động và cảm mến tấm lòng thủy chung son sắt của người vợ, người mẹ này nên đổi tên làng thành Trinh Tiết" - ông Lộc, hơn 20 năm làm ông từ đình làng, cho biết.

Ngôi đình thờ phụng hai mẹ con quốc công, người con được dân làng phong làm thành hoàng làng. Tháng giêng sẽ khai hội, dân quanh vùng cũng tới dự lễ rất đông vui. Tuy nhiên dịch giã đang bùng phát trở lại, làng thông báo tạm đóng cửa đình, dừng các lễ hội truyền thống sau tết.

Làng Trinh Tiết nằm bên dòng sông Đáy thơ mộng, từ xưa vốn nổi tiếng về trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa. Con gái của làng vừa siêng năng cần cù, vừa xinh đẹp nết na, lại thủy chung son sắt nên vô cùng đắt giá trong mắt trai làng. "Gái làng Sêu nức tiếng một vùng" - ông Lộc nhìn bà lão bạn đời cười yêu thương.

Con gái trong làng cứ mười bảy, đôi mươi đã dựng vợ gả chồng xong. Mỗi cô gái trước khi về nhà chồng sẽ góp 200 gạch để lát đường làng. Vì thế không chỉ đời sống của người dân đủ đầy mà đường làng, ngõ xóm cũng được mở mang sạch đẹp nhất xã thời bấy giờ.

Cổng làng Trinh Tiết ngày nay có hai câu đối, đã lột tả những điều giá trị ở ngôi làng nhỏ bé này: "Làng Sêu quê cũ, chim đậu đất lành, văn vật ngàn xưa còn lưu mãi - Trinh Tiết đời nay, xuân về vận mới, thanh cao muôn thuở, phải là đây".

Những địa danh kỳ lạ: Nhất Huế, nhì Sịa

Xứ Huế kinh kỳ một thuở vẫn đang mang trong mình những địa danh độc âm kỳ lạ như Nong, Truồi, Sình, Chuồn, Sịa, Nọ, Nịu, Chuồn, Sam... Và ngay cái tên Huế cũng là một bí ẩn thách thức bao người khám phá.

Cửa ngõ dẫn vào thị trấn Sịa - Ảnh: M.TỰ