Hiển thị các bài đăng có nhãn Mộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mộ. Hiển thị tất cả bài đăng

16 thg 6, 2020

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt

Lăng Lê Văn Duyệt (dân gian gọi là lăng Ông) là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) ở số 1 Vũ Tùng, P.1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Do vị trí lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung là lăng Ông - Bà Chiểu.

Phần mộ là công trình được xây dựng đầu tiên gồm hai ngôi mộ song táng: tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn (bên trái). Hai ngôi mộ gọi là mộ "quy" (vì ngôi mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm) - Ảnh: T.T.D.

29 thg 5, 2020

Lăng Khải Định - Kiệt tác nghệ thuật khảm sành xứ Huế

Trong số các loại hình nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế, khảm sành sứ được đánh giá có vai trò và vị trí quan trọng hàng đầu trong việc tạo nên diện mạo tiêu biểu cho kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Đại diện cho trào lưu nghệ thuật này chính là lăng Khải Định, một kiệt tác nghệ thuật khảm sành sứ của xứ Huế. 

Nghề khảm sành sứ có ở Huế vào khoảng thế kỉ XVII, ban đầu lưu truyền trong dân gian, sau mới được ứng dụng nhiều trong kiến trúc cung đình. Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nghệ thuật khảm sành sứ rất nổi tiếng trong trang trí kiến trúc cung đình Huế, đặc biệt là thời Nguyễn, nổi bật nhất là giai đoạn cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.

Thời kì này nhiều công trình kiến trúc cung đình ở Huế đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật khảm sành sứ, tiêu biểu như: điện Thái Hòa, điện Kiến Trung, Thái Bình lâu, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, cung An Định… nhưng độc đáo và xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác thì chính là lăng Khải Định.

Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sân chầu lăng Khải Định. Ảnh: Thanh Hòa

5 thg 4, 2020

Chuyện vua Gia Long xây lăng mộ cho mình

Theo quan niệm phong thủy của người xưa, chọn được nơi an táng tốt thì con cháu phát phúc dài lâu. Do vậy, vua Gia Long đã tìm kiếm nơi an nghỉ cuối cùng của mình từ khi còn ở trên ngai vàng.

Thiên Thọ Lăng (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là tên gọi lăng vua Gia Long (1762-1820), vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lịch sử hình thành khu lăng mộ này gắn với nhiều câu chuyện ly kỳ được lưu truyền trong sử sách

Chuyện tìm đất xây lăng vua Minh Mạng

Vì sự dùng dằng của mình, phải mất hai năm kể từ ngày từ giã cõi đời, vua Minh Mạng mới thực sự được an nghỉ ở một nơi đúng như ước nguyện lúc sinh thời...

Nằm trên núi Cẩm Khê ở cố đô Huế, lăng vua Minh Mạng hay Hiếu Lăng là một công trình gây ấn tượng mạnh với những tòa nhà tráng lệ kết hợp hài hòa với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Trong chuyện tìm đất và xây cất lăng mộ này, quần thần nhà Nguyễn đã phải lao tâm khổ tứ khá nhiều... 

15 thg 3, 2020

Chuyện về việc tìm đất xây lăng vua Thiệu Trị

Ngày nay, lăng vua Thiệu Trị là một địa điểm khá bình lặng so với lăng của các vị vua tiền nhiệm và kế nhiệm ông. Điều này dường như cũng tương đồng với cuộc đời, cái chết và câu chuyện không quá ồn ào về quá trình xây lăng mộ ông.

Lăng vua Thiệu Trị được gọi là Xương Lăng, nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là nơi an nghỉ vĩnh hằng của vị vua thứ ba triều Nguyễn

Tấn thảm kịch phía sau vẻ đẹp của lăng Tự Đức

Lăng vua Tự Đức là một địa điểm thu hút khách bậc nhất Cố đô Huế. Ghé thăm nơi này, có ai còn cảm nhận được niềm u uất của vị vua thi sĩ như vẫn còn phảng phất đâu đây?...

Nằm ở phường Thủy Xuân của thành phố Huế, lăng vua Tự Đức được coi là một kiệt tác kiến trúc của Cố đô Huế. Phía sau vẻ đẹp mê đắm lòng người của khu lăng mộ này là một câu chuyện thảm khốc gắn với bi kịch cuộc đời vị vua thứ tư nhà Nguyễn

10 thg 3, 2020

Điều bất ngờ về phong thủy “chuẩn không cần chỉnh” của lăng Khải Định

Phía sau vẻ ngoài kỳ lạ với nhiều yếu tố ngoại lai, lăng vua Khải Định tuân thủ rất nghiêm ngặt các yếu tố phong thủy truyền thống như tiền án, hậu chẫm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ...

Tọa lạc trên triền núi Châu Chữ (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế), lăng vua Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, được coi là lăng mộ có kiến trúc độc đáo nhất trong số các lăng mộ của vua nhà Nguyễn ở Cố đô Huế

28 thg 2, 2020

Bên mộ cụ Đồ Chiểu

Tui viếng mộ cụ Đồ Chiểu (xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) lần trước cách đây cả ngàn năm, chính xác là năm 1999 thuộc thiên niên kỷ trước. Ngàn năm trước, nơi đây chỉ có ngôi mộ ông và mộ bà đơn sơ nằm bên nhau, cạnh đó là mộ của cô con gái Sương Nguyệt Anh. Cạnh mộ là nhà thờ nhỏ để người người thắp nhang tưởng niệm ông bà và con gái.

Ngàn năm sau, vào một ngày đầu năm 2020, tui lại có dịp viếng mộ cụ Đồ Chiểu. Bây giờ bên cạnh mộ người ta đã bày tỏ lòng tôn kính bằng cách xây một ngôi đền thờ thật trang trọng. Đền thờ và khu mộ có tổng diện tích là 13.000 m2, được khánh thành ngày 1/7/2002 nhân dịp kỷ niệm 180 năm ngày sinh của cụ Đồ Chiểu (1/7/1822). Nơi đây đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1993 và nâng lên thành Di tích quốc gia đặc biệt năm 2017.

Cổng vào khu đền thờ.

4 thg 12, 2019

Hai địa điểm du lịch tâm linh không nên bỏ qua khi tới Đắk Lắk

Đắk Lắk không chỉ nổi tiếng với văn hóa cồng chiêng, các khu du lịch sinh thái, các hồ và thác nước, mà nơi này còn nổi tiếng với những giá trị tâm linh. Những giá trị tín ngưỡng mà được người dân sùng bái, tôn trọng, một trong đó phải kể đến khu du lịch đồi Tâm Linh, Mộ Vua săn voi. 

Mộ Vua săn voi là một chứng tích bất biến của quá trình hình thành và phát triển của vùng đất nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Khunjunob tên thật là N’Thu K’nul, sinh năm 1828, một vị tù trưởng đầy quyền lực và được nhân dân khắp vùng kính phục, người đã khai sinh ra Buôn Đôn, có công lớn trong buổi đầu tạo lập và phát triển nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nơi đây. 

Mộ Vua săn voi sau khi trùng tu, khang trang hơn (ảnh sưu tầm) 

13 thg 10, 2019

Một sớm tại Lăng Kiên Thái Vương

Lăng của Kiên Thái Vương (1845-1876) tọa lạc trên một ngọn đồi kế bên lăng Vua Đồng Khánh ở phía Nam kinh thành Huế. 

Kiên Thái Vương là cha đẻ của ba vị vua triều Nguyễn: Đồng Khánh, Kiến Phúc và Hàm Nghi. Lăng Kiên Thái Vương nằm trên một ngọn đồi kế lăng Vua Đồng Khánh. 

7 thg 9, 2019

"Bảo vật" văn hóa miền biển

Đi dọc các làng chài ven biển Quảng Ngãi, người ta dễ dàng tìm thấy những lăng vạn rêu phong, cổ kính luôn nghi ngút khói hương. Ở những lăng vạn đó, dân làng chài tôn sùng, thờ cúng một vị thần luôn gắn bó với nghiệp biển. Ấy là tục thờ cúng cá Ông.

Thần hộ mệnh của ngư dân 


Đều đặn mỗi năm, cư dân thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải (Bình Sơn) lại hội tụ về Lăng Vạn Nước Ngọt để tổ chức lễ hội cầu ngư, cúng thần Nam Hải cầu mong mùa đánh bắt mới mưa thuận, gió hòa, tôm cá đầy khoang.

Theo các bậc cao niên ở xóm Hòa Hải, thôn Thanh Thủy, cách đây hơn 200 năm, lần đầu cá Ôngi lụy bờ vào vùng đất này. Người dân thấy vậy nên đem xác cá Ông vào chôn trong vạn. Sau 3 năm, họ lấy di cốt đựng vào quách gỗ và thờ. Đến ngày nay, tại lăng vạn vẫn còn hai bộ di cốt của ông Nam Hải và bà Nam Hải. Cũng từ ấy, tục tế cá Ông ở lăng vạn Nước ngọt hình thành.

Nghi thức hát bả trạo trong lễ cúng cá Ông khắc họa đời sống văn hóa của những vạn chài hàng trăm năm trước 

17 thg 8, 2019

Những điều chưa biết về lăng mộ Hoàng gia

Ông Phan Văn Dũng, người đang trông coi lăng mộ Hoàng gia nói với chúng tôi: “Lăng này xây dựng năm 1927. Đã có nhiều du khách đến đây tham quan lầm tưởng đây là nơi thờ tự bà Phạm Thị Hằng (tức bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị, mẹ ruột của vua Tự Đức), nhưng thực tế đây là lăng mộ thờ ông Phạm Đăng Hưng (cha ruột bà Từ Dũ, tức ông ngoại vua Tự Đức). Tôi nghĩ, các cơ quan truyền thông, văn hóa, lịch sử cần giải thích rõ vấn đề này để tránh sự nhầm lẫn”. 

Bên ngoài lăng mộ. 

Huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, sau đó chia tách thành 4 đơn vị hành chính là: TX. Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông. Lăng mộ Hoàng gia nay thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, TX. Gò Công.

15 thg 8, 2019

Lăng Ông, kiến trúc Huế ở Sài Gòn

Trải qua gần 200 năm, Lăng Ông Bà Chiểu còn mang đậm kiến trúc cung đình Huế trên những bức phù điêu tinh xảo bằng sành sứ. 


Nằm trong khuôn viên rộng 18.500 m2, kế bên hông chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TP HCM), Lăng Ông còn có tên gọi dân gian là Lăng Ông Bà Chiểu, là nơi chôn cất Tả quân Lê Văn Duyệt, vị Tổng trấn thành Gia Định xưa. Đây đồng thời là công trình kiến trúc có giá trị văn hoá, nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Nam Bộ.

Khu di tích được bao quanh bởi cây xanh, trên một gò đất cao hình lưng rùa, được cho là vị thế “đắc địa”.

6 thg 6, 2019

Sơn trang vĩnh hằng - Nghĩa trang du lịch độc đáo ở Quảng Trị

Với diện tích hơn 33 hecta và tầm nhìn lên đến hàng trăm năm, Công viên nghĩa trang - Sơn trang vĩnh hằng (thuộc phường Đông Lương, TP. Đông Hà, Quảng Trị) là quần thể nghĩa trang - khu du lịch sinh thái - du lịch tâm linh độc đáo bậc nhất ở Quảng Trị hiện nay.

Từ khi UBND tỉnh Quảng Trị có chính sách xã hội hóa việc xây dựng nghĩa trang, ông Nguyễn Thế Đồng - Giám đốc Cty TNHH MTV Thép Đồng Tiến đã mạnh dạn xin cấp đất (quyết định cấp đất từ 25.3.2015) và bắt đầu xây dựng dự án Sơn trang vĩnh hằng với tổng vốn đầu tư hơn 150 tỉ đồng.

3 thg 4, 2019

Lăng mộ bằng đá của cha Nam Phương hoàng hậu ở Đà Lạt

Lăng mộ ông Nguyễn Hữu Hào được xây dựng trong bốn năm với vật liệu chủ yếu là đá xanh, tọa lạc trên ngọn đồi giữa rừng thông. 

Ông Nguyễn Hữu Hào, cha của Nam Phương hoàng hậu, là một đại điền chủ giàu có, quê ở Tiền Giang. Sau khi lấy vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương đưa bố mẹ lên Đà Lạt sinh sống cho đến ngày tạ thế. Năm 1937, bà xây lăng mộ cho cha trên một ngọn đồi ở Đà Lạt. 

28 thg 3, 2019

Lăng Ông Nam Hải Trần Đề

Trần Đề là một huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng nằm trên trục giao thông quốc lộ Nam Sông Hậu nối liền thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có 12km bờ biển, với bãi biển Mỏ Ó hoang sơ và xinh đẹp, có cảng biển cá lớn, 03 di tích cấp tỉnh thu hút đông du khách đến tham quan chiêm bái: di tích lịch sử Bia chứng tích chiến tranh ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú; nhà bia ghi tên liệt sĩ ấp Thạnh An 4, xã Thạnh Thới Thuận; chùa Tầm Vu (ôm Pu)… Ngoài ra, huyện còn có các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Kỳ Yên ở đình thần Thạnh Thới An, diễn ra vào ngày 15-19 tháng giêng âm lịch hàng năm với lễ thượng điền và hạ điền đều có lễ rước sắc thần, với nhiều trò chơi dân gian, hát bội, hát sắc. Đặc biệt là lễ hội Nghinh Ông diễn ra từ ngày 21-23 tháng 3 âm lịch tại Lăng Ông Nam Hải, tọa lạc tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề.

Mẹ Nam Hải tại Lăng Ông– ảnh Quốc Quân 

Tương truyền rằng, ngày xưa ông Nguyễn Văn Đôn, ngụ tại rạch Mù U sinh sống bằng nghề đóng đáy, vào một hôm đi cuốn đáy như mọi ngày, ông phát hiện đáy của ông dính một con cá Ông (cá voi) rất lớn, đã lụy (nghĩa là đã chết). Ông Đôn đã mang cá Ông về chôn cất đàng hoàng và để tang cho cá Ông. Sau một thời gian, ông Đôn lấy cốt cá Ông lên và lập lăng thờ tại rạch Mù U, nay thuộc huyện Cù Lao Dung.

13 thg 3, 2019

Lăng mộ cổ của các võ tướng nổi tiếng sử Việt

Nguyễn Tri Phương, Ông Ích Khiêm, Nguyễn Hữu Cảnh, Thoại Ngọc Hầu... là các võ tướng nổi tiếng sử Việt. Tên của các ông đã được đặt cho nhiều đường phố ở Việt Nam. Cùng khám phá nơi an nghỉ của các danh tướng này.

1. Nơi an nghỉ của cha con võ tướng Nguyễn Tri Phương là một gò đất nằm giữa cánh đồng lúa thuộc địa phận làng Chí Long, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong hai ngôi mộ ở đây, ngôi mộ ở ngoài là của Nguyễn Lâm, con thứ hai của danh tướng Nguyễn Tri Phương, người được phong Phò mã Đô úy thời vua Tự Đức.

12 thg 3, 2019

Bí ẩn loạt lăng mộ cổ giữa khu dân cư Sài Gòn

Lăng mộ đại gia Lý Tường Quan trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, mộ nhà bác học Trương Vĩnh Ký ở số 520 Trần Hưng Đạo, lăng võ tướng Trương Tấn Bửu ở 41 Nguyễn Thị Huỳnh... là loạt lăng mộ cổ độc đáo nằm giữa các khu dân cư đông đúc ở TP HCM.

1. Trong con hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP HCM có một công trình kiến trúc cổ khá đặc biệt: Khu lăng mộ ông Lý Tường Quan (1842-1896), còn được gọi là Bá hộ Xường - vị đại gia người Hoa được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài Gòn xưa

Huyền bí lăng mộ võ tướng nuốt chửng mắt mình khi đánh giặc

Quận công Võ Tá Sắt là một vĩ võ tướng trứ danh ở đất Hà Tĩnh. Xung quanh sự nghiệp của ông có một giai thoại rất kỳ lạ.

Toàn cảnh lăng mộ Quận công Võ Tá Sắt ở xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Theo sử sách, Quận công Võ Tá Sắt tên thật là Võ Tá Kế (húy là Khanh) con thứ 4 của Tăng Lộc Hầu, năm 14 tuổi học tại Quốc Tử Giám

8 thg 1, 2019

Lăng Ông Nam Hải Trần Đề

Trần Đề là một huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng nằm trên trục giao thông quốc lộ Nam Sông Hậu nối liền thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có 12km bờ biển, với bãi biển Mỏ Ó hoang sơ và xinh đẹp, có cảng biển cá lớn, 03 di tích cấp tỉnh thu hút đông du khách đến tham quan chiêm bái: di tích lịch sử Bia chứng tích chiến tranh ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú; nhà bia ghi tên liệt sĩ ấp Thạnh An 4, xã Thạnh Thới Thuận; chùa Tầm Vu (ôm Pu)… Ngoài ra, huyện còn có các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Kỳ Yên ở đình thần Thạnh Thới An, diễn ra vào ngày 15-19 tháng giêng âm lịch hàng năm với lễ thượng điền và hạ điền đều có lễ rước sắc thần, với nhiều trò chơi dân gian, hát bội, hát sắc. Đặc biệt là lễ hội Nghinh Ông diễn ra từ ngày 21-23 tháng 3 âm lịch tại Lăng Ông Nam Hải, tọa lạc tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề.

Mẹ Nam Hải tại Lăng Ông– ảnh Quốc Quân