Hiển thị các bài đăng có nhãn Mộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mộ. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 9, 2022

Câu chuyện lịch sử hào hùng về Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9

Đường 9 đã đi vào huyền thoại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bởi những chiến công oanh liệt, đỉnh cao là chiến thắng lẫy lừng Đường 9 – Nam Lào...

Nằm bên Quốc lộ 9, thuộc địa phận TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 là công trình đền ơn đáp nghĩa quy mô lớn, có tính nghệ thuật cao, thể hiện sự tri ân với những người đã hi sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. 

9 thg 9, 2022

Lăng Nguyễn Hữu Hào giữa rừng thông Đà Lạt

Tương truyền, khi vị quốc trượng (bố vợ vua) lâm bệnh khó qua khỏi, vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu đã mời cao nhân phong thủy tìm vị trí đặt lăng...

Nằm trên một đồi thông hoang vu ở ngoại vi thành phố Đà Lạt, lăng Nguyễn Hữu Hào là một điểm đến mang đầy màu sắc tâm linh ở xứ sở ngàn hoa. Đây là nơi an nghỉ của ông Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bình - song thân của Nam Phương Hoàng Hậu. 

15 thg 8, 2022

Mộ ông Hàm ở Trà Vinh

Ít ai ngờ chủ nhân khu lăng mộ mang kiến trúc hết sức độc đáo này là một trong 10 người giàu nhất vùng Tây Nam Bộ xưa, danh tiếng sánh ngang Công tử Bạc Liêu...

Mộ ông Hàm” là tên gọi của một khu lăng mộ cổ mang giá trị nghệ thuật rất độc đáo, tọa lạc tại Ấp Bà Mi, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

14 thg 8, 2022

Mộ ông Lân - Bình Dương

Không thể ngờ người an nghỉ ở khu lăng mộ cổ đổ nát, hoang phế này là vị đại gia giàu nhất Thủ Dầu Một, nức tiếng cả xứ Nam kỳ xưa.

Mộ ông Lân” là tên mà người dân địa phương dùng để gọi khu mộ cổ hoang phế có quy mô lớn, nổi tiếng bậc nhất tỉnh Bình Dương. Khu mộ nằm ở địa phận phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một.

6 thg 5, 2022

Thăm khu di tích nhà thờ Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái

Di tích nhà thờ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2006. Đây là một địa chỉ đỏ ghi nhớ công lao của vị lãnh tụ kiệt xuất trong phong trào khởi nghĩa Cần Vương.

Phan Đình Phùng (1847-1895) hiệu là Châu Phong, sinh ra ở làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ).

Sau khi thi đỗ Đình nguyên Tiến sỹ, ông được bổ nhiệm làm tri huyện Yên Khánh thuộc tỉnh Ninh Bình. Về sau, ông được cử làm ngự sử của Viện Đô Sát tại Kinh Thành. Năm 1883, ông trở về quê không làm quan nữa do bất bình thời cuộc.

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ông đã tham gia ngay từ đầu, tập hợp các sỹ phu, văn thân vùng Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình khởi nghĩa. Ông trở thành lãnh tụ của phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp trong hơn 10 năm trời (1885-1895), lấy khu căn cứ Vũ Quang làm đại bản doanh.

Trong lúc cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, do bị thương nặng, Phan Đình Phùng hy sinh tại đại bản doanh của khu căn cứ Vũ Quang vào ngày 28/12/1895. Phan Đình Phùng trở thành lãnh tụ kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa Cần Vương, là anh hùng dân tộc. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ người dân Việt Nam noi theo.

Ghi nhớ công lao của Đình nguyên Tiến sỹ Phan Đình Phùng, gia đình, dòng họ và Nhân dân địa phương đã lập nhà thờ để thờ phụng, tôn vinh người anh hùng quê hương đã chiến đấu và anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Di tích nhà thờ Phan Đình Phùng tại làng Đông Thái được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 59/2006/QĐ- BVHTT ngày 29/5/2006.

 

Từ ngã tư thị xã Hồng Lĩnh đi theo Quốc lộ 8A về phía Tây gần 20 km là đến địa bàn xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ. Nhà thờ Đình nguyên tiến sỹ Phan Đình Phùng ở làng Đông Thái.

29 thg 4, 2022

Lăng vua Kiến Phúc – nơi an nghỉ của vị vua yểu mệnh nhất nhà Nguyễn

Vua Kiến Phúc lên ngôi năm 14 tuổi, chỉ ở ngôi được 8 tháng thì qua đời. Lăng mộ ông nằm ở phía trái Khiêm Lăng (lăng Tự Đức), tại làng Dương Xuân Thượng, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Trong một góc của khuôn viên của lăng Tự Đức ở cố đô Huế, có một khu lăng mộ cổ kính nằm khuất dưới những tán thông xanh. Đó chính là Bồi Lăng – lăng của vua Kiến Phúc (1869 – 1884), một trong những vị vua yểu mệnh nhất lịch sử Việt Nam.

9 thg 4, 2022

Khiêm Lăng – Lăng của hoàng đế Tự Đức

Lăng Tự Đức hay còn gọi là Khiêm Lăng là một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế. Đây là nơi chôn cất của vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn tức vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Ông trị vì được 36 năm từ 1847 đến 1883, là vị vua ở ngôi lâu nhất trong số 13 vua nhà Nguyễn. Ông mất vào ngày 16/6 năm Quý Mùi tức ngày 19/7/1883, hưởng thọ 54 tuổi. Bài vị của ông được thờ trong Thế Miếu thuộc hoàng thành Huế.

Bản phúc ngày 25 tháng Giêng năm Thành Thái 8 (1896) của Nội các về việc tu sửa đồ thờ ở Khiêm Cung. @ TTLTQG I, Châu bản triều Nguyễn

8 thg 4, 2022

Lăng mộ vị hoàng đế nhiều con nhất sử Việt

Lăng vua Minh Mạng nằm ở xã Hương Thọ, bên dòng sông Hương thơ mộng.


Lăng vua Minh Mạng hay Hiếu Lăng là nơi yên nghỉ của vua Minh Mạng (1791-1841), vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Trong 13 đời vua triều Nguyễn, thời vua Minh Mạng trị vì đất nước được đánh giá là giai đoạn thịnh vượng, hùng mạnh nhất. Trong hai mươi năm trị vì, vua đã thay đổi nhiều việc, từ đối nội, đối ngoại cho đến những cải cách kinh tế chính trị xã hội. Với 142 người con, vua Minh Mạng được xem là vị vua có nhiều con nhất sử Việt.

Lăng vua nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế 12 km. Theo sử sách, đích thân vua Minh Mạng xem xét, phê chuẩn họa đồ thiết kế do các quan Bùi Công Huyên, Trương Đăng Quế và Giám thành vệ dâng lên. Tháng 4 năm 1840, công cuộc kiến thiết Hiếu Lăng bắt đầu.

8 thg 3, 2022

Di tích lịch sử mộ Trương Công Luận

Mộ ông Trương Công Luận (tọa lạc tại thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Đông) là một trong những di tích được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

MỘT LÒNG VÌ NƯỚC

Ông Trương Công Luận tên thật là Bùi Luận, quê tỉnh Quảng Ngãi, vào huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) lập nghiệp. Năm 1861, ông tham gia nghĩa quân của Trương Định và lập được nhiều chiến công. Năm 1862, ông được Trương Định phong làm Phó tướng và đổi thành họ Trương.

Đoàn viên, thanh, thiếu nhi huyện Gò Công Đông trong một lần viếng mộ Trương Công Luận.

Sau khi Trương Định tuẫn tiết vào ngày 20-8-1864, ông Luận tiếp tục chiêu mộ nghĩa quân đánh Pháp tại vùng Gò Công. Với lối đánh phục kích, khi ẩn khi hiện, nghĩa quân đã gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp. Thực dân Pháp thường xuyên tổ chức lùng sục, bố ráp nghĩa quân, nên cuối cùng ông rơi vào tay giặc. Chiêu hàng không thành, thực dân Pháp đã xử tử ông vào ngày 6-5-1865. Nhân dân địa phương đưa ông về yên nghỉ tại Xóm Gò (nay là khu phố Xóm Gò, thị trấn Tân Hòa, huyện Gò Công Đông).

Trước đây, mộ ông được xây dựng đơn sơ trên diện tích khoảng 5 m², gần mộ có miếu thờ nhỏ. Năm 2009, vào dịp Lễ kỷ niệm 145 năm Ngày Trương Định tuẫn tiết (20-8-1864 - 20-8-2009), mộ của ông được trùng tu lại khang trang theo kiểu ngưu miên (trâu ngủ) bằng đá. Chính quyền địa phương khoanh vùng bảo vệ ngôi mộ và miếu thờ, lập hồ sơ di tích đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận di tích. Đến năm 2000, mộ ông Trương Công Luận được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.

NƠI GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC

Thời gian qua, ngôi mộ của ông Trương Công Luận luôn được nhân dân trong vùng chăm sóc, bảo quản và nhang khói. Được sự quan tâm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Huyện ủy và UBND huyện Gò Công Đông đã trùng tu, nâng cấp nhiều di tích trên địa bàn, trong đó có đền thờ ông Trương Công Luận. Hằng năm, vào các ngày lễ lớn, Huyện đoàn, các trường học trên địa bàn huyện thường tổ chức cho thế hệ trẻ đến đây thắp hương và nghe kể về tiểu sử, cuộc đời và những chiến công của ông, nhằm giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước của dân tộc.

Bí thư Huyện đoàn Gò Công Đông Võ Thị Mỵ Nương cho biết, việc tổ chức cho đoàn viên, thanh, thiếu nhi đến thắp hương, nghe kể về tiểu sử, cuộc đời, những chiến công của ông Trương Công Luận để hiểu biết về lịch sử đấu tranh gian khổ và hào hùng của ông và nghĩa quân Trương Định. Qua đó, càng thêm tự hào và quyết tâm phấn đấu trong học tập, rèn luyện, cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Gò Công Đông Nguyễn Tuấn Duy cho biết, địa chỉ này còn gắn kết với Di tích Chiến thắng Xóm Gò (huyện Gò Công Đông). Ngoài việc giáo dục truyền thống yêu nước, tương lai các điểm này còn là nơi đón nhận khách tham quan du lịch, gắn với biển Tân Thành và một số di tích khác trên địa bàn.

CÁT TƯỜNG

17 thg 1, 2022

Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở quê nhà

Lăng mộ của danh tướng mở cõi Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở nơi phong cảnh hữu tình với lưng tựa núi An Mã, mặt hướng sông Kiến Giang.


Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên một ngọn đồi rộng của dãy núi An Mã, thuộc xã Trường Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ. Khuôn viên lăng theo hình chữ nhật với lưng hướng về phía tây tựa vào núi An Mã, mặt hướng đông có sông Kiến Giang.

13 thg 1, 2022

Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang

Lăng đá họ Ngọ còn gọi là Linh Quang Từ được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) tại làng Thái Thọ, xã Thái Sơn (Hiệp Hòa, Bắc Giang). Đây là nơi lưu giữ thi hài Phương quận công Ngọ Công Quế, một võ quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Hy Tông (1679 - 1705). Công trình được chạm khắc công phu, mang đậm dấu ấn điêu khắc thời Lê - Mạc, được bảo tồn gần như nguyên vẹn kể từ khi xây dựng.

Lăng đá có hình chữ nhật, chia làm hai lớp. Cửa lăng hướng về phía Nam, nơi có hồ nước trong xanh. Tương truyền, Quận công thuê thợ đánh đá và đục chạm ngay tại chỗ theo quy cách rồi mới chuyển về lăng. Một lần, khi xe chở voi đá, ngựa đá qua cửa đền Y Sơn gần đó, xe không đi được. Sau khi ông làm lễ và cúng vào đền đôi ngựa đá và voi đá, từ đó việc đánh đá xây lăng mới trôi chảy.

21 thg 12, 2021

Độc đáo đền cổ thờ Cá Ông nhiều nhất xứ Nghệ

Dù trải qua hơn 350 năm, lại bị chiến tranh tàn phá nhưng ngôi đền làng Hiếu tại phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) vẫn giữ được nét cổ kính của mình. Thậm chí, tại ngôi đền này có một “nghĩa trang” chôn cất xương cốt cá voi (hay còn gọi Cá Ông). Đến nay, ngôi đền trở thành điểm đến linh thiêng không chỉ ngư dân nơi đây mà còn là nơi du khách thập phương đến thắp hương mỗi khi về với vùng đất Cửa Hội. 

Đền làng Hiếu nơi thờ tự bản cảnh Thành Hoàng và nơi chôn cất xương cốt của gần 90 con cá Voi.

7 thg 12, 2021

Lăng Nguyễn Hữu Hào - thân phụ Nam Phương hoàng hậu - danh thắng bị lãng quên

Cụm lăng mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào (thân phụ của Nam Phương hoàng hậu - vợ vua Bảo Đại) mang một vẻ đẹp trầm mặc, cuốn hút dẫu đã bị bỏ quên nhiều năm trong hoang tàn.

4 trụ biểu cao, trên đỉnh hình bông sen và hai con chó ngao cách điệu, trông rất uy nghi - Ảnh: M.VINH

29 thg 11, 2021

10 lăng mộ đặc sắc nhưng ít người biết ở Cố đô Huế

Bên cạnh loạt lăng mộ nổi tiếng thế giới của các hoàng đế như lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định..., Cố đô Huế còn nhiều lăng mộ hoàng tộc có kiến trúc ấn tượng nhưng không được nhiều người biết đến.

1. Trong khuôn viên lăng vua Tự Đức còn có một số lăng mộ của các thành viên hoàng tộc Nguyễn. Nổi bật trong số đó Bồi Lăng, nơi an nghỉ của vua Kiến Phúc (1869 – 1884), vị vua yểu mệnh nhất triều Nguyễn. Đây là một lăng mộ bề thế và còn khá nguyên vẹn so nhiều lăng mộ hoàng thân khác ở Huế

24 thg 11, 2021

Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của lăng vua Khải Định

Lăng vua Khải Định (Thừa Thiên - Huế) là công trình kiến trúc mang vẻ đẹp độc đáo bởi sự kết hợp tinh tế của kiến trúc Đông - Tây dưới thời nhà Nguyễn.

Lăng Khải Định (hay Ứng Lăng) nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lăng tọa lạc trên núi Châu Chữ (hay Châu Ê).

25 thg 10, 2021

Bí mật phong thủy ẩn giấu trong lăng mộ mẹ vua Khải Định

Lăng Vạn Vạn là một lăng mộ hoàng tộc Nguyễn hiếm hoi nằm ở đồng bằng thay vì các vùng đồi núi phía Nam Kinh thành Huế. Vị trí đặc biệt của lăng này liên quan đến một thuyết phong thủy cổ xưa.

Nằm tại phường An Đông của TP Huế, lăng Vạn Vạn hay Tư Thông lăng là nơi an nghỉ của Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục (1868 – 1944), thường được gọi bà Tiên Cung. Bà là vợ hai của vua Đồng Khánh, mẹ đẻ của vua Khải Định.

2 thg 6, 2021

Về thăm lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy

Lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy, ở xã Bình Hải (Bình Sơn) có tuổi đời hơn 300 năm. Nơi đây như một chứng nhân lịch sử, chứng kiến bao sự đổi thay của làng chài.

Lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy hiện đang lưu giữ hai quách gỗ chứa hài cốt của cá Ông và cá Bà. Lăng vạn này được người dân nơi đây gìn giữ như bảo vật thiêng liêng của làng.

Điểm tựa tinh thần của cư dân miền biển

Lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy hướng mặt ra biển bao la. Chủ lăng vạn Nguyễn Thành Tâm kể: Các bậc cao niên kể lại rằng, cách đây hơn 300 năm, cá Voi hay còn gọi là cá Ông được ngư dân miền biển tôn kính là Nam Hải đại tướng quân chi thần đã lụy vào bờ biển. Người dân đem cá Ông chôn cất. Ba năm sau thì di dời tro cốt của cá Ông vào đặt ở vị trí trang nghiêm trong lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy. Một thời gian sau đó, người dân đưa hài cốt cá Bà vào thờ cúng tại lăng vạn.

Bảng hiệu “Hải ốc tàng linh” được đặt trang trọng ở vị trí trung tâm trong lăng vạn nước ngọt Thanh Thủy.

4 thg 5, 2021

Lăng Minh Mạng - không gian đậm nét truyền thống ở cố đô Huế

Lăng Minh Mạng (Huế) được đánh giá là 1 trong những lăng tẩm uy nghi, đậm nét truyền thống trong những kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn.

27 thg 4, 2021

Lăng thờ bộ xương Cá Ông dài 12m

Lăng Ông Thủy Tướng (Cần Giờ) có thờ bộ xương Cá Ông dài 12m để tri ân cá cứu người trên biển.

Lăng Ông Thủy Tướng tọa lạc trên đường Duyên Hải, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, tồn tại từ khoảng giữa thế kỷ 18 tới thế kỷ 19, khi Thương cảng Cần Giờ đã trở thành một trong những thương cảng phát triển nhất ở Đàng Trong.

22 thg 4, 2021

Lăng cá Ông ở Vũng Tàu

 Lăng cá Ông ở Vũng Tàu nằm trong Đình thần Thắng Tam, trên đường Hoàng Hoa Thám. Đây là một quần thể kiến trúc, di tích gồm ba công trình: đình Thắng Tam, miếu Bà và lăng cá Ông. Năm 1991, cụm kiến trúc đình Thắng Tam đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.


Tam quan đình thần Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Theo tập quán lâu đời của cư dân biển, họ gọi cá ông (cá voi) là Ông Nam Hải. Do vậy, lăng cá Ông được gọi là Lăng Ông Nam Hải. Dưới đây là ảnh mặt tiền của Lăng Ông Nam Hải, chụp trước năm 2011 (ảnh của anh TMB, đăng trên Thời báo Kinh tế SG ngày 16/02/2010)