Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 2, 2022

Canh rau ranh thịt heo

Người bạn quê ở huyện Trà Bồng gửi cho mớ rau ranh non mướt. Rau ranh là đặc sản của núi rừng ở miền Tây Quảng Ngãi, không chỉ nổi tiếng với món canh rau ranh ốc đá, mà rau ranh nấu với thịt heo cũng đặc biệt thơm ngon.

Bữa cơm trưa ngon miệng khi có món canh rau ranh nấu cùng thịt heo ba chỉ và gạo tấm. Cả nhà tôi chậm rãi thưởng thức món canh phảng phất hương vị núi rừng. Nắng gió nơi núi đồi cùng sương lạnh và mưa dầm đã ướp hương của đất trời, cỏ cây vào lá và đọt rau non tơ với vị ngọt lẫn chát dịu. Thịt heo xào săn khi nấu canh cho rau thêm ngon, mềm. Nước canh với vị ngọt thanh từ gạo tấm hòa cùng vị mặn từ muối, chát dịu từ rau và béo từ mỡ thật hấp dẫn.

Nguyên liệu để nấu canh rau ranh thịt heo.

14 thg 2, 2022

Bánh tráng nhúng đường

Bánh tráng nhúng đường rất giòn, ngọt, thơm là món ăn dân dã, thân thuộc với tuổi thơ của bao thế hệ người dân xứ Quảng.

Ngày xưa, vào mùa thu hoạch mía, lò đường của ông tôi luôn đông đúc. Không chỉ người trong thôn, mà các khu vực lân cận cũng chở mía đến nhờ nấu đường. Những lò nấu đường thủ công đã đi vào ký ức của nhiều người.

Bánh tráng nhúng đường.

15 thg 1, 2022

Chà bông cá chuồn muối

Chà bông cá chuồn muối là món ăn mà người dân vùng cao Trà Bồng thường thếch đãi khách phương xa. Đây là món ăn dân dã được làm từ những con cá chuồn muối mặn, loại cá mà hầu hết người dân xứ Quảng ngày trước tích trữ làm thức ăn vào những tháng mùa mưa.

Chậm rãi gắp những con cá chuồn muối ra khỏi chiếc lu sành, bà Hồ Thị Non, ở thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) hồ hởi kể, ngày trước, hầu hết các gia đình ở miền núi đều có một lu cá muối. Khi trời mưa dầm dề, cá mắm đắt đỏ, các gia đình chưng cá muối rồi ăn với cơm nóng. Sau này, nhiều người nghĩ ra cách nướng cá chuồn muối rồi giã nhỏ, rắc vào cơm ăn như muối mè, muối đậu phụng. Món ăn vừa ngon, vừa lạ miệng.

Từ những con cá chuồn muối mặn mòi, người dân miền núi Trà Bồng đã biến tấu nên món chà bông cá chuồn muối thơm ngon, lạ miệng. Ảnh: LAM AN

Truyền thống học hành, khoa cử ở làng Mỹ Khê

Làng Mỹ Khê xưa là thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) ngày nay. Đây là ngôi làng khá nổi tiếng về truyền thống học hành, khoa cử.

Mỹ Khê có hai làng, đó là Mỹ Khê Đông và Mỹ Khê Tây. Địa bạ Quảng Ngãi xác lập năm Gia Long thứ 12 (1813) cho thấy, Mỹ Khê Đông, Mỹ Khê Tây đều là xã thuộc Hà Bạc huyện Bình Sơn; đời vua Đồng Khánh là tên xã thuộc tổng Bình Châu, huyện Bình Sơn; từ năm 1899, thuộc về huyện Sơn Tịnh khi huyện này tách lập. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, hoạch định xã mới Tịnh Khê (Sơn Tịnh), thì chữ Khê cũng lấy từ tên gọi Mỹ Khê. Mỹ Khê Đông và Mỹ Khê Tây hình thành một thôn với tên gọi là Mỹ Lại.

Người làng Mỹ Khê xưa rất cần cù, nhẫn nại trong nghề nông, nhiều người mò cua bắt ốc trên sông Kinh, nhiều người đi buôn bán xa để mưu sinh. Gian khó rèn luyện đức tính của con người, kể trong các nghề sinh sống lẫn trong việc học hành.

Đường về thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi). Ảnh: Ý THU

Ngọt ngào bánh thuẫn

Trong số các đặc sản ở Quảng Ngãi như kẹo gương, bánh thuẫn, đường phèn, đường phổi... thì bánh thuẫn bao giờ cũng chiếm “đầu bảng” vào dịp Tết đến Xuân về.

Không khí làng quê sực nức mùi bánh Tết, đặc biệt là bánh thuẫn. Chẳng thế mà mùi thơm của loại bánh này vấn vương cả tháng Chạp, vắt luôn qua tháng Giêng, tháng Hai.

Ai không biết chứ riêng tôi thuở nhỏ, bánh thuẫn là bánh... thần tiên. Mùi bánh thuẫn như một lời reo: “Tết sắp về!”. Để có những nhả bánh thuẫn đúng chuẩn, mẹ và chị tất bật chuẩn bị cả tuần trước đó. Nào là bột bình tinh, bột năng, bột vani, đường cát trắng, trứng gà... Với tôi, vất vả nhất là khi mẹ bảo đánh trứng gà với đường và bột. Mỏi nhừ cả hai tay, nhưng chị dòm thấy chưa được là phải đánh tiếp, cho tới khi nào hỗn hợp bột - đường - trứng đặc quánh và mịn mới thôi. Hồi hộp nhất là lúc mẹ nhỏ thử giọt bột sệt vô chén nước. Giọt bột không tan. Mẹ gật đầu “nghiệm thu” thì tôi mới thở phào.

Bánh thuẫn. Ảnh: Cao Duyên

Lý Sơn phục dựng thành công hai bộ xương cá Ông khổng lồ

Hai bộ xương cá Voi (ngư dân thường gọi là cá Ông) lớn nhất Việt Nam được UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi phục dựng thành công, sẵn sàng phục vụ người dân và du khách trong dịp Tết Nhâm Dần và mùa du lịch năm 2022.

Những ngày này, tại nhà trưng bày cá Voi, lăng Tân ở thôn Đông An Vĩnh, huyện Lý Sơn, hai bộ xương cá voi hàng trăm năm tuổi đang được các chuyên gia phục dựng, gấp rút hoàn thành các công đoạn cuối. Hai bộ xương cá Ông lần lượt dài 28m và 22m, cao gần 4m. Mỗi bộ gồm 50 đốt sống, 28 xương sườn, xương đầu dài 4m, xương ngà dài 4,7m…

Trải qua hàng trăm năm, hai bộ xương cá voi lưu cất tại nhà trưng bày bị hư hỏng gần phân nửa nên quá trình phục chế gặp nhiều khó khăn.

Hai bộ xương cá Ông dài 28m và 22m.

4 thg 1, 2022

Sâm Quảng Ngãi nổi tiếng một thuở

Cứ ngỡ sâm Quảng Ngãi, loại thổ sản nổi tiếng thời xưa, nay không còn. Nhưng mới đây qua điền dã, chúng tôi đã tìm ra cây sâm Quảng Ngãi, điều này mở ra hy vọng về sự hồi sinh, phát triển của giống cây quý này.

Từ trong sử sách

Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển viết về tỉnh Quảng Ngãi đã từng chép: “Nghĩa sâm: Sản ở các núi ven biển thuộc huyện Bình Sơn; tháng Hai, tháng Ba nở hoa; người ta đào lấy củ, rửa sạch và xôi qua, cạo hết vỏ thô, ban ngày phơi nắng, ban đêm sấy than. Thứ sâm này có vằn ngang cũng như bắc sâm, vị ngọt và thanh đạm. Có sâm hộ, đồng niên mỗi người phải nộp hạng nhất và hạng nhì mỗi hạng 1 cân 8 lạng”. Vậy là đất Quảng Ngãi xưa kia cũng có loại sâm tốt có tiếng. Không có tiếng sao được khi Sử quán ghi khá chi tiết vào sách Đại Nam nhất thống chí vốn lựa chọn rất khe khắt, và người khai thác sâm còn phải nộp thuế cho Nhà nước.

Hoa sâm núi. Ảnh: Cao Chư

Cháo khoai môn cá lóc

Có cá lóc, có khoai môn, có lúa mới vừa thu hoạch, những bà mẹ quê lại nghĩ đến nồi cháo khoai môn cá lóc, món ăn mà cả nhà ai cũng thích.

Vào mùa mưa, các con tàu neo bến, cá biển vơi đi, các món chế biến từ cá đồng lại về nơi bếp lửa hồng. Cả nhà tôi lại được thưởng thức món cháo cá lóc khoai môn.

Khoai môn nấu canh là loại khoai mịn, trồng ở những vùng đất ráo. Người ta nhổ nguyên cả bụi khoai, cả củ lẫn rễ non, cắt bỏ một phần ba cọng phía trên, đem rửa sạch, dùng dao cạo qua lớp vỏ lụa của củ, thái từng lát như lát khoai lang. Cọng khoai thì tước bỏ lớp ngoài rồi cắt thành đoạn dài bằng ngón tay, ngâm qua trong nước muối loãng, vớt ra để ráo trong vài phút.

Nguyên liệu khoai môn, cá lóc để nấu cháo.

28 thg 12, 2021

Nước mắm cá đồng

Mùa đông, khi tiết trời trở lạnh cũng là lúc tôi nhớ chén mắm cá đồng với nồi cơm lúa mới. Nhiều người muối cá biển, nhưng bà tôi lại muối cá đồng, vì có hương vị rất đặc trưng.

Mùa mưa lũ, dòng nước từ thượng nguồn đổ về các con sông, ao hồ, ruộng đồng nước ngập trắng. Vô số các loại cá theo dòng thủy lưu về cư trú ở các ao, hồ... Như một sự ưu đãi của thiên nhiên, cá đồng luôn có nhiều trong mùa mưa lũ. Khi nước cạn, nhà nhà trong xóm xúm xít tát nước ở các ao, hồ... để bắt cá. Cá ăn không hết thì làm mắm. Cá đánh lưới về bỏ vào thau rồi nhặt sạch rác, rêu bị lẫn trong cá. Bà tôi làm sạch từng con cá dù lớn hay nhỏ, lấy nhúm lá chuối khô cuộn lại chà vào rổ cá cho sạch vẩy cá và nhớt cá.

Đậm đà vị mắm cá đồng. Ảnh: Trung Ân

Thơm ngon bánh bó

Vào dịp Tết, mẹ tôi thường làm bánh bó. Bánh bó là loại bánh truyền thống của người dân xứ Quảng. Tôi rất thích món bánh bó ở quê nhà, nhất là bánh do chính tay mẹ làm, bởi mùi vị thơm ngon, đậm đà tình quê.

Bánh bó được cắt thành lát. Ảnh: Kim Trang

Những địa danh mang chữ "bàu"

“Bàu” là một từ chỉ địa hình tự nhiên, xuất hiện phổ biến trong hàng trăm địa danh ở Quảng Ngãi. Nhưng dần về sau, vì nhiều nguyên nhân, một số tên gọi ấy giờ chỉ còn trong ký ức của các cụ lớn tuổi.

Tên gọi ruộng đồng, sông, núi...

Trong “Đại Nam quấc âm tự vị”- cuốn sách được xem là tự điển tiếng Việt đầu tiên của nước ta (xuất bản lần đầu tiên vào năm 1896), tác giả Huỳnh Tịnh Của đã giảng nghĩa từ “bàu” là “ao, vũng lớn” và dẫn chứng “bàu tắm tượng” nghĩa là “hồ tắm tượng”, “bàu sen” là hồ sen, “bàu rau muống” là “bàu thả rau muống”...

Sông Bàu Giang đoạn chảy qua địa phận phường Nghĩa Lộ (TP.Quảng Ngãi). Ảnh: Ý THU

11 thg 12, 2021

Canh cá biển nấu dưa cải chua

Thỉnh thoảng gia đình tôi đổi khẩu vị với món canh cá biển nấu dưa cải chua. Cá sòng, cá đuối hoặc chỉ cần vài lạng cá cơm tươi rói là được. Cải chua sẽ khử mùi tanh nhưng không làm mất đi vị ngọt thơm của cá tươi. Canh cá biển nấu dưa cải chua là món ăn vừa ngon, vừa dễ chế biến.

Khác với người miền Bắc thường om dưa cải chua với các loại cá đồng như cá chép, rô phi... người miền Trung thường nấu canh cá biển với dưa cải chua. Món canh cá biển nấu dưa cải chua cần có thêm quả cà chua, ớt và không thể thiếu ngò gai, rau ngổ để tăng vị cho món ăn. Nhà tôi bất kể mùa đông hay mùa hè đều có một hũ dưa cải chua, để ăn kèm trong những bữa cơm. Mẹ tôi mua cải xanh rồi tự muối. Những bẹ cải xanh mướt được mẹ tỉ mẩn ngồi nhặt lá sâu, rửa sạch, sau đó phơi một nắng cho cải hơi héo lại.

Canh cá nấu dưa. Ảnh: THIÊN DI

7 thg 12, 2021

Độc đáo làng đá ong ven biển

Ngôi nhà đá ong của ông Nguyễn Ngọc Thanh. Ảnh: Hà Thương

Cùng với sự biến thiên của vạn vật, đá ong dần vắng bóng, nhưng tại một ngôi làng ven biển miền Trung, dưới lớp rong rêu kia, đá ong vẫn đang “sống”, vẫn thở những nhịp bình yên giữa sự hối hả, xô bồ của thời hiện đại.

4 thg 12, 2021

Vãn cảnh chùa Đục

Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), không chỉ nổi tiếng với các địa danh về Hải đội Hoàng Sa mà còn có chùa Đục với tên chữ Hán là Đỉnh liêm tự - ngôi chùa cô tịch, có phong cảnh đẹp, bình yên đến lạ thường.

Ngự ở lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ hàng ngàn năm trên đảo, men theo 139 bậc thang đá, chùa Đục hiện ra trước mắt, tuy nhỏ nhưng lại rất đặc biệt. Theo sử sách chép lại, từ năm 60 của thế kỷ trước, nơi đây từng là hang cọp, sau đó được sư Giác Tuấn chọn là điểm tu hành. Tuy nhiên, phải mãi đến đầu năm 2000 chùa mới được chỉnh trang xây dựng khang trang.

Tọa lạc ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27 mét, dẫn lên các điện thờ cổ kính, rêu phong nằm sâu trong lòng núi.

Bức Tượng Phật Quan Thế Âm cao 27 m, tọa trên tòa sen màu sơn trắng đặt ngay dưới chân núi Giếng Tiền là đường chính lên Chùa Đục. Ảnh: Công Đạt/VNP

3 thg 12, 2021

Núi Trấn Công, ngọn núi trong lòng dân

Tên núi, tên sông là những tên gọi hiếm khi thay đổi theo thời gian. Ấy vậy mà, ở phía tây TP.Quảng Ngãi có một ngọn núi mang tên núi Phước, được người dân đổi thành núi Trấn Công (hay còn gọi là núi Ông).

Từ núi Phước đến núi Trấn Công

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, trước kia núi Trấn Công có tên là núi Phước (hay còn gọi là Phước Lãnh), nằm ở xã Thu Phố, nay là phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi). Nói về tên gọi cũ này, trong dân gian lưu truyền câu thơ: “Phước lãnh xuân lai hoa sắc sắc/ Lai đàm thu đáo thủy thanh thanh” (Tạm dịch là: “Núi Phước xuân về hoa lắm sắc/ Đầm lai thu đến nước trong veo”. Mãi đến sau này, khi Trấn Quận công Bùi Tá Hán (1496 - 1568) - một danh tướng đời Lê Trung hưng, được phong Bắc quân đô đốc phủ chưởng phủ sự Trấn thủ thừa tuyên Quảng Nam (gồm vùng đất tương đương 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên sau này) mất và được người dân lập đền thờ tại phía đông núi Phước, thì ngọn núi này được người dân đặt tên là núi Trấn Công (hay còn gọi là núi Ông).

Núi Trấn Công, ở phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) nằm bên bờ sông Trà Khúc. Ảnh: Ý THU

Món canh chua cá mè

"Cá mè thịt béo/ Hơi có mùi tanh/ Đầu thì nấu canh/ Mình mềm chiên sả...". Câu vè nơi thôn dã nhắc nhớ món canh chua cá mè tuyệt hảo với dư vị khó phai.

Cá mè quen thuộc với người dân Đức Phổ quê tôi, nơi nhiều đầm nước và lắm sông hồ. Thỉnh thoảng, có người bắt được cá lớn nặng đến dăm bảy cân, vui phải biết. Rất nhiều thú vui khi bắt cá mè. Đàn ông trong làng thường rủ nhau mang nơm ra đầm úp cá. Họ dàn hàng ngang bước tới với đôi tay cầm hai chiếc nơm úp mạnh, xua cá chạy vào bờ. Khi đến bờ, cá chạy ngược trở ra gặp phải những chiếc nơm úp nhốt vào trong. Mọi người xúm lại, chèn thêm nơm lên trên, đè mạnh cho chắc chắn, rồi thò tay vào trong nơm bắt cá. Bắt được cá mè, ai nấy cũng cười hả hê.

Nguyên liệu để nấu canh chua cá mè. Ảnh: TRANG THY

2 thg 12, 2021

Đậm đà thịt kho mắm ruốc

Tiết trời se lạnh, mưa lâm thâm, mẹ tôi đi chợ mua thịt heo ba chỉ về kho mắm ruốc. đó là món ăn khoái khẩu trong những ngày mưa.

Biết mẹ chuẩn bị làm món thịt heo kho mắm ruốc, tôi đội nón lá chạy ra sau nhà, nhổ vài tép sả, rửa sạch xắt mỏng rồi dùng dao bằm nhuyễn cùng vài trái ớt và tỏi. Còn mẹ thì rửa sạch thịt ba chỉ, cắt miếng nhỏ rồi ướp với đường. Mẹ bảo, làm như vậy là để khi thịt kho chung với mắm ruốc không bị ngấm vị mặn của mắm và phần mỡ heo trong hơn. Mẹ múc khoảng 3 muỗng mắm ruốc cho vào tô, sau đó chế nước lạnh vào trộn đều cho mắm tan, rồi lọc lại cho sạch.

Món thịt kho mắm ruốc. Ảnh: KIM TRANG

1 thg 12, 2021

Bánh xèo ngày mưa

Như bao người con sinh ra ở Quảng Ngãi, tôi luôn nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu khi trải qua mấy tháng lũ lụt, mưa gió dầm dề. Trời lạnh, nước ngập đồng, nhà nông rảnh rỗi, quẩn quanh giã nếp làm cốm, rang bắp ăn cho vui bên ấm nước chè. Nhưng ấn tượng nhất với đám trẻ con ngày gian khó ấy vẫn là được ăn bánh xèo.

Ngày trước, người dân nông thôn thường cúng rằm tháng Mười bằng những món nhà làm, nhiều người thường đúc bánh xèo. Gạo, thịt heo, rau sống đều có thể tự làm. Cả nhà cùng xắn tay, bắt đầu từ sáng sớm đến tận chiều tối; mỗi người một việc, cùng làm bánh rồi quây quần ăn uống sau khi cúng xong. Thật ngon và đầm ấm không khí gia đình.

Bánh xèo Quảng Ngãi. Ảnh: P.L

Cá cơm khô rim chua ngọt

Quê ngoại tôi ở vùng biển. Mỗi lần lên thành phố thăm chơi, biết tôi rất thích ăn món cá cơm khô rim chua ngọt, nên lần nào bà cũng mang theo một túi cá cơm khô.

Cá cơm khô do tự tay bà mua cá tươi về làm sạch và phơi khô. Vừa lên tới nơi, bà bảo: “Xem bà đem gì lên cho cháu này! Bà sẽ làm món cá cơm khô rim chua ngọt cho cháu ăn nhé”. Thế là bà và mẹ tôi cùng vào bếp, tôi cũng háo hức phụ nấu ăn.

Món cá cơm khô rim chua ngọt. Ảnh: KIM TRANG

13 thg 11, 2021

Bí mật lịch sử đầy bi tráng của hải đăng Lý Sơn

Nhiều du khách ghé thăm hải đăng Lý Sơn khi có dịp khám phá hòn đảo du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi, nhưng không phải ai cũng biết về những tháng ngày bi tráng từng diễn ra ở ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam này.

Nằm ở xã Lý Hải, hải đăng Lý Sơn là một công trình gắn với nhiều sự kiện lịch sử của đảo Lý Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung. Theo các tư liệu, hải đăng được người Pháp đưa vào hoạt động năm 1898, nằm dưới sự quản lý của Sở Đèn pha