Hiển thị các bài đăng có nhãn Ninh Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ninh Thuận. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 5, 2018

Trên vùng đất hạn Ninh Thuận

Từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm là mùa khô hạn nhất ở tỉnh Ninh Thuận, biến vùng đất này thành một tiểu sa mạc, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong cuộc mưu sinh trên đất đai khô cằn, người dân Ninh Thuận đã ứng phó với biến đổi khí hậu, phủ lên vùng đất khô hạn đầy nắng gió này một màu xanh của sự phát triển. 

Nơi đồng khô nắng cháy
Dù mới chỉ là đầu mùa khô nắng nhưng cây cỏ ở hai thôn Đồng Dày và Tham Dú (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) hầu như đã chết khô. Có chăng chỉ còn loài cây xương rồng, gai đâm tua tủa được trồng để làm hàng rào giữa các thửa đất, do đây là loài cây mà bầy dê, cừu không thể ăn được.

Do lượng mưa năm 2017 thấp cùng với đặc thù về địa hình và thời tiết nắng nóng khiến cho các hồ thủy lợi ở Ninh Thuận dần khô cạn gần như trơ đáy, không có nước tưới cho cây trồng cũng như nước uống cho đàn gia súc.

Trong suốt hai tháng 3 - 4 / 2018, nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như hồ Phước Nhơn (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) đã cạn kiệt nước, khiến cho cây trồng khô héo, đàn gia súc của các hộ dân đang chật vật tìm thức ăn. Ảnh: Trọng Chính

21 thg 3, 2018

Vẻ đẹp của cánh đồng hoa thì là đang gây sốt ở Ninh Thuận

Dưới nắng mặt trời, những bông hoa li ti có màu vàng tươi trải dài trên diện rộng được nhiều du khách tìm đến chụp hình.

Vườn hoa thì là toạ lạc tại xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Vườn đang vào mùa thu hoạch, hoa nở trên diện rộng tạo nên khung cảnh bắt mắt. Địa chỉ này gây sốt chỉ sau vài ngày mở cửa. Đông đảo các bạn trẻ đã đến tham quan, chụp ảnh, check-in. Ảnh: Sơn Đỗ. 

22 thg 2, 2018

Hòn Đỏ - điểm du xuân lý tưởng ở Ninh Thuận

Hòn Đỏ chỉ đẹp nhất vào mùa rêu xanh phủ kín từ tháng 12 đến Tết, nên nếu đi đúng dịp không chỉ săn ảnh rêu mà còn khám phá, trải nghiệm trọn vẹn cái đẹp của nơi đây.

Hòn Đỏ thuộc thôn Mỹ Nghiệp, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố khoảng 20km về hướng đông bắc.

9 thg 1, 2018

Phan Thiết - Phan Rang: Bánh căn có gì khác?

Không rõ bánh căn xuất xứ như thế nào, nhưng hiện nay hầu như các trang thông tin về du lịch đều giới thiệu đây là “đặc sản” mà du khách không thể bỏ qua khi đến Phan Thiết và Phan Rang. Thật vậy, bánh căn có mặt ở nhiều ngã đường của hai vùng đất “hàng xóm” này. Cùng một món ăn, nhưng sự hiện diện của chúng tại các địa phương có gì khác nhau?


26 thg 12, 2017

Ngỡ ngàng Vĩnh Hy

Toàn cảnh vịnh Vĩnh Hy nhìn từ đường ven biển DT702 mới đưa vào khai thác. Ảnh: Trường Sơn

Nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận chừng 30km theo hướng Đông – Bắc, vịnh Vĩnh Hy được biết đến như một nơi có phong cảnh hữu tình, hòa quyện giữa núi, rừng và biển cả. Kể từ khi có con đường chạy dọc biển, nơi đây được biết đến nhiều hơn và dần trở thành một điểm du lịch thu hút khách thập phương bởi vẻ đẹp ngỡ ngàng của địa danh này.

Vốn là một làng chài với lịch sử hàng trăm năm, Vĩnh Hy với vẻ đẹp thiên nhiên ấn tượng, con người hiền hòa. Để đến Vĩnh Hy, nếu từ TP Phan Rang-Tháp Chàm, bạn có thể chạy xe máy men theo con đường ven biển mới được hoàn thành cách đây chưa lâu có tên là đường DT702 dài hơn 100km nối Ninh Thuận với tỉnh Khánh Hòa. Trên đường đi, bạn có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của biển trời trong xanh được điểm tô bởi những điểm du lịch đặc sắc như biển Ninh Chữ, Hang Rái, vườn Quốc gia Núi Chúa, làng nho Thái An...

10 thg 9, 2017

Ngày mưa Sài Gòn nhớ bánh xèo Phan Rang

Mỗi khi trời Sài Gòn mưa dầm dề là nỗi nhớ bánh xèo quê trong tôi được kích hoạt không thể kiểm soát...

Bánh xèo là một trong những đặc sản khó bỏ qua khi du khách đến thăm Phan Rang (Ninh Thuận) Ảnh: Trần Ka 

Chạy ù ra mấy quán đặc sản Phan Rang ở quận 3 hay quận 10 ăn cũng được, nhưng chẳng đã thèm. Phải ngồi ngay những quán bánh xèo vỉa hè sát biển quê, nghe gió lạnh thổi vù vù và đợi từng chiếc bánh bốc khói thì mới thỏa được cơn ghiền. Ngồi tận hưởng vị biển trong gió lạnh, nghe hương xèo “đập cánh” giữa không trung, chao ôi là sướng! Có cảm giác như mùi hương ấy có thể chạy thẳng từ mũi đến tận mắt cá chân rồi nằm lì ở đó, trời nắng ráo thì ẩn thân, nhưng hễ mưa xuống là tự động kích hoạt, “hành” kẻ xa quê nhớ nhà dữ lắm.

26 thg 6, 2017

Lễ hội Rija Praung của người Chăm

Lễ hội Rija Praung được tái hiện tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô - Sơn Tây (Hà Nội) đã thu hút được đông đảo du khách tới tìm hiểu. Rija Praung là một lễ hội thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của tộc họ đối với thần linh, thượng đế, đất trời đã giúp người Chăm ở Ninh Thuận vượt qua bệnh tật. 

Lễ hội Rija Praung là lễ hội múa lớn nằm trong hệ thống lễ hội dân gian của người Chăm, gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật múa Chăm đặc sắc. Đây là lễ hội do tộc họ tổ chức, có ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo từ Malaysia.

Theo tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, khi trong tộc họ có người bị bệnh tật, gặp phải tai ương, đã chữa trị bằng nhiều phương cách nhưng không khỏi thì người Chăm tổ chức lễ Rija Praung để cầu mong thần linh, tổ tiên phù hộ cho người bệnh tai qua nạn khỏi.

Ngoài ra, người Chăm còn tổ chức lễ Rija Praung để tôn chức vũ sư cho bà vũ sư dòng họ, hoặc khi các nghệ nhân đánh trống Baranưng, trống Ginăng, hay nghệ nhân thổi kèn Saranai… thăng quan, tiến chức. 

Vị sư cả người Chăm chuẩn bị các lễ vật để dâng lên tổ tiên, thần linh và thượng đế trong lễ hội Rija Praung.

19 thg 6, 2017

Lễ cưới của người Chăm Bà la môn

Có phần đơn giản hơn so với đám cưới ngượi Chăm Bani, nhưng cũng bao gồm nhiều bước với những lễ nghi phong phú. Người Chăm Bà la môn không rước rể về nhà gái trước một ngày như ỏ Chăm Bani, họ tiến hành việc này vào sáng ngày tổ chức lễ thành hôn, tức là ngày thứ tư trong tuần.

Đoàn đưa rể đi đến cách nhà gái chừng 100 - 200 mét thì dừng lại nghỉ. Lúc đó nhà gái cử một phái đoàn do một người đàn ông cao tuổi có uy tín về mọi mặt trong tộc họ cô dâu dẫn đầu mang chiếu, trầu cau, nước non ra tiếp đón họ hàng nhà trai. Họ trải chiếu ra mời ông mai và chú rể ngồi, còn mọi người trong đoàn ngồi hay đứng là tùy ý. Họ cùng nhau trò chuyện, uống nước khoảng dăm mười phút như có ý chờ cho đúng giờ lành. Một số người trong phái đoàn ra đón khách của nhà gái quay trở vào nhà để thông báo cho phía nhà gái biết là đoàn nhà trai đã đến để chuẩn bị đón tiếp chính thức.

Đúng giờ lành, đoàn đưa rể từ từ tiến vào khuôn viên gia đình nhà gái. ở cổng nhà gái lúc đó để một chậu nước lớn, có người cầm gáo múc nước dội cho từng người trong họ nhà trai rửa chân và mời họ đi theo hàng chiếu trải từ chỗ rửa chân vào trước cửa nhà, ở đấy đã trải chiếu sẵn và có ông mai cùng họ hàng nhà gái tiếp đón. Thường thường hàng chiếu giữa dành cho hai ông mai, chú rể cùng những người cao tuổi, hàng chiếu bên phải dành cho họ nhà trai, bên trái cho họ nhà gái.

14 thg 6, 2017

Cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam

Được tự do chạy xe trên những con đường ven biển Vĩnh Hy - Bình Lập là một trải nghiệm tuyệt vời nhất của mùa hè.

Được coi là "một cung đường nối liền hai tỉnh", điểm xuất phát sẽ bắt đầu từ bãi biển Ninh Chữ của tỉnh Ninh Thuận, đi dọc biển theo lối quốc lộ DT702 và kết thúc tại bán đảo Bình Lập tỉnh Khánh Hòa. 

3 thg 6, 2017

Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm

Người Chăm từ lâu đời sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước, một số vùng trồng nho, chăn nuôi bò, dê, cừu. Cùng vời nông nghiệp người Chăm ở Ninh Thuận và An Giang còn lưu giữ được hai làng nghề nổi tiếng là gốm Bầu Trúc và dệt thổ cẩm.

Trước đây, nghề dệt thổ cẩm, vải tơ lụa của người Chăm rất phát triển, đã tạo ra những sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cũng như nghệ thuật thiết trí hoa văn trên vải. Vải Chăm sợi mịn, nhiều mầu sắc, kiểu dáng, hoa văn trang trí rất đẹp. Hầu hết phụ nữ Chăm đều biết dệt. Nhưng nay, người Chăm không sản xuất các sản phẩm từ tơ tằm mà chủ yếu là các sản phẩm từ sợi bông.

Người Chăm sử dụng những kỹ thuật nhuộm màu cho sợi trước khi dệt. Màu đều làm từ khoáng vật, thực vật ở địa phương như: màu xanh (chàm), màu đen (quả muông), màu vàng (cây jưng), màu đỏ (lõi cây pan) và kết hợp các màu đó để tạo ra nhiều gam màu khác nhau.

Xa sợi - Dụng cụ không thể thiếu của nghề dệt người Chăm. 

2 thg 6, 2017

Phước Bình - điểm đến mát lành ẩn mình giữa “chảo lửa” Ninh Thuận

Giữa "chảo lửa" Ninh Thuận nắng nóng, ít mưa nhất nhì cả nước, Phước Bình ẩn mình mát mẻ, trong lành với vô vàn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp từ suối thác, con sông uốn lượn, núi rừng hùng vĩ, những bản làng, di tích vườn quốc gia... 

Phước Bình là một vùng cao của tỉnh Ninh Thuận, thuộc huyện Bác Ái, cách trung tâm thành phố Phan Rang Tháp Chàm khoảng 70km theo hướng Tây Bắc. Nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách đến trải nghiệm trekking, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nghiên cứu về động thực vật. Ảnh: Văn Hào 

18 thg 5, 2017

Vùng cao Phước Bình, nơi dừng chân cho người thích khám phá

Vườn quốc gia Phước Bình, Ninh Thuận từ lâu là điểm dừng chân lý tưởng của những kẻ lữ hành thích khám phá, trải nghiệm những vùng đất còn hoang sơ, tự nhiên.

Vườn Quốc gia Phước Bình thuộc địa phân xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng chừng 70 km theo hướng tây bắc. Để đến được đây, du khách di chuyển theo hướng quốc lộ 27 đi Ninh Sơn khoảng 36 km, rẽ phải sang quốc lộ 27B khoảng 1 km, sau đó rẽ trái sang đường DT656 rồi đi thẳng theo biển hướng dẫn.

Trên đường đi, du khách sẽ được "thiết đãi" vô vàn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp: núi rừng hùng vĩ, trùng điệp chạy dài bất tận, những làng mạc của người dân tộc, những nương rẫy xanh trong...

Khung cảnh thư giãn lý tưởng cho du khách. 

10 thg 2, 2017

Đứng ngó Mũi Dinh

Thiệt ra mục tiêu chính ban đầu của tụi tui không phải là ra ngắm hải đăng Mũi Dinh, mà là tới thăm đồng cừu ở Sơn Hải. Phải tội là sáng đó đủng đỉnh ở mỗi nơi quá lâu nên khi ra tới nơi có đồng cừu thì tới giờ cừu... vô chuồng hết rồi. Vậy nên chạy thẳng ra con đường ven biển ngắm hải đăng mũi Dinh luôn.

Xin giới thiệu một chút về con đường ven biển này: 

Tuyến đường ven biển Ninh Thuận dài 106,4 km. Điểm đầu tuyến giao với quốc lộ 1A tại xã Công Hải, huyện Thuận Bắc tiếp giáp với tỉnh Khánh Hòa, điểm cuối tuyến giao với quốc lộ 1A tại xã Cà Ná, huyện Thuận Nam gần ranh giới tỉnh Bình Thuận. Toàn tuyến được thông xe ngày 16/4/2015.

Đường ven biển Ninh Thuận. Ảnh: Báo Giao thông

Như vậy tuyến đường này chạy dọc bờ biển Ninh Thuận suốt từ Bắc xuống Nam, tạo thành một tuyến đường du lịch ngắm biển tuyệt đẹp, đồng thời mang tính chất một con đường quốc phòng nữa. Tuyến đường chỉ mới thông xe hơn một năm, còn mới tinh!

19 thg 1, 2017

Về Ninh Thuận ngắm thác nước Chapơ cuối tuần

Ninh Thuận có một dòng thác nổi tiếng hùng vĩ nguyên sơ. Ngày đêm dòng thác ấy đổ như tiếng ca mãnh liệt của nàng sơn nữ, đó là thác nước Chapơ. 


Thác nước nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 60 km về phía tây bắc, ở độ cao khoảng 500 m so với mực nước biển, thuộc xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, cách quốc lộ 27B khoảng 10 km. 

2 thg 10, 2016

​Dâng lễ Katê, người Chăm cầu mong sức khỏe, mưa thuận gió hòa

Sáng 30-9 (ngày 1-7 theo Chăm lịch), hàng ngàn người Chăm ở Ninh Thuận đã hành hương về tháp Pô Klong Garai (TP Phan Rang - Tháp Chàm), dâng lễ vật đến các vị nam thần cầu mong sức khỏe, gia đình êm ấm, mưa thuận gió hòa… 

Quang cảnh buổi dâng lễ của người Chăm đến các vị thần - Ảnh: TIỀN THÀNH 

Lễ rước y trang vua Pô Klong Garai diễn ra từ sáng sớm, lúc bình minh bắt đầu. Sau các nghi lễ truyền thống do vị cả sư tiến hành và phát biểu chúc mừng “băng Katê” của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, hàng ngàn người dân tộc Chăm từ khắp nơi bắt đầu dâng lễ lên các vị thần.

22 thg 8, 2016

Sẽ rất tiếc nếu đến Ninh Thuận mà chưa ghé Mũi Dinh

Nắng, gió, sa mạc cát bỏng rát sẽ không thể ngăn bạn đến với Mũi Dinh. Và khi đến nơi rồi, bạn không thể không trầm trồ.

Mũi Dinh thuộc thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30 km về hướng nam. 
Nơi đây cuốn hút du khách với vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, hút hồn người. Từ những con đường uốn lượn, vòng vèo qua dãy núi; con đường dài tít tắp băng qua thảo nguyên cho đến các thắng cảnh hùng vĩ như bãi Tràng, hải đăng Mũi Dinh, tiểu sa mạc cát và cánh đồng cừu thơ mộng. 

23 thg 6, 2016

Hè đến rủ nhau về Ninh Thuận hái nho

Trong hành trình khám phá mảnh đất Ninh Thuận đầy nắng, gió với những bờ biển hoang sơ, mộc mạc và quyến rũ thì những vườn nho xanh mướt bạt ngàn đang vào mùa chín mọng là địa điểm không nên bỏ qua khi đặt chân đến đây. 

Ninh Thuận đang bắt đầu vào mùa nho, du khách đến đây sẽ được tham quan các vườn nho căng mọng nước, tận mắt chiêm ngưỡng những giàn nho lúc lỉu đầy những quả và tự tay chọn hái những chùm ngon, thưởng thức ngay tại vườn. 

Xuất phát từ trung tâm thành phố Phan Rang 5km xuôi về phía Vĩnh Hy và đồi cát Nam Cương, những ngày này đi tới đâu bạn cũng dễ dàng bắt gặp những cánh đồng nho bạt ngàn xanh mướt dọc bãi biển. 

14 thg 6, 2016

Tà Năng Phan Dũng - cung trekking đẹp nhất Việt Nam

Tà Năng - Phan Dũng là cung đường băng rừng nếu ai đã có cơ hội được trải nghiệm đều công nhận nơi đây đẹp ngoài sức tưởng tượng.

Cung đường với những ngọn đồi, thảo nguyên xanh mướt màu cỏ sẽ khiến bạn gác lại tất cả những âu lo, bộn bề của cuộc sống hàng ngày mà thả mình thư giãn giữa thiên nhiên đất trời. Dòng thác Yaly hùng vĩ trắng xóa giữa đại ngàn cũng sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm thú vị, khó quên trong hành trình của mình. Hơn cả, trekking Tà Năng - Phan Dũng còn là hành trình để chinh phục ý chí, sự bền bỉ của bản thân. 

Ảnh: Trung Phạm 

22 thg 5, 2016

Kỳ thú “công viên đá” Hang Rái

Với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và địa chất độc đáo, “công viên đá” Hang Rái đang trở thành điểm khám phá mới trong bản đồ của giới du lịch bụi ở Ninh Thuận. 


Để xuống được tầng dưới của quần thể đá, du khách phải cẩn trọng trèo qua các mỏm đá nhọn - Ảnh: HUYỀN TRANG 

Tháng 5, bầu trời cao trong và nắng vàng như ướp mật. Khởi hành từ TP Nha Trang (Khánh Hòa), chúng tôi vượt cung đường dài 100km ngang qua núi đồi, biển đảo và cả những đồng ruộng xanh mướt mắt để đến với Hang Rái.

Nhìn từ xa, cả nhóm hơi thất vọng khi “công viên đá” với một khối đá lớn xù xì hiện ra trông chẳng có gì hấp dẫn. Thế nhưng khi đặt chân lên đó, mọi người đã không khỏi kinh ngạc trước vẻ độc đáo mà tự nhiên đã kỳ công sắp đặt.

2 thg 5, 2016

Bãi Phụ - nơi cắm trại đẹp hoang sơ ở vịnh Vĩnh Hy

Thiên nhiên rừng núi, biển cả hòa làm một tại Bãi Phụ còn hoang sơ sẽ giúp bạn có những phút nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn sau những ngày làm việc vất vả.

Bãi Phụ - Hòn Quy thuộc thôn Cầu Gãy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 45 km theo hướng Đông Bắc, cách vịnh Vĩnh Hy khoảng 30 phút đi tàu.