Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Phòng. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 10, 2014

Huyền tích về người trinh nữ lập thành phố Cảng


Người dân thành phố Cảng luôn nhớ về một vị nữ tướng tài, sắc vẹn toàn, người khai sinh ra trấn Hải Tần phòng thủ, tiền thân Hải Phòng ngày nay. Chắc không phải ngẫu nhiên mà tượng người nữ tướng ấy trở thành niềm tự hào, một trong những biểu tượng của Hải Phòng.

Vốn là tiên nữ nhà trời

Theo “Sự tích Đức thánh mẫu Lê Chân” ở Đền Nghè, Hải Phòng, bà là người con gái quê ở một làng nhỏ là làng An Biên, huyện Đông Triều, Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng). Cha bà là Lê Đạo, làm nghề thầy thuốc, sống rất nhân từ, quảng đại và sẵn lòng bao dung cứu giúp kẻ nghèo khó, sa cơ lỡ bước. Những ân nghĩa của ông ban ra làm dân chúng xa gần mến phục. 

Điều chưa biết về “nhà tiên tri” số một của Việt Nam

Khu di tích Trạng Trình

Sinh ở triều Lê, làm quan dưới triều Mạc, ở vào những năm tháng rối ren và nhiều biến động của đất nước, bằng tài năng và đức độ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vượt lên hoàn cảnh trở thành một bậc hiền triết, nhà văn hoá lớn của dân tộc ở vào thế kỷ thứ XV-XVI. Đặc biệt với "Sấm Trạng Trình", ông được người dân suy tôn là "nhà tiên tri" số một của Việt Nam.

Một nho sinh xuất sắc

Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuở nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi (1491), dưới triều Lê Thánh Tông - thời kỳ được xem là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Có tài liệu cho rằng Trạng Trình đổi từ tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt thành Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông chuẩn bị đi thi (1535). Nghĩa của hai chữ "Bỉnh Khiêm" được hiểu là "giữ trọn tính khiêm nhường". 

2 thg 10, 2014

Mùa yên bình ở đảo nhỏ Hòn Dấu

Mùa thu, du khách tới Hòn Dấu vắng hơn rất nhiều nhưng chính điều đó lại khiến hòn đảo nhỏ này trở nên yên bình hiếm thấy.

Hòn Dấu hay còn gọi là Hòn Dáu là một hòn đảo nhỏ nằm trong khu du lịch giải trí Đồ Sơn, cách trung tâm Hải Phòng chừng 20 km. Nơi đây là điểm du lịch được nhiều dân du lịch bụi ưa thích. 

3 thg 7, 2014

Về thăm chùa Mét

Chùa Mét không chỉ là địa chỉ tâm linh với người dân trong vùng mà còn mang giá trị lịch sử văn hoá. Tương truyền, Thiên Hương Tự còn là trường học đầu tiên của Danh nhân văn hoá, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Tôi về thăm chùa Mét (xóm 1, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) vào một chiều tháng sáu. Không phải ngày lễ Tết, không phải ngày rằm, mùng một nên chùa khá vãn khách đến dâng hương. Cả ngôi chùa như choàng lên mình một tấm áo im ắng tĩnh mịch. Nắng chiều vàng úa kẻ những đường thẳng tắp từ ngọn cây cổ thụ xiên xiên chiếu xuống rêu phong sân chùa. Cỏ dại mọc lên từ kẽ những tấm gạch lát sỉn màu. Chợt thấy lòng mình phẳng lặng như gương.

Nhà tôi cách chùa chỉ vài bước chân. Chùa Mét đã trở thành một mảnh ghép kí ức tuổi thơ tôi. Để giờ đây mỗi khi nhắc đến cái tên mộc mạc giản dị ấy là gọi về trong tôi cả một miền thương nhớ mênh mang. Hồi còn nhỏ, cứ mỗi dịp lễ Tết là tôi lại lon ton theo bà theo mẹ đi lễ chùa. Lần nào mẹ cũng cho tôi mấy nén hương để tự tay cắm vào bát hương thờ hai ông Hổ ở sân chùa. Tôi còn lăng xăng theo mẹ đốt tiền vàng. 

Chùa Mét trong nắng chiều 

28 thg 6, 2014

Miếu Tràng - ngọc xanh đất cảng

Từ trên cao nhìn xuống, miếu Tràng (xóm 2, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) như một viên ngọc xanh ngọc bích. Đây còn gọi là miếu Cây Xanh bởi những hàng cây cổ thụ um tùm xanh rì ôm vào lòng ngôi miếu cổ kính. 

Cổng chính uy nghiêm với bốn chữ Hán “Chính khí hạo nhiên”, đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt, hai đỉnh cột trụ đắp hình búp sen

Miếu Tràng nằm bên trục đường chính kẻ một đường thẳng tắp giữa lòng xã Cổ Am. Cổng chính uy nghiêm với bốn chữ Hán “Chính khí hạo nhiên”, đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt. Hai đỉnh cột trụ đắp hình búp sen. Bước qua cổng rêu phong cổ kính, in hằn vết chân thời gian, ta như lạc vào một thế giới tâm linh. Bức tường vây tróc từng mảng vữa để lộ những viên gạch đã xỉn màu. Chỉ vài bước chân mà dường như cách biệt hoàn toàn với nhịp sống xô bồ, vội vã, với tiếng còi xe inh ỏi, bụi đường mù mịt ngoài kia. Lòng ta yên bình, tĩnh lặng đến lạ. Đặc biệt, những vòm cây cổ thụ lọc cái nắng chao chát của ngày hè oi ả, đổ xuống bóng râm mát rượi như những mũi kim châm vào da thịt. Ta đắm chìm vào không gian u tịch như muốn được tan ra hòa vào từng thớ không khí ngọt mát vị quê hương! 

11 thg 6, 2014

Đảo Hòn Dáu - dấu tích lịch sử oai hùng

Hòn Dáu là hòn đảo nhỏ cuối cùng tách ra khỏi dãy núi, cách bán đảo Đồ Sơn chừng một km, có không khí trong lành và những điểm tham quan ý nghĩa.

Người Hải Phòng hay gọi đảo Hòn Dáu là đảo đèn, bởi nơi đây có trạm đèn biển kỳ vĩ, gắn bó cùng thăng trầm lịch sử. Đèn biển Hòn Dáu do kiến trúc sư người Pháp thiết kế, được xây dựng từ năm 1892, hoàn thành năm1898. Đó là một tòa nhà 2 tầng (nay được dùng làm bảo tàng), chính giữa là tháp đèn như một pháo đài cổ vút lên giữa đảo.

Tháp cao năm tầng, đỉnh đèn cao 140m so với mặt nước biển, ánh sáng được phát ra từ độ cao 65 m so với chân tháp. Hải đăng Hòn Dáu chiếu xa đến 40 km, ngày ngày dẫn dắt tàu thuyền qua lại vùng biển này. Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, trạm đèn biển này là một trong những mục tiêu oanh tạc của đế quốc Mỹ. Tháng 4/1967, hải đăng Hòn Dáu bị đánh sập hoàn toàn nhưng những công nhân trạm đèn vẫn anh dũng bám trụ, dựng cột đèn bằng sắt thay thế, đảm bảo hoạt động.

2 thg 4, 2014

Thưởng thức sủi dìn đất Cảng Hải Phòng

Với nước dùng nấu từ mật mía sánh vàng, thơm vị cay của gừng tươi, sủi dìn nhỏ tròn ăn kèm mấy viên lạc bùi bùi tạo thành món ăn hấp dẫn ở Hải Phòng.

Sủi dìn hay còn gọi là bánh trôi tàu, là món ăn có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa sống tại Hải Phòng. Đây là món ăn vặt đường phố được người dân nơi đây rất ưa chuộng. Dừng chân ở một quán nhỏ bất kỳ ven đường trên khắp thành phố, gọi một bát sủi dìn nghi ngút khói mà xì xụp mới cảm nhận rõ hơi ấm lan tỏa đầu lưỡi. 

Người ta thường dắc vừng đen, dừa và lạc lên trên để trang trí cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Ảnh: Dương Tùng 

2 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Mộ thuyền Việt Khê

Mộ thuyền Việt Khê là minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục Đông Sơn.

Mộ thuyền Việt Khê - Ảnh: Ngọc Thắng 

Năm 1961, cuộc khai quật ở xã Phù Ninh, H.Thủy Nguyên, Hải Phòng phát hiện 5 chiếc quan tài hình thuyền. Quan tài là những thân cây khoét rỗng, dài hơn 4 m, có nắp. Tìm được 5 nhưng chỉ một chiếc còn các vật chôn theo. Đầu to của thuyền có đồ đồng lớn như trống, thạp, đỉnh, bình. Đầu nhỏ có rìu, đục, dao găm. Chiếc quan tài duy nhất có chứa hiện vật giờ đây đã trở thành bảo vật quốc gia - mộ thuyền Việt Khê, đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Theo các chuyên gia lịch sử, tục chôn cất người chết xưa hết sức phong phú. Mộ táng thời Đông Sơn có loại mộ huyệt đất, mộ có quan tài hình thuyền, mộ nồi vò... Người Đông Sơn cho rằng cái chết chấm dứt cuộc sống ở thế giới bên này, mở ra cuộc sống ở thế giới bên kia. Sang bên đó, họ vẫn tiếp tục lao động, sinh hoạt và chiến đấu. Vì thế, người Đông Sơn khi chết đều thực hiện táng tục giống nhau. Người chết được chôn cùng đủ ba loại đồ vật: sinh hoạt, công cụ sản xuất và vũ khí.

23 thg 1, 2014

Bảo vật quốc gia - Huyền thoại quả chuông đồng thời loạn

“Dù bài minh văn trên chuông chưa được đọc hoàn chỉnh nhưng hoa sen và hình rồng cho thấy đây là tác phẩm thời Trần”, PGS-TS Nguyễn Đình Chiến, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết. 

Chuông chùa Vân Bản, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội - Ảnh: Ngọc Thắng 

Trong lần công nhận bảo vật quốc gia này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (LSQG) không gửi nhiều hồ sơ hiện vật. Trong số ít hồ sơ đó có chuông chùa Vân Bản. Quả chuông quý này ngay lập tức trở thành bảo vật quốc gia. Nó cũng là một trong số ít hiện vật bằng đồng được tuyển chọn trong cuốn Cổ vật Việt Nam do bảo tàng in cách đây vài năm.

2 thg 1, 2014

Về thăm đền Trạng

Về thăm khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng), chỉ một buổi chiều nhưng khu di tích rộng gần 6ha đủ để du khách trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau. 

Một góc hồ Bán Nguyệt

Dạo bước trên con đường dẫn vào đền, gió lồng lộng thổi từ cánh đồng. Bên lề đường có vài người bán rong bày bán vài thẻ hương, tiền vàng mã, hoa quả, nước uống phục vụ khách du lịch. Bước qua cổng tam quan với ba chữ Hán: Trung Am tự (tức đền Trung Am) là đền thờ với ba gian tiền đường và hai gian hậu cung được lập nên từ nền nhà cũ của Trạng Trình.

28 thg 12, 2013

Làng Việt Hải, nét thôn dã giữa đảo Cát Bà

Có một ngôi làng nằm trong thung lũng thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Bà, mỗi năm thu hút hàng chục ngàn du khách nước ngoài đến thăm nhưng lại chưa được nhiều người Việt biết tới. Đó là làng Việt Hải ở huyện Cát Hải, Hải Phòng, một ốc đảo còn tách biệt với thế giới bên ngoài và thu hút người ta bởi những vẻ đẹp từ xa xưa. 

Đường đến làng trên vịnh Lan Hạ

Cách thị trấn du lịch Cát Bà hơn 10km đường chim bay, Việt Hải được bao bọc bởi dải núi cao và cánh rừng rậm của vườn quốc gia nên trở thành một phần tách biệt với phần còn lại của đảo Cát Bà. Để tới được làng có hai cách, một là từ bến Bèo ở thị trấn đi tàu băng qua vịnh Lan Hạ mất khoảng 45 phút. 

Con đường thứ hai là đi bộ băng rừng nguyên sinh xuyên vườn quốc gia, theo con đường mòn mạo hiểm cheo leo qua nhiều dốc đá dựng đứng, những hang núi, khe sâu, những bãi lầy, vũng áng. Cách này đi mất những tám tiếng nên thường chỉ có du khách nước ngoài ưa thử thách mới lựa chọn.

18 thg 11, 2013

Đình Kiền Bái, vẻ đẹp xưa trên đất Hải Phòng

Nằm ở xóm Đông, xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, đình Kiền Bái là công trình kiến trúc - điêu khắc cổ kính và nổi tiếng của Hải Phòng. Di tích này có từ thế kỷ XVII - thế kỷ phát triển rực rỡ của nghệ thuật dân gian.

Đình Kiền Bái

Một tuyệt tác về nghệ thuật điêu khắc 

Đình Kiền Bái có quy mô vừa phải nhưng được làm hoàn toàn bằng gỗ lim, có cấu trúc hình chữ “đinh” quen thuộc và là ngôi đình duy nhất ở Hải Phòng còn giữ được hệ thống ván sàn thời khởi dựng.

Đình ngoài hay còn gọi là tiền đường gồm ba gian, gian giữa là nơi tiến hành các nghi lễ tế tự. Đình trong (hậu cung) gồm ba gian chuôi vồ là nơi an tọa của Đức Thành Hoàng bản thổ.

23 thg 10, 2013

Dấu ấn kiến trúc cũ ở thành phố Cảng

Là một thành phố lớn nhưng Hải Phòng vẫn giữ được những công trình kiến trúc mang dấu ấn từ thời Pháp thuộc.

Hải Phòng từng là thành phố quan trọng bậc nhất Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, là đầu mối giao thông với cảng biển lớn. Cũng như Hà Nội, Sài Gòn (TP HCM), đô thị Hải Phòng in đậm dấu ấn quy hoạch, kiến trúc của người Pháp.

Cho đến nay, Hải Phòng vẫn giữ vị trí quan trọng, là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, sự phát triển đô thị của Hải Phòng không quá nhanh và cấp tiến như các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, hay Đà Nẵng với tốc độ xây dựng chóng mặt và trào lưu cao ốc nên Hải Phòng vẫn giữ được nhiều nét xưa cũ...

Dấu ấn quy hoạch, kiến trúc thuộc địa vẫn hiện diện khá rõ nét ở thành phố Cảng, dẫu ít nhiều có những phôi phai. Vẫn có thể thấy những không gian đô thị, công trình kiến trúc mang dấu ấn từ thời thuộc địa, những công trình cũ gợi nét u hoài; mà tiêu biểu là ở khu vực trung tâm - quận Hồng Bàng và các quận Lê Chân, Ngô Quyền.

1 thg 10, 2013

7 suối nước nóng nổi tiếng miền Bắc

Khi những cơn gió lạnh ùa về cũng là lúc du khách tìm đến dòng khoáng nóng. Không chỉ giúp thư giãn, tắm khoáng còn giúp phục hồi sức khỏe, chữa một số bệnh da, khớp và tim. Sau đây là 7 địa chỉ tắm khoáng nóng dành cho bạn.

1. Quang Hanh - Quảng Ninh

Nằm ở thành phố Cẩm Phả, cách trung tâm thành phố Hạ Long hơn 10 km, suối khoáng nóng Quang Hanh là điểm đến quen thuộc của người dân hai thành phố trên. Nằm trên trục đường du lịch từ Hạ Long đến Vân Đồn, Móng Cái, suối khoáng nóng Quang Hanh cũng là điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách. Bạn có thể chọn tắm trong phòng riêng hoặc bể khoáng nóng tập thể ngoài trời. Dù trời lạnh nhưng bạn không hề có cảm giác run rẩy, rét buốt khi được ngâm mình trong dòng khoáng nóng Quang Hanh. Hơi khoáng cùng dòng nước ấm áp không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn có tác dụng phòng ngừa một số bệnh về da và xương khớp, rất tốt cho sức khỏe.


26 thg 9, 2013

Ăn bánh đa cua đất cảng Hải Phòng

Hải Phòng có món đặc sản nổi tiếng mà đi đâu ăn cũng không bằng. Ấy là bánh đa cua. Không hiểu tại bát bánh đa cua mặn mòi vị biển, hội tụ tinh hoa của ẩm thực đất cảng hay không mà ai cũng muốn được thưởng thức món bánh đa cua “chính hiệu” ở nơi này.

Tô bánh đa cua đủ sắc màu và mùi vị - Ảnh: Thủy Trần

Cách đây 3-4 năm đã thấy Hà Nội - Hải Phòng gần ghê lắm. Ra bến xe phía bắc, Lương Yên - Gia Lâm là đón ngay được xe chất lượng cao về đất cảng rồi. Sau hai tiếng ngủ ngon trên xe đã là chiều cuối tuần và phải hỏi nhau: Hôm nay ăn gì?

9 thg 9, 2013

Đến Hải Phòng: Thỏa sức ăn ngon

Đất cảng có nền ẩm thực phong phú, đặc trưng, không cầu kỳ trong chế biến, không pha tạp mùi vị mà giữ cái hương tự nhiên của nguyên liệu nên hợp với nhiều người, nhiều vùng miền.

Những cảnh đẹp của biển Đồ Sơn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ làm không ít kẻ đắm say. Đó cũng là nơi cung cấp một số nguyên liệu làm ra những món ăn ngon "quên trời đất" của Hải Phòng. 

Nhiều cái tên trở thành thương hiệu, nói đến là nhận ra món ngon của đất cảng chứ không thể là nơi nào khác. Nào bánh đa cua, nem cua bể, lẩu cua đồng hay bánh cáu, sủi dìn… mỗi thức lại một vẻ, một màu khiến người ăn không thể không nhớ vị, nhớ tên.

Bánh đa cua

Bánh đa cua đối với người Hải Phòng cũng phổ biến như phở ở Hà Nội, bún bò ở Huế hay hủ tiếu ở Sài Gòn vậy. Bất kể người sang kẻ hèn đều vừa miệng. Từ những nguyên liệu gần gũi và giản đơn là cua đồng, bánh đa, các loại rau như rau cần, rau nhút (rút) hợp nhau một cách đặc biệt tạo nên hương vị vừa thanh khiết lại đậm đà cho món ăn.

4 thg 9, 2013

Từ Sa Vĩ địa đầu đến Lan Hạ biển đảo

Hành trình của chúng tôi có điểm xuất phát tại Sa Vĩ – Trà Cổ – Móng Cái, rồi vượt sóng ra đảo tiền tiêu Cô Tô trước khi kết thúc chuyến đi tại vịnh Lan Hạ trong quần đảo Cát Bà. Đi rồi mới thấy những cảnh đẹp trong vịnh Bắc bộ quả là chuỗi ngọc quý chưa được nhiều người biết tới.

Bãi bồi Sa Vĩ nằm ở phía đông bắc bán đảo Trà Cổ là một vị trí lý tưởng để ngắm nhìn cột mốc 1.378 phân định biên giới Việt – Trung ngay tại cửa sông Bắc Luân. Bức tranh vùng biên ải vào buổi sáng mùa hè thật thoáng đãng và tĩnh lặng, thoáng mùi tanh của tôm cá từ những chiếc thuyền nằm rải rác trên bờ sông.

Phía xa xa thấp thoáng vài người phụ nữ đang cần mẫn đào cát bắt sá sùng. Khách phương xa muốn tìm hiểu về giá trị lịch sử có thể đến viếng đình Trà Cổ, công trình kiến trúc nghệ thuật đồ sộ được xây dựng cách đây hơn 600 năm, như là một minh chứng rằng vùng đất này từ xa xưa đã có người dân Việt bám biển, bám đất trấn giữ.

Ghềnh đá ở Cô Tô

7 thg 4, 2013

Đại đao 500 năm tuổi của Mạc Đăng Dung - đâu là sự thật?

Mỗi năm có hàng vạn người đổ về Khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc ở huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, chiêm bái thanh đại đao nặng hơn 30kg, được cho là vũ khí xông trận của Mạc tổ Mạc Đăng Dung.

Tuy nhiên, không ít nhà nghiên cứu cổ vật, nghiên cứu lịch sử cho rằng chưa có cơ sở khoa học nào để khẳng định đây là thanh bảo đao của vua Mạc Đăng Dung, ngoài những câu chuyện truyền miệng của những người ít nhiều có liên quan đến dòng họ Mạc. 

Toàn cảnh khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc 


6 thg 2, 2013

Đảo Ngọc Cát Bà

Quần đảo Cát Bà có 367 hòn lớn nhỏ, đảo chính là Cát Bà rộng khoảng 100 km², nằm ở phía nam vịnh Hạ Long. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng và cách trung tâm thành phố 30km. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cơ sở hạ tầng cũng khá phát triển với tổ hợp nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, chùa chiền và đặc biệt là toàn bộ khu vực đảo đã được thành phố Hải Phòng triển khai các trạm thu phát Wi-Fi.


Cát Bà còn được gọi là đảo Ngọc. Theo truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà là do đọc chệch từ Các Bà, vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận (đảo Các Ông). Trong các bản đồ hành chính thời Pháp thuộc đều ghi là Các Bà, và hiện nay ở thị trấn Cát Bà vẫn có đền Các Bà.



23 thg 1, 2013

Bánh đa cua Hải Phòng Kỷ lục Châu Á

Trên những cánh đồng chua mặn giành giật từ biển cả, bão tố ngàn đời, người vùng biển Hải Phòng đổi một nắng hai sương lấy những hạt gạo ngan ngát nắng gió trùng khơi. 

Gạo ấy phơi già nắng, để qua vụ, đem về làng bánh đa cổ truyền 700 năm Lạng Côn – Kiến Thụy, làng Hỗ - huyện An Dương, Dư Hàng Kênh - trong nội thành, ngâm vào nước vài canh giờ, lại cho vào cối xay nhuyễn, chế nước vừa đủ tạo nên thứ bột sánh mịn, dẻo mềm. Xay xong hòa thêm bột quả gấc chín, giản tiện hơn là chút kẹo đường phèn, hay cầu kỳ nữa là một thứ mật thơm bí truyền để bột có màu nâu sậm. Rồi qua đôi bàn tay tảo tần chịu khó của người thợ miết mỏng, hấp chín, sắp bày kín phên tre nứa đem hong nắng, tráng sương – một loại bánh đa đỏ đặc trưng vùng quê biển đã thành hình.

Bánh đa nhúng thường là loại có một nắng, một sương. Nếu làm trong đêm, phơi lên đón sương rồi mới đem phơi nắng. Ngược lại, tráng bánh phơi ban ngày đón nắng thì cuối đêm họ mới thu vào. Như vậy, muốn có lá bánh đa khi đem trần lên, thả vào bát canh cua mềm miệng nhưng dẻo dai không bị bở bục hay trương nhũn ngoài chuyện gạo ngon, còn phải có bí quyết từ khâu chế nước xay gạo, điều chỉnh lửa lò khi tráng đến cách phơi bánh đượm nắng, ngấm sương tạo thành bánh đa tươi. Còn thứ bánh phơi khô cong vốn chỉ để đóng gói đem đi các miền xa, dù để được hàng tuần nhưng khi ăn đã vợi bớt đi nhiều phần hương vị đồng biển.