Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Ninh. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 2, 2020

Lễ leo gươm lên cửa lầu của dân tộc Tày

Tỉnh Quảng Ninh là vùng đất ẩn chứa kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian phong phú, đặc sắc của cộng đồng các dân tộc anh em như Tày, Dao... Trong lễ hội truyền thống của dân tộc Tày, bà con còn giữ lại nhiều nghi lễ mang những giá trị nhân văn, tiêu biểu là nghi lễ leo gươm lên cửa lầu” (Khẩn tu làu, tu đáp). 

Đây là một nghi thức trong đại lễ lẩu then - một nghi thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người Tày tỉnh Quảng Ninh, tổ chức cấp sắc cho người làm then đạt đến cấp cao nhất, được quyền nhận đệ tử để truyền nghề, được đứng ra tổ chức đại lễ then cho các then khác. 

Thầy cúng rải cuốn vải tơ làm đường lên cửa Ngọc Hoàng. 

21 thg 11, 2019

Vân Đồn - Khát vọng vươn lên của vùng đất Rồng


Nguyễn Huy Sơn là người địa phương, 34 tuổi, chưa lập gia đình vì sở thích du lịch nay đây mai đó. Giới làm du lịch quanh vùng cũng như "dân phượt" gọi anh là "Sơn biển đảo".

Sơn bảo, Vân Đồn từ lâu đã được biết đến như một địa điểm du lịch biển đảo đặc sắc, được thiên nhiên ưu đãi nhiều đặc ân, có những "nguyên liệu" quan trọng để phát triển du lịch biển đảo. "Vân Đồn được ví là vùng đất Rồng, và có thể một ngày không xa huyện đảo này sẽ hóa rồng thực sự, bất kể có được công nhận là đặc khu kinh tế hay không", Sơn nhận định.

Là một huyện đảo nằm trong vùng vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn có tổng diện tích hơn 2.170 km2 (trong đó diện tích đất tự nhiên trên 550 km2), bao gồm 600 hòn đảo lớn, nhỏ. Mỗi hòn đảo đều chứa đựng những giá trị độc đáo, riêng biệt, rất có giá trị về phát triển du lịch.

27 thg 9, 2019

Mùa thu về Yên Tử lòng rộng thênh thang

Giữa nắng thu vàng ươm và đại ngàn núi rừng xanh ngát của vùng đất Yên Tử linh thiêng, du khách như thấy bước chân nhẹ nhàng, lòng rộng thênh thang... 

Yên Tử không chỉ là một ngọn núi thiêng của Phật giáo Việt Nam mà còn là một điểm đến văn hóa, lịch sử có phong cảnh thiên nhiên vô cùng kỳ thú. Trong Quần thể di tích Yên Tử, nổi tiếng bậc nhất là khu danh thắng Đông Yên Tử thuộc TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 

10 thg 9, 2019

Nhà thờ Trà Cổ đang hồi xây dựng lại

Về đất mỏ Quảng Ninh, đi miền Đông, tới Móng Cái, tới Trà Cổ mà không ghé thăm nhà thờ Trà Cổ là một thiếu sót vô cùng lớn cho một chuyến viễn du.

Tháng 9, những ngày vào thu, nhà thờ Trà Cổ thêm lần nữa đang hồi xây dựng lại.

8 thg 9, 2019

Xôi trắng, bánh cuốn chả mực lạ miệng ở Hạ Long

Nếu đã một lần được thưởng thức món này tại vùng biển Hạ Long rồi, bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị đặc trưng ấy. 

Xôi trắng chả mực 


Đĩa xôi trắng bốc khói với những lát chả mực vàng ruộm trông thật bắt mắt. Xôi được đồ từ nếp mới, vừa thơm vừa dẻo; chả mực vừa dai vừa giòn sừn sựt, vị vừa ăn. Những người bán chả mực ở Hạ Long nói rằng mực thì biển nào cũng có nhưng để làm chả mực ngon thì nhất định phải là mực tươi, mới được đánh bắt trong khu vực biển của Hạ Long, thịt mới thơm và dậy mùi. 

Trời thu lành lạnh này, nhìn phần xôi trắng nghi ngút khói, những chiếc chả còn bóng loáng dầu chiên, một ngày mới Hạ Long bình yên quá… Ảnh: I.T 

3 thg 9, 2019

Những trải nghiệm nên thử ở Yên Tử

Ngoài chinh phục đỉnh Chùa Đồng, du khách có thể ghé thăm Làng Nương, trải nghiệm làm nón lá và in tranh Đông Hồ. 

Yên Tử là điểm đến nổi tiếng với núi rừng hùng vĩ và những giá trị văn hóa, tâm linh. Nơi đây đông đúc nhất vào 3 tháng đầu năm. Leo núi Yên Tử vào các tháng còn lại, bạn có thể thư thả tận hưởng không gian trầm lắng, trong lành của thiên nhiên. Ảnh: Trần Việt Anh. 

1 thg 7, 2019

Chùa am Ngọa Vân - nơi tưởng nhớ Phật hoàng Trần Nhân Tông

Chùa am Ngọa Vân là một di tích quan trọng nằm trong vùng địa linh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, chùa - am Ngọa Vân có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi nơi đây chính là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Nơi lịch sử ngưng đọng


Ngọa Vân Tự nghĩa là “chùa nằm trên mây”. Ở độ cao hơn 500 m so với mực nước biển, chùa có địa thế đẹp, tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân mây phủ, có hai dãy núi ôm vòng hai bên, phía trước có ngọn núi nhỏ làm án, phía xa là thung lũng với dòng sông Cầm uốn quanh. Chùa được xây dựng vào thời Trần, được tôn tạo vào thời Hậu Lê. Kiến trúc của khu vực chùa có ba lớp. Trên cùng là am Ngọa Vân. Trong am có bệ thờ, trên đặt tượng đồng Phật hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế nhập Niết bàn.

Toàn cảnh chùa Ngọa Vân. 

20 thg 5, 2019

Chiêm ngưỡng ngôi đền 600 năm tuổi thờ 8 vị Vua triều Trần

Đền An Sinh là ngôi điện thờ An Sinh Vương Trần Liễu và 8 vị tiên đế triều Trần . Đền được xây dựng trên một địa thế đẹp có non bình, thủy tụ, là trung tâm của cả Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh).


Đền An Sinh (xưa kia còn gọi là điện An Sinh) tọa lạc trên một đồi đất thoai thoải giữa vùng địa linh ở thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều (Quảng Ninh). Đền được xây dựng vào thời Trần năm 1381. Ban đầu, đây là nơi thờ ngũ vị Hoàng đế nhà Trần: Anh Tông Hoàng đế, Minh Tông Hoàng đế, Dụ Tông Hoàng đế, Nghệ Tông Hoàng đế và Khâm Minh Thánh Vũ Hiển Đạo An Sinh Hoàng đế.

7 thg 5, 2019

Chùa Ba Vàng là chi và ở nơi nao?

Gần đây, tôi thấy khá nhiều bài trên các trang du lịch giới thiệu về chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh, nói rằng đây là một điểm du lịch tâm linh quy mô lớn, hoành tráng. Tôi tò mò, tìm đọc lại các tài liệu hiện có của mình, xem ngôi chùa này có lịch sử thế nào. Lạ thay, không thấy bất cứ tài liệu nào nói rằng Quảng Ninh có một ngôi chùa nổi tiếng tên là chùa Ba Vàng hết.

Toàn cảnh chùa Ba Vàng. Ảnh: chuabavang.com.vn

10 thg 4, 2019

Chiêm ngưỡng trận địa cọc cổ của trận thủy chiến Bạch Đằng lừng danh

Trận thủy chiến năm 1288 trên sông Bạch Đằng, thuộc địa bàn huyện Yên Hưng xưa, nay là thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh của quân dân Đại Việt, dưới sự chỉ huy của Quốc công Tiết chế Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuần cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, không chỉ phá vỡ hoàn toàn âm mưu xâm lược Đại Việt, mà còn chặn đứng đường tiến công chinh phục châu Á của đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Một phần của trận địa cọc cổ đó, đã góp phần tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo binh thuyền hùng mạnh của quân xâm lược Nguyên Mông do Ô Mã Nhi chỉ huy gồm 600 chiến thuyền và 40.000 quân, hiện vẫn được lưu giữ những ruộng đồng, hồ ao ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, chỉ có bãi cọc Yên Giang lộ thiên để phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan, học tập; 2 bãi cọc khác, sau khi khai quật, lại tạm phủ đất, bùn lên để được bảo quản tốt hơn.

Bãi cọc cổ của trận thủy chiến Bạch Đằng năm 1288 được tìm thấy đầu tiên ở Yên Giang năm 1958 

15 thg 3, 2019

Tìm về đất tổ của nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh

Vùng đất Đông Triều là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh đặc sắc của vương triều Trần với hệ thống tổ miếu, lăng tẩm, chùa tháp quy mô.

Chính sử coi Đông Triều là quê gốc của vương triều Trần (1225-1400), trước khi chuyển về Tức Mặc (Nam Định), Long Hưng (Thái Bình) và phát tích Đế vương ở đó vào khoảng thế kỷ 12. Từ đời Trần Thái Tông, Vua đã cấp An Sinh (Đông Triều) cho anh mình là Trần Liễu làm đất thang mộc để trông coi phần mộ, thờ cúng tổ tiên

9 thg 2, 2019

Tại sao vua Trần Nhân Tông chọn Yên Tử để tu hành?

"Yên Tử, nơi Đất Trời giao hòa, gió mây vấn vương như rồng chầu hổ phục. Hàng trăm năm qua, bầu nguyên khí dưới cánh rừng Yên Tử vẫn tiếp truyền nguồn năng lượng tinh khôi vào từng hơi thở, từng bước chân của du khách. Mái chùa, phiến đá tĩnh tại kể chuyện về một vị Vua hóa Phật..."

Thượng Hoàng Trần Nhân Tông chọn Yên Tử để tu hành:

Đã từng có rất nhiều phỏng đoán...

Sau hơn một năm truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, vào tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), Thượng hoàng Trần Nhân Tông thực tập xuất gia tại hành cung Vũ Lâm (Ninh Hải - Hoa Lư - Ninh Bình). Sự kiện này đã được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư. Nhưng đến tháng 7 năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng lại rời hành cung Vũ Lâm về Yên Tử tu hành 10 năm rồi viên tịch ở đây (1308).

3 thg 2, 2019

Du lịch tâm linh: Nhớ về Yên Tử- Nhớ thăm Mai vàng

Trong tâm tưởng nhiều người, mai được khởi nguồn từ xứ sở miền Nam, nơi ấm áp quanh năm, mưa nhuần, gió thuận. Ít ai nghĩ ở núi rừng thiêng Yên Tử thuộc về vùng Đông-Bắc Việt Nam, vào mùa đông, gió bấc tràn về tượng đá cũng rét run, thế mà mai lại mọc thành rừng, nhiều cây đã trở thành cổ thụ, tuổi đời có dễ mấy trăm năm và được tôn danh là “Đại Lão Mai Vàng”.


Mai vàng là một loài hoa được sinh trưởng trên những vách đá dựng đứng ở độ cao gần 1 nghìn mét. Loài hoa cổ thụ này có tuổi đời trên 700 năm, gắn liền với những huyền thoại kỳ bí của thiền phái Trúc Lâm, được người đời tôn kính gọi: “Đại Lão Mai Vàng”. 

25 thg 1, 2019

'Bảo tàng' tự nhiên giữa vịnh Hạ Long

Một 'bảo tàng' bảo tồn động vật, thực vật quý hiếm giữa vịnh Hạ Long đang được gấp rút hoàn thiện, chuẩn bị hoạt động và đón khách vào cuối năm 2018. 

Một “bảo tàng” bảo tồn động, thực vật quý hiếm được xây dựng trên đảo Soi Sim để chuẩn bị đưa vào hoạt động, đón khách vào cuối năm 2018 - Ảnh: NAM TRẦN

Một doanh nghiệp tư nhân đầu tư không dưới 50 tỉ đồng cho "bảo tàng" độc đáo này.

22 thg 1, 2019

Điều ít biết về nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

Di tích Ngọa Vân ngày nay là một quần thể chùa tháp lớn được bố trí thành 3 lớp trên núi Bảo Đài. Lớp thấp nhất là 15 di tích dưới chân núi như: khu rừng già Tàn Lọng, Phủ Am Trà, Đô Kiệu, Thông Đàn, Đá Chồng, Ba Bậc… 

Trong chuyến hành phương “Về miền đất Phật” 2018 mới đây, Đại đức Thích Quảng Hiếu cùng hơn 2000 phật tử chùa Tân Hải (Đan Phượng, Hà Nội) đã làm lễ dâng hương và chiêm bái Phật hoàng Trần Nhân Tông tại chùa Ngọa Vân thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Đây được coi là hoạt động nghi lễ lớn với sự tham gia của nhiều người mang ý nghĩa khép lại năm đại lễ tưởng niệm 710 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập cõi niết bàn tại Khu di tích Chùa – am Ngọa Vân.

Khung cảnh chùa Ngọa Vân - nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn cách đây 710 năm. 

18 thg 1, 2019

“Một ngày làm ngư dân” đảo Quan Lạn: Một mẻ lưới, bắt nửa tạ cá

Sau nhiều tháng chuẩn bị, dưới sự hỗ trợ của JICA (Nhật Bản) cả về tài chính và đào tạo các kỹ năng, các ngư dân trên đảo du lịch Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đã đưa vào thử nghiệm tour “Một ngày làm ngư dân”, để chính thức phục vụ du khách từ tháng 4.2019. Trải nghiệm thú vị nhất đối với du khách có lẽ là những giờ bơi thuyền, thả lưới trên biển và về cùng vào bếp chế biến các món cá với ngư dân.

Chiến lợi phẩm trong tour du lịch "Một ngày làm ngư dân" trên đảo Quan Lạn 

16 thg 1, 2019

Đến Bình Liêu - 'thiên đường' vùng biên

Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới của Quảng Ninh (giáp với Trung Quốc), được dân phượt ví von là “Sa Pa vùng Đông bắc”, “thiên đường cột mốc”. 

Bình Liêu cũng mang vẻ đẹp hoang sơ với những ngôi nhà sàn, nhà trình tường bên những cánh đồng bậc thang hút mắt mùa lúa chín vàng - Ảnh: NAM TRẦN

Bình Liêu có thể còn là một địa danh khá xa lạ với khách du lịch. Nhưng nếu một lần đặt chân đến vùng đất này, chẳng ai cưỡng nổi vẻ hút hồn từ cảnh vật tới con người nơi đây.

Hình ảnh đẹp như tranh thủy mặc trên cao tốc 12.000 tỷ ở Quảng Ninh

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn có mức đầu tư 12.000 tỷ đồng, chuẩn bị thông xe vào ngày 30.12. Một điểm đặc biệt là hiếm có cao tốc nào ở Việt Nam, cảnh sắc hai bên đường đẹp tựa một bức tranh thủy mặc như cao tốc này.

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (Quảng Ninh) với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng, chuẩn bị thông xe kỹ thuật sáng 30.12. 

15 thg 11, 2018

Chùa Ba Vàng - điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của Quảng Ninh

Chùa Ba Vàng là một ngôi chùa tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Từ năm 2007, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, thuộc Hệ phái thiền Trúc Lâm Yên Tử được nhân dân địa phương thỉnh về trụ trì chùa

18 thg 10, 2018

Tiên Yên – Vùng đất biên cương nhiều dấu ấn văn hóa dân gian

Từng được biết đến là nơi "rừng thiêng nước độc” nhưng giờ đây, huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) đang là điểm du lịch hấp dẫn bởi nét văn hóa độc đáo.

Huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) đang là điểm đến của nhiều du khách bởi nơi đây có rất nhiều nét đẹp văn hóa dân gian của cộng đồng các dân tộc anh em. Đặc biệt, những lễ hội truyền thống được phục dựng nguyên gốc đã tạo nên những bản sắc riêng về đất và người Tiên Yên. 


Phố cũ Tiên Yên được các nhà nhiếp ảnh ghi lại từ trên cao.