Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 4, 2020

Ngôi đình thờ con gái Triệu Việt Vương

Đình Trình Xá ở thôn Trình Xá, xã Gia Lương (Gia Lộc) thờ thành hoàng là công chúa Mỵ Châu, con gái của Anh hùng dân tộc Triệu Việt Vương (thế kỷ 6). 

Gian hậu cung đình Trình Xá đã được làm mới hoàn toàn 

Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, đình đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1999.

22 thg 4, 2020

Tên gọi tỉnh Hải Dương có từ bao giờ?

Ngày nay, ít người biết tên gọi “Hải Dương”, “tỉnh Hải Dương” có từ bao giờ. 

Nhà sử học Tăng Bá Hoành và những tài liệu chứng minh tên gọi tỉnh Hải Dương có từ năm 1831 

Để giải đáp thắc mắc trên, người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là ông Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội Sử học Hải Dương. Vốn nghiên cứu sâu vấn đề này, ông nói luôn: Năm 1466 (tức năm Quang Thuận thứ 7, đời Lê Thánh Tông), nước ta chia thành 12 thừa tuyên. Lúc ấy tỉnh ta gọi là Nam Sách thừa tuyên. Năm 1469 (năm Quang Thuận thứ 10) định lại bản đồ đất nước và Nam Sách thừa tuyên được đổi thành Hải Dương thừa tuyên. Tên gọi Hải Dương bắt đầu từ đó.

Để chứng minh cho lời nói của mình, ông Hoành cho chúng tôi xem sách “Đại Nam nhất thống chí”. Trang 355, phần về tỉnh Hải Dương, sách viết: “Năm thứ 10 (tức năm Quang Thuận thứ 10 - 1469), định bản đồ cả nước, gọi là Hải Dương thừa tuyên, lãnh 4 phủ là Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách và Kinh Môn, 18 huyện”.

10 thg 3, 2020

Làng nghề nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy

Người dân ở xã Nam Tân, (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã có kinh nghiệm nuôi cá lồng từ lâu. Tận dụng lợi thế của con sông Kinh Thầy chảy qua để lấy nước sạch nuôi cá lồng, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở nơi đây.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đã xuất hiện từ năm 2009. Theo lời chỉ dẫn của ông Bùi Hữu Chỉnh, Chủ tịch UBND xã Nam Tân, chúng tôi đã tìm đến nơi nuôi cá lồng của anh em anh Trần Văn Thiện, Trần Văn Tín ở thôn Trung Hà, xã Nam Tân. Đầu tư hàng chục tỷ đồng vào nuôi cá lồng từ khâu làm lồng, bè cá, nguồn cá giống, thức ăn cho cá, anh Trần Văn Thiện và anh Trần Văn Tín là những người tiên phong trong việc nuôi cá lồng trên sông và cho đến nay đã thu được những thành quả nhất định. 

Cám Cargill, nguồn thức ăn chính cho cá được đưa đến tận lồng. 

21 thg 2, 2019

Bảo vật quốc gia ở chùa Giám

Là địa danh tâm linh nổi tiếng lưu giữ bảo vật quốc gia, chùa Giám ngoài thờ Phật còn là nơi đặt tượng thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh - vị thánh tổ của ngành y dược Việt Nam. Chùa Giám tọa lạc trên khoảng đất rộng 2ha thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 

Từ Hà Nội đi xuôi về phía Hải Dương theo đường Quốc lộ 5A hơn 40km đến ngã tư chợ Ghẽ rẽ trái chừng 3km là đến Chùa Giám. Nơi đây hiện còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị. Đó là những chuông lớn, bia đá, tượng Phật cổ xưa ... Một số pho tượng ở đây còn là những tiêu bản tượng gốc, dựa vào hình dáng các pho tượng này người ta đã tạo ra những pho tượng khác để thờ ở nhiều nơi trong cả nước.

Tòa Cửu phẩm Liên Hoa là một trong những cổ vật có giá trị đặc biệt, điểm nhấn của ngôi chùa Giám cổ kính. Tòa tháp bằng gỗ có tuổi đời khoảng 300 năm cao 4,44m với 9 tầng, mỗi tầng có 5 lớp cánh hoa sen. Chín tầng đài sen này tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo. Tòa Cửu phẩm có sáu mặt, mỗi mặt rộng 1,2m. Để tạo dựng một công trình ấn tượng có bố cục chặt chẽ, cân xứng, với đường nét tinh tế các nghệ nhân xưa dựng cột trụ lim ở giữa, 6 cột chạm khắc hình trúc hóa rồng ở chung quanh. Liên kết trụ giữa với các cột rồng bằng một hệ thống xà gánh đan chéo. Trên mỗi cạnh của tòa Cửu phẩm đặt 3 pho tượng Phật, mỗi tầng 18 pho. Ở tầng cao nhất trên nóc chỉ đặt một pho tượng Phật lớn cao 1m, đầu đội trần nhà. Với tổng cộng tất cả 145 pho tượng Phật, tòa Cửu phẩm nặng khoảng 4 tấn tuy nhiên chỉ cần dùng tay đẩy nhẹ, cả tòa sen vẫn có thể từ từ quay vòng tròn.

Gian đặt tòa Cửu phẩm Liên Hoa (được gọi là nhà Phẩm) nhìn từ nhà tổ chùa Giám. Ảnh: Khánh Long

18 thg 1, 2019

Một thoáng Côn Sơn

Ở xứ Đông (tỉnh Hải Dương) có núi Phượng Hoàng gắn liền với phần đời của nhà chính trị, quân sự, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, sau khi ông rời chốn quan trường về quê vui vầy với cỏ cây mây nước. Đó là thắng tích Côn Sơn thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh. 


Những ngày cuối năm, cảnh sắc Côn Sơn thật thanh bình và yên ả. Cánh rừng bạt ngàn thông reo vi vu trong gió, hoa cỏ ngát hương, chim chóc nô đùa... Chúng tôi lạc vào một không gian xanh biếc với núi rừng, hồ nước mênh mang và kiến trúc cổ kính, trầm mặc.

10 thg 1, 2019

Làng nghề bánh đa Lộ Cương

Thăm làng nghề bánh đa Lộ Cương (phường Tứ Minh, TP. Hải Dương) vào bất cứ mùa nào trong năm, chúng ta đều gặp một màu vàng khắp con đường quanh co trong làng khung cảnh vô cùng đặc biệt của những phên bánh đa vừa ra lò còn nóng hổi.

May mắn chúng tôi có mặt tại làng nghề bánh đa Lộ Cương vào sáng sớm, cả một vùng rộng lớn ở đây được bao phủ bởi những mảng màu vàng, trắng, cùng nhiều màu sắc khác đan xen, tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc vô cùng đẹp mắt, mang đậm truyền thống về một không gian làng nghề Việt. Khi mặt trời bắt đầu nhô ra tia nắng của một ngày mới còn le lói thì những phên bánh đa được các hộ dân làng nghề tráng xong đưa ra khỏi lò vẫn còn nghi ngút khói, bưng ra phơi trắng cả những con đường quanh co trong làng.

Nếu trời nắng to thì bánh đa chỉ phơi nắng khoảng 3 tiếng là được. 

8 thg 12, 2018

Bảo vật quốc gia hơn 300 tuổi còn hoạt động được ở Hải Dương

Tháp gỗ Cửu Phẩm Liên Hoa là tác phẩm kiến trúc Phật giáo chỉ có ở Việt Nam, du khách có thể xoay tròn để cầu mong hạnh phúc. 

Cửu Phẩm Liên Hoa nằm trong di tích lịch sử quốc gia chùa Giám, thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Theo đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, ngôi chùa xây dựng từ năm 1336, thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh. 

22 thg 11, 2018

Gốm Chu Đậu - Tinh hoa văn hóa Việt

Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) còn được gọi là gốm Đạo, bởi những hoa văn tinh xảo trên các sản phẩm đều mang đậm giá trị nhân văn của Phật giáo và Nho giáo.

Đây là một dòng gốm rất phát triển từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII và đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, theo giới chuyên môn đánh giá gốm Chu Đậu “mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”. 

Nghệ nhân Nguyễn Đức Tài đang say sưa sáng tác . 

13 thg 11, 2018

Đảo Cò ở Chi Lăng Nam, Hải Dương

Trong ánh nắng chiều dần tắt, những cánh cò vạc bay về từ phía mặt trời, chao lượn tạo nên một khung cảnh đẹp như giấc mơ của tuổi thơ.

Đảo cò nằm tại xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, cách Hà Nội khoảng 70km, là một hòn đảo nằm giữa lòng hồ An Dương với khung cảnh xanh mát, yên ả. Có dịp đến thăm Đảo cò Chi Lăng Nam, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi như đang lạc về giấc mơ tuổi thơ, lung linh trong lời ru của Mẹ với khung cảnh hàng vạn cánh cò trắng bay rợp giữa ánh hoàng hôn vàng rực....

24 thg 6, 2018

Nhớ cây vải tổ Thanh Hà

Mỗi mùa thu hoạch vải người dân khắp nơi lại nhớ về cây vải tổ có tuổi thọ gần 200 năm ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Từ cây vải tổ này mà đến nay cây đã sinh sôi, đơm hoa, kết trái ở khắp các vùng miền trong cả nước.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây


Đi theo những con đường hai bên rực màu vải chín, chúng tôi tìm về thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà thăm cây vải tổ. Giữa khoảng vườn rộng, cây vải tổ có tuổi thọ gần 200 năm vẫn tươi tốt, vươn những tán lớn xum xuê, ôm trọn cả một góc vườn. Ông Hoàng Văn Lượm, đời thứ 5 của cụ Hoàng Văn Cơm (Người có công đầu đưa cây vải về trồng ở Hải Dương) dẫn chúng tôi ra thăm cây rồi kể: "Thời trẻ, trong một lần dự tiệc với người nước ngoài ở một nhà hàng lớn tại Thành phố Hải Phòng, cụ Cơm được ăn loại quả rất ngon. Cụ đã lấy 3 hạt về ươm tại vườn nhà. 3 hạt này đều nảy mầm thành cây nhưng sau đó 2 cây bị chết, chỉ còn 1 cây sống. Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên cây phát triển tốt và cho quả ngọt. Vụ nào cây vải cũng sai trĩu quả. Được biết vải xuất phát từ vùng Thiều Châu (Trung Quốc) nên cụ Cơm đặt nó tên vải thiều". 


Năm 2015, Tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam đã công nhận đây là cây vải thiều lâu năm nhất Việt Nam Ảnh: Quang Minh . 

27 thg 12, 2017

Rừng phong Chí Linh mùa thay lá

Rừng phong quanh di tích chùa Thanh Mai (Chí Linh) mùa thay lá đã tạo cho nơi đây cảnh sắc hiếm có... 

Lá phong khi bắt đầu chuyển sang màu vàng 

Lâu nay, du khách thường bỏ tiền sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước châu Âu xa xôi để ngắm những rừng lá phong đỏ rực. Nhưng mấy năm nay, qua giới thiệu của các trang mạng, rất nhiều du khách tìm đến chùa Thanh Mai ở xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh), một trong những điểm ngắm lá phong độc đáo, hấp dẫn.

Ba vị thành hoàng đặc biệt ở một ngôi đình

Đình Chúc Thôn ở khu dân cư Trúc Thôn, phường Cộng Hòa (Chí Linh) khá đặc biệt khi cùng thờ 5 vị thành hoàng, trong đó có 3 vị là thành viên trong một gia đình. 

Đình Chúc Thôn ở khu dân cư Trúc Thôn, phường Cộng Hòa (Chí Linh) 

25 thg 12, 2017

Thưởng thức đặc sản “rồng đất” ở Hải Dương

Có nhà văn đã từng viết: “Ở Bắc Việt, ăn rươi là một thông lệ, đến mùa mà không được ăn thì như một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa”. Quả đúng là như vậy. Bất cứ ai đã từng thưởng thức các món ăn từ rươi cũng sẽ bị làm cho mê hoặc, cảm thấy nhớ nhung và quyến luyến mãi không nguôi.

Ở Hải Dương, con rươi xuất hiện rất nhiều ở các huyện Kinh Môn, Tứ Kỳ, Thanh Hà… Nhưng những thực khách sành ăn thì cho rằng, chỉ có rươi Tứ Kỳ là thơm ngon số 1 và xứng đáng được gọi là món lộc “trời cho”. Mùa rươi khá ngắn nên nếu bỏ lỡ, thực khách chỉ có thể thưởng thức mùa rươi chiêm hoặc đợi đến năm sau mới có cơ hội. 

Rươi có vẻ ngoài khiến nhiều người e dè. 

21 thg 11, 2017

Ngôi đền duy nhất thờ vua Lê Lợi ở Hải Dương

Nằm nép mình bên dòng sông Thái Bình đỏ nặng phù sa, ngôi đền Mỹ Xá ở làng Mỹ Xá (tên cũ là Đặng Xá) là niềm tự hào của mỗi người dân xã Minh Tân (Nam Sách). 

Hệ thống đồ thờ tự và tượng đá phía ngoài cửa đền còn khá nguyên vẹn

Ngôi đền này là nơi duy nhất trong tỉnh thờ vua Lê Lợi - vị hoàng đế đầu tiên của nhà hậu Lê.

“Tam tế” ở đền Nguyễn Trãi

Việc tế lễ ở đền thờ Nguyễn Trãi được thực hiện 3lần. Đây là một trong những điểm mới của Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay. 

Đội tế khu dân cư Trúc Thôn, phường Cộng Hòa (Chí Linh) thực hiện lễ tế tại đền thờ Nguyễn Trãi . Ảnh: Mai Anh

Lần đầu tế 3 lần

Tại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay, lễ dâng hương tưởng niệm 575 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi được xác định là một trong những nghi lễ quan trọng và nâng tầm…

20 thg 11, 2017

Lầu thủy đình - điểm nhấn di tích chùa Trăm Gian

Lễ hội chùa Trăm Gian, xã An Bình (Nam Sách) diễn ra từ ngày 30.10 - 1.11 (tức 11 - 13.9 âm lịch). 

Thứ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên (giữa) dự lễ cắt băng khánh thành 

Lễ hội là dịp để người dân và du khách thập phương tụ hội, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngày 13.9 âm lịch hằng năm còn là ngày giỗ của vị sư tổ tự Phả Tiến, húy Thanh Lịch. Ông có công viết sách cho khắc bản mộc, khai trường thuyết pháp, giảng đạo, chấn hưng Phật giáo tại địa phương.

Diện mạo mới ở ngôi đền thờ Yết Kiêu

Yết Kiêu là một danh tướng tài đức song toàn thời nhà Trần. Sau khi ông mất, nhiều nơi trên đất nước đã lập đền thờ. 

Đền Quát mới 

Tại thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu (Gia Lộc), quê hương của danh tướng có ngôi đền Quát thờ ông. Sau mấy năm trùng tu, tôn tạo, năm nay đền Quát đã mang một diện mạo mới, bề thế và lễ hội cũng được nâng tầm.

Khu rừng cổ độc đáo tại Chí Linh

Đó là khu rừng nằm xung quanh chùa Thanh Mai, một di tích thuộc xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) do Thiền sư Pháp Loa xây dựng vào năm 1329 trên núi Tam Ban. 

Cây vả cổ thụ vào mùa thu, quả vả như trát vào thân suốt từ gốc đến ngọn, khiến mọi người có cảm giác như có ai đem một sọt quả đổ từ ngọn cây xuống đến gốc vậy

Gọi là Tam Ban vì có ba cấp núi nối liền nhau thuộc ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh. Vị trí dựng chùa thuộc cấp thứ hai của ngọn núi, là khu đất bằng phẳng nhất, cao khoảng 200 m. Chùa cách quốc lộ 18 khoảng 12 km, cách phường Sao Đỏ (trung tâm thị xã Chí Linh) chừng 15 km.

"Nhà" Cao Sơn Đại Vương ở đâu?

Cao Sơn Đại Vương là một vị thánh huyền thoại. Ba nơi thờ ông đều ở đầu hàng loạt hồ nước rộng liền nhau, đổ ra và nhận nước về của sông Kinh Thầy.

Nghè Rồng ở thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn (Nam Sách) thờ Cao Sơn Đại Vương

Cao Sơn Đại Vương là một vị thánh huyền thoại, được thờ ở nhiều đình, đền trong cả nước, nhưng nhiều nhất là ở phía bắc. Ngay ở TP Móng Cái (Quảng Ninh) và nhiều huyện thuộc các tỉnh dọc biên giới Việt - Trung cũng có một số đền thờ Cao Sơn Đại Vương. Hiện tôi chưa có con số thống kê thật chính xác, nhưng dường như tỉnh nào ở phía Bắc tôi đã qua đều có đền, đình thờ vị đại thánh này.

21 thg 10, 2017

Tuyệt vời món chả rươi ngày lạnh trời

Bao giờ cũng vậy, hễ cứ tới những ngày lạnh trời của cữ cuối thu chuẩn bị bước sang đầu đông là tiếng rao của những người bán con rươi tươi lại cất lên rộn ràng. 

Tại các thành phố như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa... rươi tươi được bán dạo khá nhiều, ngoài ra còn có không ít các cửa hiệu kinh doanh cá, hải sản cũng kiêm luôn việc bán rươi!

Với miền Nam thì sẽ không nhiều người tường tận con rươi cũng như thưởng thức món chả rươi, nhưng với những người miền Bắc, nhất là những cư dân thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng thì hầu như ai cũng không còn lạ lẫm với con rươi cũng như thường xuyên ăn món chả rươi rán thơm lừng, tuyệt ngon.

Món chả rươi vàng rượm quá ngon mắt. Ảnh: Trịnh Viết Hiệp