Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 3, 2021

Ngôi đình thờ hai anh em có công đánh giặc Nguyên Mông

Đình Nhị Châu thờ hai vị Thành hoàng làng là anh em ruột tên húy Mai Ngô, Mai Độ, có công giúp vua Trần Nhân Tông đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược lần thứ 3 (1288).

Quang cảnh đình Nhị Châu

Đình nằm ngoài bãi sông Thái Bình thuộc khu III, phường Nhị Châu (TP Hải Dương). Đình-chùa Nhị Châu đã được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2005.

24 thg 2, 2021

Ông tổ châm cứu Việt Nam

Nhiều thế kỷ nay, những di sản về cách trị bệnh không dùng thuốc mà danh y Nguyễn Đại Năng để lại cho đời vẫn được các thế hệ lương y trong cả nước gìn giữ và phát huy trong chữa bệnh cứu người, góp phần nâng tầm vị thế nền y học nước nhà.

Cuốn sách "Châm cứu tiệp hiệu diễn ca" là di sản quý về phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc

Độc đáo 5 di tích thờ các nhân vật thời Hai Bà Trưng

Trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, có không ít tướng lĩnh cả nam và nữ người Hải Dương đã tham gia.

Năm Giáp Ngọ (34), Thái thú Tô Định đến Giao Chỉ thay Tích Quang. Đây là một tên quan nổi tiếng gian tham và tàn bạo. Chính sách áp bức bóc lột của nhà Đông Hán đối với người dân Giao Chỉ ngày một tàn tệ. Người dân không những bị cướp ruộng đất mà còn phải nộp các loại thuế muối, thuế sắt, thuế sản vật… dưới hình thức nộp cống. Các quan lại cấp huyện dòng dõi các Lạc hầu, Lạc tướng bị thu hẹp về quyền lực chính trị và kinh tế, bị thúc ép, đè nén nên rất bất bình. Bất chấp sự khác biệt trong phong tục, tập quán và truyền thống của người Việt, Tô Định đã sử dụng luật nhà Hán làm công cụ trấn áp, khủng bố sự phản kháng của các quan lại địa phương và người dân Giao Chỉ.

25 thg 11, 2020

Bánh đậu xanh Rồng vàng

Mỗi vùng đất của Việt Nam không chỉ sản sinh ra các món ăn đặc sản thơm ngon tượng trưng cho từng miền mà đi liền với nó là những câu chuyện lịch sử nổi bật của vùng đất đó. Bánh đậu xanh ở Hải Dương từ lâu đã là một loại bánh nổi tiếng trong và ngoài nước bởi sau nó là một câu chuyện tự hào của vùng đất Hải Dương. 

Tương truyền rằng, khi vua Bảo Đại (1913-1997) kinh lý qua Trấn Hải Dương, dân chúng nơi đây đã dâng lên ngài một thứ bánh được làm từ đỗ xanh. Sau khi thưởng thức thứ bánh đặc sản này, vua Bảo Đại đã cảm nhận được hương vị cũng như tình cảm của người dân nơi đây. Sau khi về cung ông đã ban Sắc lệnh khen bánh đậu xanh Hải Dương. Trên Sắc có in hình “Rồng vàng”, một biểu tượng uy quyền của nhà vua. Kể từ đó bánh đậu xanh Hải Dương có tên mới là: “Bánh đậu xanh Rồng vàng”. Cái tên đó cho đến nay vẫn là thương hiệu riêng để phân biệt với các loại bánh đậu xanh ở các tỉnh khác của Việt Nam. Một chiếc bánh đậu xanh Rồng vàng được làm ra có thể coi là một kì công, kết quả của một nghệ thuật điêu luyện.

Đường, đậu xanh là một nguyên liệu cần thiết để làm ra Bánh đậu xanh Rồng vàng.

19 thg 9, 2020

Gốm Chu Ðậu - Làng nghề truyền thống Việt

Nét đặc trưng của sản phẩm gốm Chu Ðậu (Trúc Thôn, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) thể hiện ở kiểu dáng, màu men và các hoa văn họa tiết tinh xảo mang bản sắc văn hóa dân tộc… 

Gốm Chu Ðậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII. Nguyên liệu để làm gốm Chu Đậu là đất sét trắng được lấy từ vùng Trúc Thôn (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Đất sét sau khi lấy về sẽ được hòa trong nước, sau đó lọc qua hệ thống máng dẫn và bể ngắn. Quá trình lắng lọc sẽ tạo ra hai hợp chất gồm lỏng và nhuyễn, thêm chất phụ gia rồi phối luyện thành hồ gốm. Gốm được lắng lọc càng lâu thì màu gốm càng bóng, đẹp và trong. Đất sau khi được luyện kỹ, đạt độ dẻo, mịn cần thiết sẽ được người thợ chuốt nặn trên bàn xoay. Sản phẩm gốm Chu Đậu từ xưa đến nay, từ khâu nặn, đúc đến trang trí hoa văn đều được làm thủ công với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân dày dạn kinh nghiệm. Điều này khiến cho gốm Chu Đậu không thể lẫn với các loại gốm khác. 

Hình ảnh cá chép được vẽ trên bình gốm là một chủ đề văn hóa dân gian quen thuộc trên gốm Chu Đậu . Ảnh: Trịnh Bộ 

16 thg 9, 2020

Độc đáo giếng Viết, bia Học

Đến nay, nhiều học sinh, người dân Cẩm Giàng vẫn giữ phong tục trước khi thi đến lấy nước ở giếng Viết về uống, thắp hương trước bia Học để cầu mong đỗ đạt. 

Bia Học ghi sự kiện hai anh em được triều đình truy phong 

Không nổi danh như giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) nhưng giếng Viết, bia Học ở thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ (Cẩm Giàng) cũng được nhiều người trong vùng biết tiếng.

Di tích đình Rồng và tấm bia di văn quý giá

Tọa lạc trên khu đất cao ráo, thoáng rộng ngay đầu làng, đình Rồng, xã Quốc Tuấn (Nam Sách) - di tích cấp tỉnh được Nhà nước xếp hạng năm 2013 mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học. 

Đình Rồng ngày nay 

14 thg 9, 2020

Bảo tồn ngôi nhà cổ của cụ Nghè Tân

Ngay giữa lòng TP Hải Dương hiện còn ngôi nhà của cụ Nghè Tân. Đây là căn nhà duy nhất của quan lại thời phong kiến còn sót lại và đang được các thế hệ làm bảo tàng Hải Dương gìn giữ. 

Chính diện ngôi nhà cổ của cụ Nghè Tân 

Ngôi nhà độc nhất

Về sự xuất hiện của ngôi nhà này, qua một số khảo cứu và hội thảo, nhiều đánh giá của các nhà sử học đều nghiêng về giả thuyết: do tài đức của mình nên cụ được vua ban tiền làm nhà. Vì chán cảnh quan trường, cụ đã bán nhà cho một viên quan ở huyện Gia Lộc để lấy tiền công đức, phục dựng miếu làng Thượng Cốc, rồi bỏ đi ngao du.

Ngôi nhà 5 gian được làm bằng gỗ đinh, gỗ lim đã được phục dựng và trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh gần 30 năm qua thể hiện tâm huyết của các thế hệ cán bộ bảo tàng. Đây là một di sản quý không phải nơi nào cũng gìn giữ được. Đặc biệt hơn đó còn là ngôi nhà của quan lại phong kiến duy nhất còn giữ lại được ở Hải Dương.

Để phát hiện, gìn giữ và mang về phục dựng ngôi nhà ở Bảo tàng tỉnh là một cố gắng rất lớn của những cán bộ bảo tàng. Khi phát hiện ngôi nhà của cụ Nghè Tân, ông Tăng Bá Hoành đang là Giám đốc Bảo tàng tỉnh. Cách đây gần 30 năm, khi có kế hoạch phục dựng các gian nhà của tầng lớp thượng lưu, trung lưu và hạ lưu, ông cùng đồng nghiệp đã chắp nối nhiều thông tin và đã phát hiện ra ngôi nhà cổ ở thôn Phúc Mại, xã Gia Tân (Gia Lộc). Qua một số thông tin chắp vá của chủ nhà và các cứ liệu lịch sử, các cán bộ bảo tàng khẳng định ngôi nhà gắn liền với chủ nhân đầu tiên của nó, đó là cụ Nghè Tân. 

10 thg 9, 2020

Nhà khoa bảng Vũ Khâm Lân không a dua

Tiến sĩ Vũ Khâm Lân có nhiều công lao với nước, với dân, được triều đình phong kiến nhà Lê ban tặng nhiều sắc phong. 

Sắc phong cho Tiến sĩ Vũ Khâm Lâm ngày 6 tháng 10 năm Cảnh Hưng 7 (1746) 

Vũ Khâm Lân hiệu là Di Trai, quê xã Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ (nay là thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, TP Hải Dương). Ông sinh năm Quý Mùi (1703), trước có tên là Vũ Khâm Thận, sau đổi là Vũ Khâm Lân. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ Vũ Khâm Lân sớm có tư chất thông minh hơn người.

Trương Đỗ 3 lần dâng sớ can vua

Một đời làm quan liêm khiết, trung kiên, sau 3 lần dâng sớ can vua không được, Ngự sử đại phu Trương Đỗ đã treo mũ từ quan về quê dạy học. 

Đàn thiện Phù Tải đã được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2004 

3 lần khuyên vua không thành

Theo những tài liệu lịch sử, Trương Đỗ là người xã Phù Tải, huyện Vĩnh Lại, nay là thôn Phù Tải 2, xã Thanh Giang (Thanh Miện). Không ai rõ năm sinh, năm mất của ông, chỉ biết ông là người văn võ song toàn, thi đỗ tiến sĩ vào thời vua Trần Nghệ Tông (1321-1394). Ông làm quan tới chức Ngự sử đài tư giám đình úy tự khanh trung đô phủ tổng quản, thường gọi là Ngự sử đại phu Trương Đỗ. Suốt đời làm quan, ông luôn sống liêm khiết, giản dị, nghèo túng.

8 thg 9, 2020

Độc đáo đình cổ Lãng Xuyên

Ở huyện Gia Lộc không nhiều ngôi đình còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc đình cổ mang nét đặc trưng của vùng Bắc Bộ như ngôi đình này. 

Đình Lãng Xuyên đã được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2005 

Đình Lãng Xuyên ở thôn Lãng Xuyên, xã Gia Tân (Gia Lộc) tọa lạc trên khu đất cao ráo, thoáng đãng, phía trước là giếng nước trồng sen ngay ở đầu làng.

Chạm khắc tinh xảo

Theo thần phả còn lưu giữ tại đây, đình Lãng Xuyên được xây dựng vào thời Nguyễn và trùng tu nhiều lần. Trải qua biến cố thời gian, đến nay công trình vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật cổ xưa.

Đình có kiến trúc kiểu chữ đinh, bao gồm tòa đại bái 5 gian và hậu cung 4 gian. Tòa đại bái có giá trị nghệ thuật cao với kiến trúc kiểu đao tàu déo góc. Kết cấu chính gồm hai phần là mộc và nề ngõa, mang đậm nét kiến trúc thời Nguyễn. Phần mái có 4 vì kèo, trong đó 2 vì kèo gian trung tâm có kiến trúc kiểu chồng giá chiêng, hai vì kèo gian bên có kiến trúc kiểu chồng giường. 4 vì kèo có kích thước khá lớn, các cột cái bằng gỗ lim có đường kính 48 cm, cột quân có đường kính 38 cm.

Đặc biệt, hệ thống hoành được bố trí theo lối “Thượng tứ hạ ngũ” khá chắc chắn. Thượng lương (chồng nóc) chắc khỏe và được soi chỉ kép nghệ thuật. Hệ thống đấu tạo dáng như những bông sen nở. Chất liệu của công trình chủ yếu là gỗ lim còn tốt. Tòa đại bái còn lưu giữ nhiều mảng chạm khắc đạt trình độ nghệ thuật cao mang đậm nét kiến trúc truyền thống, thể hiện nét tài hoa của nghệ nhân xưa như các bẩy hiên chạm các bức “cúc hóa long”, “trúc hóa long”, “lá lật”... đường nét rất mềm mại sống động. Nghệ thuật chạm bong của nghệ nhân xưa còn thể hiện ở các bức chạm “độc long”, “lá lật liên hoàn” hoặc “lá lật xen kẽ” các con rồng nhìn rất sống động hay “rồng hút cá chép” theo tích “ngư long hý thuỷ” khá sinh động. Có đầu dư chạm một con rồng hoàn chỉnh, có đầu dư lại chạm đầu rồng đuôi chim phượng... Các bức chạm trên các chi tiết của 4 vì kèo chính tòa đại bái là tập hợp nhiều mảng chạm khắc dân gian thể hiện thần quyền trong tín ngưỡng, ngoài ra các bức chạm này còn mô tả cỏ cây, hoa lá gần gũi trong sinh hoạt đời thường của người nông dân. Những bức chạm còn lưu giữ được là những tiêu bản rất quý báu giúp khôi phục các công trình cùng thời. Phía ngoài là 4 đầu đao cong vút, đắp “rồng chầu phượng mớm”. Nóc đình đắp “lưỡng long chầu nguyệt”. 2 đầu nóc là 2 con kìm. Các nghệ nhân đã tạo ra những linh vật khá độc đáo, tạo thế uy nghiêm cho công trình.

Tòa hậu cung nối liền với tòa đại bái gồm 4 gian. Hậu cung có một số bức chạm “lá lật” và “độc long” khá đẹp, chất liệu bằng gỗ lim. Móng và tường xây dáng quay chảo mềm mại với những đường gờ chỉ kép, mái lợp ngói vẩy cá truyền thống. Đình còn lưu lại nhiều cổ vật quý từ thời Nguyễn như đồ gỗ có các bức đại tự, câu đối, cuốn thư, ngai thờ, mâm thờ, sập thờ; đồ đá có bia thần tích, bia hậu thần; chuông đồng đúc năm 1933…

Cụ Nguyễn Đức Nội (85 tuổi) ở thôn Lãng Xuyên cho biết theo thần tích, đình thờ Thành hoàng làng hiệu là Ngọc Thị Quỳnh Lang công chúa (thiên thần). Theo phả ký, Ngọc Thị Quỳnh Lang công chúa có công âm phù Hai Bà Trưng trong khi lập đàn ở cửa sông Hát Môn. Sau khi đánh thắng Tô Định, Hai Bà Trưng thấy ứng nghiệm, phong cho bà là Hoa Hùng Uyển Mỵ chinh thục phu nhân thượng đẳng thần, nhân dân lấy sự tích này tôn thờ làm Thành hoàng làng.

Hằng năm, đình mở hội vào ngày 12.10 âm lịch và 15 tháng giêng. Kỳ lễ hội tháng giêng là lớn nhất trong năm. Lễ hội tháng 10 âm lịch là kỷ niệm ngày Thành hoàng âm phù Hai Bà Trưng đánh giặc. Lễ hội này chủ yếu là tế lễ.

Nhân dân phát tâm công đức

Với những nét độc đáo, những giá trị còn lưu giữ, năm 2005, đình Lãng Xuyên được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Trong những năm gần đây, chính quyền và nhân dân địa phương đã góp công, góp của để trùng tu tôn tạo, mở rộng không gian của di tích, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Kênh, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lãng Xuyên cho biết trong suốt thời gian từ năm 2000-2009, đình bị xuống cấp trầm trọng. Toàn bộ phần nóc, rui, mè bị mối mọt, ngói xô lệch nên cứ mưa là dột, tường đình bị nứt, một số linh vật phía ngoài và mảng chạm khắc bị hư hỏng, bong tróc, một số chân cột đình bị mối mọt…

Năm 2009, được Nhà nước cho phép, cùng sự tích cực tham gia đóng góp của nhân dân, đình đã được trùng tu lớn. Toàn bộ phần nóc được làm mới, mái ngói được thay mới, chỉ giữ lại ngói cũ ở mái trước gian đại bái; phục dựng lại các cấu kiện gỗ, các mảng phù điêu bị bong tróc, đắp lại một số linh vật… với tổng kinh phí khoảng 700 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 600 triệu đồng.

Lần trùng tu lớn thứ 2 là năm 2016, nhân dân và con em xa quê đã đóng góp kinh phí mua lại phần đất của người dân để mở rộng diện tích đình từ 300 m2 ra hơn 1.000 m2 và tôn tạo lại giếng làng, san lấp, tôn nền lát gạch sân, xây sân khấu… với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Hiện, ngôi đình có không gian rộng rãi, thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội và các sự kiện của làng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

THẾ ANH

Lễ Đại kỳ phước - nét đẹp văn hóa cổ truyền

 Khu di tích đền Cao (phường An Lạc, Chí Linh) nổi tiếng với nhiều sự lệ đặc sắc mang đậm nét sinh hoạt văn hóa cổ truyền của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, trong đó phải kể đến lễ hội Đại kỳ phước. 


Lễ hội Đại kỳ phước tại khu di tích đền Cao 

Khu di tích lịch sử-văn hóa quốc gia đền Cao gồm 4 ngôi đền và 1 ngôi đình được xây dựng trên nhiều vị trí khác nhau trong không gian rộng gần 1 km2 thuộc phường An Lạc (Chí Linh).

Theo sách “Hải Dương di tích và danh thắng tập 1” của Sở Văn hóa - Thông tin Hải Dương (xuất bản năm 1999), khu di tích đền Cao thờ 5 vị tướng quân họ Vương có công giúp vua Lê Đại Hành đánh quân Tống xâm lược vào thế kỷ X.

Trong đó, đền Cao thờ tướng Vương Đức Minh, đền Cả thờ hai người chị cả Vương Thị Đào và Vương Thị Liễu, đền Bến Tràng thờ tướng Vương Đức Xuân và tướng Vương Đức Hồng. 

Khu di tích nổi tiếng với nhiều sự lệ đặc sắc mang đậm nét sinh hoạt văn hóa cổ truyền của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, trong đó phải kể đến lễ Đại kỳ phước. Nghi lễ này được tổ chức vào ngày 26.10 âm lịch hằng năm tại đình Lạc Đạo với ý nghĩa kỷ niệm ngày sinh của 5 vị tướng họ Vương và cầu xin Thành hoàng làng, các thánh ban phước lộc đến cho nhân dân trong khu dân cư. Buổi lễ có nghi thức tế và dâng hương các vị thánh. 

6 thg 9, 2020

Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư và 2 di tích

Trần Khánh Dư (?-1339), người huyện Chí Linh (nay là TP Chí Linh), là tôn thất nhà Trần, con của thượng tướng Trần Phó Duyệt. Ông đã lập nhiều công lao to lớn trong 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông (thế kỷ 13). 

Đền Gốm ở khu dân cư Linh Giàng, phường Cổ Thành (TP Chí Linh) 

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1258, Trần Khánh Dư đã giúp vua Trần Thái Tông đánh thắng trong trận quyết chiến chiến lược ở Đông Bộ Đầu. Sau trận này, quân Nguyên Mông bị đánh bật khỏi kinh thành, phải rút quân về nước. Trần Khánh Dư được vua khen là người có trí lược và phong là Thiên tử nghĩa nam. Ít lâu sau, do ông phạm tội nên bị triều đình cách chức trở về quê làm nghề chèo đò bán than.

Năm 1282, trước nguy cơ xâm lược của quân Nguyên Mông lần thứ hai, vua Trần họp Hội nghị Bình Than (ở vùng Trần Xá, nay thuộc thôn Trần Xá, xã Nam Hưng, Nam Sách) lấy ý kiến vương hầu, bách quan bàn kế đánh giặc. Dịp này, vua Trần tình cờ gặp Trần Khánh Dư chèo thuyền chở than qua bến Nhạn Loan trong cảnh "nón lá, áo tơi". Vua cho mời ông tới và phục lại các chức cũ, cho cùng dự bàn kế sách giữ nước và phong chức Phó tướng Đô quân. Sau khi dẹp tan giặc, ông lại được phong tước hầu.

Năm 1288, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba, Trần Khánh Dư được cử chỉ huy đạo quân phòng giữ vùng biển Đông Bắc. Tại đây, ông cùng quân lính đánh thắng trận Vân Đồn, tiêu diệt hơn 500 chiến thuyền lương của Trương Văn Hổ, góp phần quan trọng để cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần ba sớm kết thúc thắng lợi. Với cống hiến to lớn trong suốt 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, Trần Khánh Dư đã được vua Trần phong tước Nhân Huệ vương.

Cuối đời, Trần Khánh Dư về sống tại Thái ấp sinh từ gần Nhạn Loan cổ độ (nay thuộc khu dân cư Linh Giàng, phường Cổ Thành, TP Chí Linh) là nơi giao thông đường thuỷ phát triển, nhân dân địa phương buôn bán và sản suất đồ gốm. Ông thường động viên nhân dân ở đây tích cực sản xuất nên kinh tế địa phương tương đối phát triển. Tên thôn Linh Giàng xưa còn có tên gọi là làng Gốm.

Sau khi Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư qua đời (năm 1339), nhân dân địa phương đã xây dựng đền thờ ông tại đầu làng Gốm bên bờ sông Kinh Thầy lấy tên “Nhân Huệ vương từ” để tưởng nhớ công lao của ông với quê hương, đất nước.

Như vậy, ngôi đền có thể được xây dựng vào thế kỷ 14 trên đất khu dân cư Linh Giàng. Trải qua những năm tháng lịch sử, di tích đền Gốm đã nhiều lần được trùng tu tôn tạo vào thế kỷ 17, 18. Cuối thế kỷ 19, đền bị thực dân Pháp phá dỡ. Năm 1933, nhân dân thập phương công đức trùng tu lại toàn bộ ngôi đền với kết cấu kiến trúc gồm 3 lớp nhà kiểu chữ Đinh gồm 5 gian đại bái, 5 gian trung từ và 3 gian hậu cung.

Đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1994. Năm 2019, được sự quan tâm của Nhà nước và tâm sức của nhân dân địa phương, ngôi đền đã được tu bổ, tôn tạo khang trang như hiện nay theo lối kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm 5 gian tiền tế, 3 gian hậu cung, kết cấu chủ yếu bằng bê tông cốt thép, mái và cửa bằng gỗ tứ thiết.

Không chỉ có làng Gốm thờ Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư, ở bên kia tả ngạn sông Kinh Thầy, làng Linh Xá, xã Nam Hưng (Nam Sách) cũng thờ ông tại đình. Tương truyền làng Linh Xá trước kia có tên là xóm Nguyễn. Mới đầu nơi đây chỉ có vài hộ dân sinh sống.

Qua thăng trầm của lịch sử, người dân xóm Nguyễn phiêu bạt, rồi lại trở về sinh cơ lập nghiệp, phát triển đông đúc. Sau đó, xóm Nguyễn được sáp nhập với làng Gốm. Vào thời Nguyễn năm Tự Đức thứ tư (1851), xóm Nguyễn lại tách ra và đổi tên thành làng Linh Xá. Trong thời gian này, nhân dân xây dựng đình và đưa Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư vào thờ tự cùng với 2 vị thành hoàng của làng là Phúc Hộ Uy Minh và Bản Lộ Đô thống. Năm 1963, đình bị hạ giải chỉ để lại 3 gian hậu cung phía sau. Năm 1976, đình bị phá hủy hoàn toàn, các cổ vật bị thất lạc. Năm 1993, nhân dân khôi phục một gian hậu cung để thờ cúng các vị thành hoàng làng. Năm 2000, đình được xây lại hoàn toàn như hiện nay trên nền đình cũ với kiến trúc kiểu chữ Nhị gồm 5 gian đại bái và 3 gian hậu cung.

Hằng năm, hai làng đều tổ chức lễ hội để tướng nhớ Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư. Đền Gốm tổ chức lễ hội vào dịp mùa thu từ ngày 13 - 21.8 âm lịch, trọng hội là ngày rằm tháng 8 - tưởng niệm ngày mất của ông. Trong lễ hội có tổ chức lễ tế, rước nước, bơi chải... thu hút hàng vạn người từ nhiều địa phương trở về.

Đình Linh Xá tổ chức lễ hội hằng năm vào mùa xuân từ ngày 13-15.2 âm lịch, trọng hội là ngày rằm tháng 2 - tương truyền kỷ niệm ngày sinh của ông. Trong lễ hội có tổ chức tế, dâng hương, rước sắc Trần Khánh Dư lên bờ sông Kinh Thầy nhìn sang đền Gốm làm lễ bái vọng rồi lại rước về đình. Ngoài ra, trong các ngày hội dân làng còn tổ chức hát quan họ trên thuyền, các trò chơi dân gian như chọi gà, cướp cờ, kéo co, ném cổ chai...

THẬP NHẤT

9 thg 5, 2020

Nguyên phi Ỷ Lan và các di tích thờ bà tại Hải Dương

Nguyên phi Ỷ Lan có nhiều tên gọi, có tài liệu cho rằng bà tên là Lê Thị Khiết hoặc Lê Thị Yến, Lê Thị Yến Loan, quê tại làng Thổ Lỗi, sau đổi là Siêu Loại, nay thuộc huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). 

Tượng thờ Nguyên phi Ỷ Lan tại nhà Mẫu chùa Đông Cận 

Theo sách Danh nhân Việt Nam, vua Lý Thánh Tông tuổi ngoài 40 mươi mà chưa có con nên rất lo lắng, nghe tin ngôi chùa ở làng Thổ Lỗi linh thiêng bèn đến cầu tự. Dân làng ra xem rất đông, duy chỉ có một người con gái đang cắt cỏ, nhìn kiệu vua đi qua, đứng tựa vào gốc cây lan mà cất tiếng hát.

Chuyện về danh tướng Đào Nhã và di tích đình Đồng

Đình Đồng thuộc thôn Đồng Xá Bắc, xã Đồng Cẩm (trước là xã Đồng Gia, Kim Thành) thờ danh tướng Đào Nhã - người có công đánh giặc Nguyên Mông ở thế kỷ XIII. 

Cảnh quan của khu di tích đình Đồng 

Thôn Đồng Xá Bắc và Đồng Xá Nam hiện nay nguyên là làng Đồng Xá, tên nôm là Đồng - một làng cổ với thiết chế xã hội chặt chẽ. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, vùng đất này xưa là đất Phí Gia thuộc Trà Hương. Đời Lê Thánh Tông có tên là huyện Kim Thành (năm 1469) thuộc phủ Kinh Môn. Năm Minh Mệnh 14 (năm 1833) đổi thuộc phủ Kiến Thụy. Đầu thế kỷ XIX, Đồng Xá là một xã thuộc tổng Phí Gia, huyện Kim Thành, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, xã Đồng Xá chuyển thành thôn và sáp nhập với thôn Phí Gia, lập thành xã mới lấy tên là Đồng Gia. Năm 1990, do địa bàn rộng, dân số đông, thôn Đồng Xá tách thành hai thôn Đồng Xá Bắc và Đồng Xá Nam. Đình Đồng nằm tại thôn Đồng Xá Bắc, nhưng nhân dân địa phương vẫn gọi là đình Đồng theo tên nôm và di tích là công trình tín ngưỡng chung của hai thôn.

2 thg 5, 2020

Làng nghề nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy

Người dân ở xã Nam Tân, (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã có kinh nghiệm nuôi cá lồng từ lâu. Tận dụng lợi thế của con sông Kinh Thầy chảy qua để lấy nước sạch nuôi cá lồng, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở nơi đây.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đã xuất hiện từ năm 2009. Theo lời chỉ dẫn của ông Bùi Hữu Chỉnh, Chủ tịch UBND xã Nam Tân, chúng tôi đã tìm đến nơi nuôi cá lồng của anh em anh Trần Văn Thiện, Trần Văn Tín ở thôn Trung Hà, xã Nam Tân. Đầu tư hàng chục tỷ đồng vào nuôi cá lồng từ khâu làm lồng, bè cá, nguồn cá giống, thức ăn cho cá, anh Trần Văn Thiện và anh Trần Văn Tín là những người tiên phong trong việc nuôi cá lồng trên sông và cho đến nay đã thu được những thành quả nhất định. 

Cám Cargill, nguồn thức ăn chính cho cá được đưa đến tận lồng. 

Làng nghề dệt chiếu cói Tiên Kiều

Là địa phương có truyền thống dệt chiếu cói của tỉnh Hải Dương, làng nghề dệt chiếu cói Tiên Kiều (xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà) không chỉ giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập mà còn thể hiện nét đặc trưng văn hóa của người Việt. 

Làng Tiên Kiều chọn giống để làm chiếu là những cây cói tròn, óng dài, sợi dẻo, dai, gọi là cói cơm trồng từng ruộng thay cho cói ba cạnh mọc hoang tuy thân to nhưng ngắn và giòn, một năm thu hoạch cói hai lần, cói chiêm thu vào tháng 5 - 6, sau vụ gặt, trước mùa mưa bão; cói mùa thu vào tháng 10 - 11, thời kỳ khô hanh, chất lượng tốt hơn cói chiêm. Theo kinh nghiệm dân gian thì ruộng có từ màu xanh chuyển sang màu vàng, loáng thoáng khô lá mác là cói chiêm đã chín, bắt đầu thu hoạch, cói mùa khi thân cây vàng óng, một phần ba số cây trổ hoa thì thu hoạch là vừa. Khi thu hoạch dùng liềm cắt sát gốc, cắt đến đâu gọn sạch đến đấy để lứa sau cói mọc đều. 

Dệt chiếu phải đòi hỏi người thợ có tay nghề cao. 

29 thg 4, 2020

Khám phá ngôi đình thờ Vua Hùng ở Hải Dương

Đình An Khoái ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) là nơi hiếm hoi thờ Vua Hùng ở Hải Dương. Ngôi đình mang nhiều nét cổ kính, giá trị lịch sử - văn hóa... 

Đình An Khoái là nơi hiếm hoi thờ Vua Hùng ở Hải Dương 

Giàu kiến trúc nghệ thuật
Ngoài thờ Vua Hùng, đình An Khoái còn thờ 3 vị thành hoàng làng là Đào Đại Hùng, Võ Công Trực và Bùi Khán đều có công giúp nhà Hậu Lê.

Chuyện ít biết về Đoàn Đình Duyệt

Trước Tết Canh Tý, Phòng Văn hóa và Thông tin TP Hải Dương đã gắn biển phố mang tên Đoàn Đình Duyệt (điểm đầu tiếp giáp đường Ngô Quyền, điểm cuối tiếp giáp đường Điện Biên Phủ). 

Nam tước, Đại thần Đoàn Đình Duyệt có nhiều công lao với đất nước và quê hương Hải Dương 

Thông tin về nhân vật lịch sử Đoàn Đình Duyệt được đề cập trong Quốc sử quán triều Nguyễn và tài liệu được các nhà khoa học lịch sử Trung ương và tỉnh Hải Dương công bố tại Hội thảo khoa học với chủ đề: “Nam tước, Đại thần Đoàn Đình Duyệt với đất nước và quê hương Hải Dương”. Hội thảo do Hội Sử học thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật tỉnh phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Ninh Giang tổ chức đầu năm 2019.

24 thg 4, 2020

Bốn người con còn sống sót của Nguyễn Trãi

Vụ án Lệ Chi Viên đã giết hại nhiều người trong gia đình, họ tộc Nguyễn Trãi. May mắn là vẫn còn những người sống sót. 

Nhà thờ dòng họ Nguyễn Trãi ở thôn Chi Ngãi, phường Cộng Hòa (Chí Linh). Ảnh: Thành Chung 

Họ đã phải phiêu tán khắp nơi, mai danh ẩn tích song vẫn duy trì được dòng tộc cho đến ngày nay.