Hiển thị các bài đăng có nhãn Phú Yên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phú Yên. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 1, 2018

Khám phá bí mật trong nhà thờ Mằng Lăng

Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc cổ xưa, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Nằm ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam

15 thg 1, 2018

Ngon ngọt mực một nắng Phú Yên

Một trong số những đặc sản của Phú Yên mà khách du lịch không thể bỏ qua là mực một nắng do ngư dân đánh bắt và sơ chế. 

Để mực một nắng được thơm ngon, ngư dân phải rửa mực bằng nước biển, sau đó đem phơi ở nơi nhiều ánh nắng, nắng to.

Quan trọng nhất là mực chỉ phơi "đủ 1 nắng”, thông thường nếu gặp trời nắng gắt người dân có thể phơi khoảng 2 đến 3 tiếng cho mực vừa se lại, sờ không dính tay trước khi đi vào chế biến các món ăn khác nhau hay làm quà biếu... 

Mực một nắng nướng chấm tương ớt là món khoái khẩu. Ảnh: Văn Hào 

Sò huyết đầm Ô Loan - đặc sản Phú Yên

Những đặc sản làm nên thương hiệu của vùng đất Phú Yên phải nhắc đến mắt cá ngừ đại dương và sò huyết, trong đó sò huyết đầm Ô Loan là “danh bất hư truyền” khó nơi nào có thể sánh bằng.

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp của miền Trung mà còn là nơi có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú như tôm, cua, cá, ghẹ, sứa, hàu … Nhưng thứ làm nên thương hiệu của cùng đất này lại là mắt cá ngừ đại dương và sò huyết. Trong đó, sò huyết đầm Ô Loan là một trong những đặc sản “danh bất hư truyền” của vùng đất Phú Yên mà khó nơi nào có thể sánh bằng.


Ảnh: Văn Hào 

30 thg 10, 2017

Lung linh Hòn Yến

Hòn Yến - thuộc thôn Nhơn Hội, xã An Hòa (huyện Tuy An) là một quần thể gồm các hòn đảo nhỏ nằm gần bờ, các bãi cát, gành đá với muôn ngàn viên đá tròn lớn, nhỏ nằm xen kẽ với san hô. Ngày biển cạn, nước biển lùi ra xa, lộ ra một bãi đá rộng có thể lội từ trong bờ ra tận Hòn Đụn và Hòn Yến. 

Hòn Yến có hình chóp vung, được cấu tạo bởi các khối đá bazan hình trụ hoặc hình lục giác ghép liền nhau nhỏ dần từ dưới lên. Hòn Đụn có cấu tạo của một khối đá màu đỏ núi lửa. Sóng vỗ quanh năm đã khiến cho khối đá bị xâm thực nhiều chỗ, tạo nên những hang, những lõm có hình dáng độc đáo. Dưới chân Hòn Đụn, nước biển luồn sâu vào bên trong, chuyển động theo triều lên xuống tạo nên những âm thanh nghe óc ách, óc ách… Các loài hải sản quần tụ nơi đây rất đa dạng. Phong phú nhất là các loài san hô. Không cần phải lên thuyền hoặc lên tàu đáy kính, ngày biển cạn, du khách có thể đứng trên gành hoặc thỏa thích lội xuống nước ngắm san hô và thò tay bắt những chú cá con tung tăng lội trong những hốc nước nhỏ. 

29 thg 10, 2017

Thăm địa đạo Gò Thì Thùng

Những ngày tháng 7 này, đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh hành hương về Di tích lịch sử quốc gia địa đạo Gò Thì Thùng (xã An Xuân, huyện Tuy An). 

Trong kháng chiến chống Mỹ, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Tỉnh ủy Phú Yên quyết định đào địa đạo tại gò Thì Thùng. Khởi công ngày 10/5/1964 và đến tháng 8/1965 thì công trình hoàn thành với tổng chiều dài 1.948m, sâu 4,5m, rộng 0,8m. Toàn bộ địa đạo có 486 giếng, trên miệng giếng lấy gỗ đặt rầm, cách 20m chừa một cửa hông có ngụy trang. Bên trên địa đạo đặt vọng gác làm đài quan sát. Xung quanh địa đạo là một hệ thống giao thông hào chằng chịt chạy ngang dọc. Khi có địch, ta xuất hiện để đánh, đánh xong thì rút xuống địa đạo nên địch càng hoang mang. Hệ thống địa đạo này đã góp phần làm nên nhiều chiến công lịch sử.

Năm 2009, địa đạo Gò Thì Thùng được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Cùng với địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), địa đạo Vĩnh Mốc (tỉnh Quảng Trị), gò Thì Thùng là một trong ba địa đạo lớn ở nước ta, đang trở thành điểm tham quan của nhiều người khi đến vùng đất Phú Yên. 

Đông đảo học sinh vào tham quan địa đạo 

Núi A Man - Nơi có khu mộ cổ lớn nhất nước

Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn (tập 3, trang 66) có đề cập rằng: “So với các tỉnh khác, Phú Yên có phong tục và cách thức chôn cất người chết, làm mộ xây vôi, hơi khác (với những nơi khác)…”.

Nhà báo Phan Thanh Bình, Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử tỉnh Phú Yên (bìa phải), giới thiệu 4 dạng mộ cổ với đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Tấn Việt (thứ 2 từ trái sang), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thành Quang (trái) và đại diện những người phát tâm lập đàn tràng, tu tảo những ngôi mộ cổ - Ảnh: MINH KÝ 

Phú Hòa - Biến đổi địa danh trong lịch sử

Một góc huyện lỵ Phú Hòa - Ảnh: MINH KÝ

Ngày 31/1/2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định 15/2002/NĐ-CP chia TX Tuy Hòa thành hai đơn vị hành chính là TX Tuy Hòa và huyện Phú Hòa. Đến thời điểm này, địa danh Phú Hòa chính thức có tên trên bản đồ Tổ quốc nhưng trước đó nhiều thế kỷ, vùng đất Phú Hòa đã có lịch sử hình thành và phát triển với những tên gọi khác nhau.

8 thg 10, 2017

Đi Phú Yên ngắm vườn cây đỏ, ăn trái đỏ chua lè lưỡi

Mùa này du khách nườm nượp tham quan vườn cây đỏ, trái đỏ (còn gọi là trái chua, trái dâu đất hoặc trái dâu da đất) trên cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa, Phú Yên). 

Trái đỏ có vị chua chua nếu ăn những trái ở dưới gốc, còn những trái hái từ trên ngọn lại ít chua hơn, có vị ngọt.

Cây đỏ cao khoảng 5-7 mét, được trồng xen trong các vườn mít, vườn thơm ở cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa, Phú Yên). Vùng này có độ cao 400 m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm nên thích hợp loại cây này.

Trái đỏ mọc ra thành từng chùm từ thân cây, sum suê từ dưới gốc lên đến trên ngọn. Có những cây to hai, ba người ôm, trái chín đỏ vây quanh, rất đẹp.

Từ tháng Chạp năm trước, trên các thân cây nổi lên từng ụ rồi từ đó nhô ra các chùm trái nhỏ màu xam xám, rồi lớn dần, đỏ dần. Đến cuối tháng bảy âm lịch trái đỏ đã bắt đầu chín dần, nhưng chỉ từ trước và sau Tết Trung thu mới chín rộ.

2 thg 8, 2017

Bò một nắng hai sương Phú Yên

Bò một nắng 2 sương chấm muối nguyên con kiến vàng của người Ê-đê là đặc sản độc đáo ở Phú Yên.

Nếu Tây Bắc có thịt trâu gác bếp nức lòng khách phương xa, thì cao nguyên Sơn Hòa (Phú Yên) có món bò một nắng 2 sương độc đáo. Những miếng thịt bò chín trên than hoa tỏa mùi thơm phức, xé sợi rồi chấm với muối kiến vàng có hương vị thơm ngon, béo ngậy.

Cao nguyên Sơn Hòa có khí hậu thuận lợi để giống bò vàng bản địa (bò cỏ) sinh trưởng, làm nguyên liệu cho món thịt một nắng 2 sương. Ở đây, bò được chăn thả tự nhiên trên các đồng cỏ rộng lớn, vùng ven sông bãi. Nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp dồi dào giúp đàn bò phát triển mạnh, cho thịt chắc, chất lượng thơm ngon.

Bò một nắng 2 sương mềm và ngọt nhờ chế biến từ thịt bò cỏ. Ảnh: Bizmedia 

14 thg 5, 2017

Bí ẩn hàng trăm ngôi mộ cổ ở núi A Mang

Hàng trăm ngôi mộ cổ nằm lẩn khuất trong những lùm cây dại ở phía Nam triền núi A Mang thuộc địa phận thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Ngoại trừ một vài lần lãnh đạo Bảo tàng Phú Yên cử chuyên viên tiếp cận thực địa cách đây hơn chục năm, cho đến nay chưa có một cuộc khảo sát quy mô để kiểm đếm, thống kê chi tiết và đưa ra những luận cứ khoa học lịch sử minh chứng nguồn gốc, nên nhiều bí ẩn về những ngôi mộ cổ đó cần được các nhà khảo cổ, nghiên cứu văn hóa - lịch sử giải mã.

1. Sau nửa giờ thưởng thức vị đắng cà phê trong quán bình dân ở góc phố thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An giữa buổi sáng tháng 5-2017, ông chủ quán đã chỉ dẫn tôi rời quốc lộ 1A đi về hướng Đông, non cây số là đến cầu Lò Gốm bắc qua cửa sông Hà Yến nối liền hữu ngạn hạ lưu sông Cái.

Phóng viên Chuyên đề CSTC dò tìm mộ cổ lẩn khuất bên trong những bụi cây dại trên triền núi A Mang.

15 thg 3, 2017

Hóc Răm - điểm du lịch mới nổi xứ 'hoa vàng cỏ xanh'

Hồ Hóc Răm được xây nào năm 1995 để phục vụ sản xuất nông nghiệp thì nay đã phát triển thành một điểm du lịch mới, thu hút đông đảo du khách trẻ tuổi đến tham quan, vui chơi.

Hồ Hóc Răm thuộc xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên hiện thu hút rất đông du khách về tham quan, tổ chức dã ngoại, chụp hình. Khách đổ về đây thường vào cuối tuần. Hóc Răm nhìn như dòng thác nhiều tầng. 

5 thg 1, 2017

Nước mắm Gành Đỏ

Nhiều thế hệ người dân ở Gành Đỏ (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) khi sinh ra, họ đã ngửi thấy mùi nước mắm, ăn cơm với nước mắm mà lớn lên, rồi lấy vợ sinh con, học nghề cha ông truyền lại. Cái nghề theo người vùng thị xã Sông Cầu như định mệnh, như lời nói chân chất của bà Trần Thị Dung, 60 tuổi, chủ hiện tại của cơ sở nước mắm Ông Già: “Khi nào vợ chồng tôi không làm nổi nữa thì con tôi sẽ kế nghiệp nghề làm nước mắm của gia đình.” 

Những ngư dân ở thị xã Sông Cầu cho rằng, loại cá cơm (nguyên liệu làm nước mắm) ở vùng biển Phú Yên có một mùi thơm đặc biệt, khi làm ra nước mắm Gành Đỏ cũng mang mùi thơm ngon đặc trưng không thể lẫn vào những loại nước mắm khác.
Cũng theo bà Dung, trước đây nhiều người làm nước mắm không ai chú ý đến tên gọi cả. Nhiều du khách đến đây mua về ăn thấy ngon rồi “truyền tai” nhau, giới thiệu về loại nước mắm ở Gành Đỏ, tên gọi truyền miệng của làng nghề dọc biển làm nước mắm ở thị xã Sông Cầu. Rồi từ sau năm 1975, bà Dung mới cùng những cơ sở khác mới đăng ký nhãn hiệu.

3 thg 1, 2017

Làng nghề đan đát Vinh Ba

Hàng trăm năm qua, làng nghề đan đát Vinh Ba (xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) đã nổi tiếng với những sản phẩm đan đát từ các nguyên liệu chủ yếu là tre, nứa. Các sản phẩm truyền thống của làng hiện được sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng sử dụng trong đời sống hàng ngày như: bồ, thúng, nia, sàng, giỏ tre, vỉ tráng bánh… 

Ở Vinh Ba, hầu như ai cũng có thể tham gia vào hoạt động đan đát, từ thanh niên, phụ nữ đến trẻ em hay các cụ già. Quanh đường làng ngõ xóm, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh quen thuộc là đàn ông chẻ tre, chuốt sợi, đàn bà, trẻ em ngồi quây quần đan đát như một đặc trưng riêng biệt của địa phương. 

Nguyên liệu tre, nứa hiện có sẵn tại địa phương là lợi thế để Vinh Ba phát triển các sản phẩm đan đát . Ảnh: Thông Hải

29 thg 9, 2016

Hòn đảo ở Phú Yên có lối đi giữa biển đẹp không kém Điệp Sơn

Theo dòng thủy triều rút xuống, một con đường xuyên biển độc đáo sẽ lộ ra nối liền bờ với Hòn Sụn, thẳng tới Hòn Yến (Phú Yên).

Hè năm nay, dân du lịch rất thích thú khi phát hiện ra lối đi giữa biển ở đảo Điệp Sơn (Khánh Hòa) với con đường cát trắng nối liền bờ biển và một hòn đảo nhỏ cách bờ không xa. Nếu yêu thích những cảnh quan độc đáo, bạn có thêm một lựa chọn khác, cũng là một con đường giữa biển ở đảo Yến, Phú Yên, nơi được mệnh danh là xứ sở 'hoa vàng cỏ xanh'. 

27 thg 9, 2016

Ngỡ ngàng trước cảnh đẹp vùng giáp ranh xứ trầm hương

Tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên là hai tỉnh giáp ranh đều có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và cả trong khu vực. 

Đặc biệt, có tuyến đường QL1 đi qua Đèo Cả có tổng chiều dài trên 12 km. Đây là con đèo khá ngoạn mục, bởi có nhiều đoạn quanh co, uốn lượn qua những cánh đồng, cánh rừng và đặc biệt là cả vùng biển phía Đông con đèo rất đẹp.

Ðá Bia, thuộc tỉnh Phú Yên, một di tích lịch sử từ ngàn xưa và là một thắng cảnh tuyệt đẹp. Ðường lên đỉnh Ðá Bia có nhiều trạm nghỉ để du khách dừng chân chiêm ngưỡng phong cảnh.

Phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng, du khách sẽ thấy non xanh nước biếc, làng mạc, quê hương như một bức tranh hùng tráng. Nhìn xuống phía đông, Vũng Rô hiện ra phẳng lặng, huyền ảo dưới những đám mây bồng bềnh. Hướng tây, đường lên Ðèo Cả như những dấu hỏi, dấu ngã, những nét vẽ ngoằn ngoèo ngộ nghĩnh; từ quốc lộ 1A những khúc quanh Hảo Sơn như những nét chấm phá tương phản với biển, hồ, với dòng Bàn Thạch loang nước. Thỉnh thoảng hiện ra những ô ruộng mới sạ vuông vắn của cánh đồng bát ngát dưới chân núi.

Mắt cá ngừ - từ phần bỏ đi thành đặc sản đất Phú Yên

Vị ngọt béo, hương thơm đậm chất biển, mắt cá ngừ đại dương tiềm thuốc Bắc là món ăn 'bất đắc dĩ' trở thành đặc sản Phú Yên.

Trong vô số những món ăn làm nên tên tuổi của vùng đất Tuy Hòa (Phú Yên) như bò một nắng, cơm gà, sò huyết đầm Ô Loan, cơm niêu... thì mắt cá ngừ đại dương là món ăn lạ mà các hướng dẫn viên thường giới thiệu với du khách phương xa bởi nét độc đáo của nó. 


Cá ngừ đại dương còn có tên gọi khác là cá bò gù, loại hải sản không phải chỉ có ở Phú Yên nhưng không biết từ bao giờ, các món ăn chế biến từ cá ngừ, đặc biệt là mắt cá ngừ lại gắn liền với đời sống ẩm thực của người dân Tuy Hòa. Theo cách lý giải của những đầu bếp có tiếng tại miền đất này, ban đầu khi làm cá người ta thường bỏ mắt, nhưng thấy mắt cá ngừ to mà bỏ thì quá uổng nên làm thử, đến khi ăn thì lại thấy quá ngon.

25 thg 9, 2016

Bãi Rạng - Bãi Ôm, nơi vẻ đẹp tự nhiên còn nguyên vẹn

Lưu giữ trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên, Bãi Rạng - Bãi Ôm ở Phú Yên đang trở thành hai bãi biển thu hút nhiều khách du lịch. 

Bãi Rạng - Bãi Ôm là vùng biển hoang sơ cách Vịnh Xuân Đài hơn 15 km. Muốn vào đến tận nơi, bạn phải hỏi người dân rồi len lỏi trên con đường nhỏ hẹp, quanh co gập ghềnh đầy cát và đá. Nhưng bao nhiêu nhọc nhằn được đền bù xứng đáng khi trước mắt bạn mở ra một khung cảnh vô cùng tuyệt diệu.

Bãi Rạng như thiên đường của trời biển. 

21 thg 9, 2016

Mắt cá ngừ đại dương

Một con cá có 2 con mắt. Nhỏ như cá lòng tong có 2 con mắt, to như cá mập cũng chỉ có 2 con mắt. To vừa vừa như con cá ngừ đại dương cũng có 2 con mắt thôi. Mỗi con mắt cá ngừ đại dương to như cái chén, ăn ngon hết xẩy. Và như đã nói một con cá ngừ đại dương nặng bình quân 50 ký - tha hồ xẻ thịt - thì cũng chỉ có 2 con mắt. Do đó món này hiếm!

Phú Yên là thủ đô cá ngừ của Việt Nam nên cá ngừ ở đây nhiều nhất nước, nhưng mà con cá bắt lên họ xẻ thịt bán các nơi, còn mắt cá thì tại đây ăn gần hết, chia cho các nơi chẳng bao nhiêu!

Tui may mắn ăn mắt cá ngừ đại dương hầm thuốc Bắc ở ngay tại Biên Hòa một lần. Ghiền luôn! Vậy nên có dịp ra Phú Yên phải ăn mắt cá ngừ đại dương ngay tại thủ đô cá ngừ cho thỏa mãn!


20 thg 9, 2016

Hải đăng Đại Lãnh

Mũi Điện nằm trên miền núi hòn Bà thuộc dãy Đại Lãnh (dãy núi này kéo dài từ Khánh Hòa sang Phú Yên). Đây là điểm cực Đông của Việt Nam, có tọa độ 109o27'12" kinh đông và 12o53'40" vĩ bắc, cao 86 met so với mực nước biển. Một sĩ quan Pháp tên Varella có công phát hiện ra mũi này nên người Pháp đặt tên là mũi Varella (Cap Varella).

Với vị trí đặc biệt của Mũi Điện, năm 1890 người Pháp đã cho xây nơi đây ngọn hải đăng mang tên hải đăng Mũi Điện. Hải đăng này còn được gọi là hải đăng Varella (theo tên Pháp), hải đăng Đại Lãnh (theo tên dãy núi). Hải đăng này đã bị bỏ phế khi người Pháp rút đi rồi bị tàn phá trong chiến tranh. Hải đăng hiện nay được khôi phục lại năm 1997.


Những con cá ngừ đại dương nửa tạ trên biển Phú Yên

Cá ngừ đại dương được ngư dân Phú Yên gọi là cá “bò gù”, vì lưng cá gù, thịt đỏ như thịt bò. Mỗi con cá nặng 40-50kg, cũng có nhiều con lên đến cả tạ, gấp đôi cân nặng người lớn. 


Là nơi khởi đầu nghề câu cá ngừ đại dương của Việt Nam, đến nay Phú Yên có khoảng 950 tàu công suất trên 90CV đến 400CV chuyên khai thác loài hải sản này ở vùng biển xa bờ. Nếu cộng cả các tàu của Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi...chuyên khác thác loại hải sản này tại ngư trường Phú Yên thì con số lên đến hơn 2.000 tàu.