Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hòa Bình. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 3, 2020

Bản Đá Bia

Bản Đá Bia (xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), nơi có những ngôi nhà sàn cổ làm Homestay, những món ăn dân dã của người Mường Ao Tá, những chum rượu cần đặc sánh ngọt lịm, những nét văn hóa đặc trưng đậm chất “bản địa” mộc mạc, dễ gần, mến khách, những vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ mà thơ mộng làm ngây ngất lòng người. 

Từ Tp. Hòa Bình đến với bản Đá Bia du khách có thể đi theo đường sông (đường thủy) và đường bộ rất thuận tiện. Đi đường bộ hay đường thủy lên bản Đá Bia đều có cái hay và thú vị của nó, với đường thủy du khách được ngắm cảnh lòng hồ Hòa Bình với làn nước trong xanh huyền ảo, các hòn đảo to, nhỏ nhấp nhô còn nguyên sơ với các thảm thực vật xanh mướt. Còn với đường bộ, du khách được trải nghiệm qua từng cung đường ngoằn nghèo hiểm trở, lúc lên dốc, lúc đổ đèo tạo cảm giác mạnh, hai bên đường cây xanh rợp bóng mát, hoa mua, hoa rừng nở rộ vàng ươm, tím ruộm cả tuyến đường, rất phù hợp cho những người thích khám phá, thích hòa hợp với thiên nhiên cỏ cây hoa lá.

Nơi đây còn giữ được nguyên vẹn những gì thuộc về tự nhiên, là một điểm thu hút đặc biệt đối với du khách đam mê khám phá. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự thanh bình, yên tĩnh, không xô bồ, náo nhiệt, không ồn ào, ầm ĩ của thị thành, được hít hà bầu không khí trong lành, mát mẻ của núi rừng nguyên sinh, ngắm nhìn những áng mây trắng bồng bềnh trên đỉnh núi, cùng hòa trong tiếng hót của muôn loài chim thú ngân vang cả một vùng đất trời...

Toàn cảnh lòng hồ Hòa Bình, nơi du khách xuôi trên những du thuyền đến thăm bản Đá Bia.

8 thg 11, 2019

Hồ Hòa Bình sơn thủy hữu tình, núi đồi thơ mộng

Đến với hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), bạn sẽ đắm say với phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi rừng thơ mộng hòa trong không gian văn hóa đa sắc màu cùng nền ẩm thực vô cùng hấp dẫn của nhiều dân tộc nơi đây.

Vẻ đẹp thơ mộng, sơn thủy hữu tình của hồ Hòa bình - Ảnh: DANH TRỌNG

Hồ Hòa Bình được hình thành sau khi đắp đập ngăn sông Đà để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Đây là một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, với chiều dài 230 km, kéo dài từ Hòa Bình tới Sơn La. Dung tích của hồ vào khoảng 9,45 tỷ m3.

21 thg 10, 2019

Nghề dệt vải thổ cẩm Mai Châu hút du khách tham quan trải nghiệm

Từ lâu nghề dệt vải thổ cẩm thủ công truyền thống của dân tộc Thái trắng, huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) đã góp phần tạo nên bản sắc văn hoá riêng biệt, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đến tham quan trải nghiệm. 

Những năm gần đây, huyện Mai Châu đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam với những loại hình: Du lịch cộng đồng, homestay, du lịch văn hóa nổi tiếng ở vùng Tây Bắc. Một trong những nét đẹp văn hóa đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch đến Mai Châu chính là các sản phẩm dệt vải thổ cẩm truyền thống, đậm chất sáng tạo với nhiều màu sắc, hoa văn của đồng bào dân tộc Thái. 

Nghề dệt vải thổ cẩm của người Thái trắng huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình thu hút du khách tham quan trải nghiệm. 

31 thg 7, 2019

Hang Kia - Pà Cò: Biến “vùng nóng” ma túy thành “vùng mát” du lịch

Hang Kia - Pà Cò trước vốn được biết đến là điểm nóng về ma túy của tỉnh Hòa Bình nhưng ít ai biết rằng nơi đây sở hữu nhiều tiềm năng du lịch. 

Hang Kia - Pà Cò là hai xã miền núi thuộc huyện Mai Châu (Hòa Bình), nằm ở độ cao khoảng 1.200m so với mực nước biển. Nơi đây có nhiều tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư khai thác để trở thành điểm đến thu hút du khách.

Ngày 26/7, tại hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch Hang Kia - Pà Cò, ông Bùi Văn Tỉnh - Bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình đã đề nghị UBND tỉnh sớm nghiên cứu và ban hành cơ chế hỗ trợ xây dựng homestay đối với bà con, cụ thể là hỗ trợ vật chất như chăn, ga, đệm, khu vệ sinh... đồng thời có cơ chế để ngân hàng chính sách đầu tư cùng bà con làm homestay đạt tiêu chuẩn.

Ông Bùi Văn Tỉnh cũng cho biết tỉnh Hòa Bình sẽ mở rộng tuyến quốc lộ 6 vào trung tâm xã Hang Kia, nâng cấp hạ tầng điện, nước, viễn thông để thu hút đầu tư, phục vụ hoạt động du lịch. 

Hang Kia - Pà Cò có 2 mùa chủ đạo là mùa khô và mùa mưa, khí hậu trong lành mát mẻ, với những khu rừng nguyên sinh còn được bảo tồn. 

Vẻ đẹp tươi tắn, trong trẻo của thiếu nữ vùng cao Hang Kia - Pà Cò

Vẻ đẹp dễ thương, trong trẻo của các thiếu nữ vùng cao Hang Kia - Pà Cò luôn mang tới nhiều cảm xúc cho những du khách từng một lần đặt chân tới đây 

Hang Kia - Pà Cò là 2 xã miền núi thuộc huyện Mai Châu (Hòa Bình). Nhờ thiên nhiên và khí hậu ưu đãi, vẻ đẹp của các thiếu nữ nơi miền sơn cước càng thêm tỏa sáng. 

16 thg 6, 2019

Nhà lang trong văn hóa Mường

Nhà lang mường được ví như trung tâm quyền lực của xứ Mường. Xưa kia, xứ mường cổ hình thành các dòng họ lang đạo, chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu các mường có lang cun, lang xóm hoặc đạo xóm cai quản. Lịch sử về những ngôi nhà lang, biểu tượng quyền lực của tộc mường và những câu chuyện xung quanh ngôi nhà lang được kể lại thông qua những nghi lễ cổ và những nhân chứng của chính thế hệ dòng dõi lang mường. 

Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thưViệt Nam sử lược của nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim có nói về thời đại của vua Hùng, con trai được gọi là Quan Lang, con gái được gọi là Mỹ Nương, các tướng được gọi là lạc hầu, lạc tướng. Còn trong sử thi “đẻ đất đẻ nước” có nói về hoàn cảnh ra đời của chế độ nhà lang. Người mường sau thời gian loạn lạc, họ đã tôn một vị gọi là ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) lên làm lang. Điều đó cho thấy nguồn gốc nhà lang là xuất phát từ nhân dân.

Mường là đơn vị tổ chức xã hội, tập hợp nhiều làng trong cùng một thung lũng, hay nhiều thung lũng, liền kề nhau. Đơn vị tổ chức này đặt dưới sự cai quản của một dòng họ quý tộc mà người Mường vẫn gọi là “nhà Lang”
“Người mường có câu: mường có lang, làng có đạo. Các lang thường tập trung ở các làng trung tâm của các vùng mường lớn. Nhà lang còn có một vị trí và vai trò như một bộ máy, trụ sở công quyền để giải quyết các công việc hay các vấn đề nảy sinh trong vùng đất mường. Cho nên các thiết chế hay các kiến trúc nhà lang cũng chính là đại diện cho quyền lực của nhà lang đối với dân mường cũng như là đại diện cho quyền lực cũng như sự trù phú của vùng mường nơi đấy” – nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng cho biết. 

Nhà lang mường được ví như trung tâm quyền lực, một thủ đô thu nhỏ của xứ Mường.

31 thg 3, 2019

Người Mường đánh thức ma Khú cầu mưa

Cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình. Lễ được tổ chức sau khi gieo hạt, trồng lúa và các loại hoa màu, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu mong sự che chở của thần linh và ước muốn về cuộc sống no đủ hạnh phúc.

Người Mường và tín ngưỡng thờ ma Nước


Với người Mường cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tín ngưỡng giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt, lao động của họ. Đối diện cuộc sống nơi núi cao hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, họ càng cần nhiều hơn niềm tin tâm linh, làm chỗ dựa để vượt qua những khó khăn. Trong số đó, phải kể đến các tín ngưỡng thờ mó nước của dân tộc Mường. Tín ngưỡng thờ mó nước (vó rác) Xuất phát từ nền văn hóa lúa nước và sống ở miền núi, nên các nguồn nước, mạch nước có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người Mường.

Thầy Mo múc nước té lên trời. 

1 thg 2, 2019

Du ngoạn lòng hồ Hòa Bình

Cách Hà Nội chỉ hơn 70 km về phía Tây, hồ Hòa Bình là một trong những hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Việt Nam với dung tích chứa gần 9,5 tỷ m3 nước. Được hình thành khi xây dựng nhà máy thủy điện, nơi đây được nhiều người coi là “Hạ Long trên núi” với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp. 

Thời gian đẹp nhất để đến hồ Hòa Bình là dịp cuối năm khi mực nước lên cao nhất. Từ thành phố Hòa Bình, có nhiều cách để đến với lòng hồ thủy điện. Nếu bắt đầu bằng đường thủy, có thể đi từ cảng Bích Hạ cách trung tâm thành phố khoảng 5 km hoặc cảng 3 cấp thuộc phường Thái Bình nhưng thuận tiện nhất vẫn là đi tại bến cảng Thung Nai thuộc địa phận huyện Cao Phong. Còn để vừa được nhìn ngắm hồ Hòa Bình từ trên cao, vừa được quan sát cảnh quan tuyệt đẹp dọc đường nên chọn bến xa hơn nằm cạnh đường 6 là Bãi Sang thuộc địa phận xã Tòng Đậu huyện Mai Châu. 

Một góc hồ thủy điện Hòa Bình nhìn từ con đường đến Bãi Sang thuộc xã Tòng Đậu huyện Mai Châu.

25 thg 1, 2019

Chiêm ngưỡng nhà làm bằng tre nhận giải thưởng kiến trúc của Mỹ

Sau khi đoạt giải thưởng vì cộng đồng của Hiệp hội tre của Mỹ tổ chức, một công trình làm bằng tre, lợp lá cọ đoạt thêm giải bạc hạng mục Kiến trúc văn hóa công trình Bamboo tại Mỹ. 

Chủ nhân của công trình này là kiến trúc sư Hoàng Minh. Anh và công sự đã giành giải bạc tại hạng mục Kiến trúc văn hóa cho công trình Bamboo - Light of Empty Heart, do Hiệp hội Kiến trúc Mỹ tổ chức tại bảo tàng thiết kế Cooper Hewitt năm 2016. Công trình này hiện nằm tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. 

25 thg 7, 2018

Đến Hòa Bình, đừng quên khám phá những nơi này

Là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, Hòa Bình được coi là cái nôi của văn hóa Mường với nhiều địa điểm thú vị mà bạn có thể khám phá dịp cuối tuần.

Tượng đài Bác Hồ: Nằm trên đồi Ông Tượng được khánh thành năm 1997, tượng đài Bác Hồ có chiều cao 18 m, trong đó, phần thân Tượng Bác cao 13,5 m (tính từ chân dép cao su trở lên tới đỉnh đầu), bệ tượng (phần sóng nước mây trời) cao 4,5 m. Tượng đài Bác nặng khoảng 400 tấn, bằng chất liệu bê tông siêu cao, bê tông granít do Viện Vật liệu xây dựng nghiên cứu và thực hiện theo yêu cầu của công trình. (Ảnh KT)

5 thg 4, 2018

Sản vật Sông Đà trên “con đường cá nướng”…

Đầu năm, nhất là thời điểm sau Tết cổ truyền, dòng Đà Giang hùng vĩ trở nên tấp nập thuyền qua lại. Hàng vạn du khách khắp các nơi trong và ngoại tỉnh đổ về khu du lịch tâm linh đền bà chúa Thác Bờ. Ngoài sự linh thiêng, núi sông hùng vĩ, thơ mộng, du khách còn bị cuốn hút bởi những sản vật của sông Đà, đặc biệt là món cá nướng…

Trong những ngày sau Tết, khu du lịch tâm linh đền bà chúa Thác Bờ tấp nập du khách đến tham quan, chiêm bái.

Chúng tôi du xuân trên lòng hồ Hòa Bình vào một ngày cuối tuần sau Tết. Những ngày này, cảng Bích Hạ chật kín tàu thuyền, dòng người đổ về đông nghịt. Theo các chủ thuyền cho biết, dù ngày thường hay cuối tuần thì thời điểm sau Tết, lượng khách đổ về đông nhất. Sức hút của khu du lịch đền chúa Thác Bờ ngày càng lớn, điều đó có thể dễ dàng nhận thấy qua dòng người tấp nập, trên bến cảng Bích Hạ, nhiều tàu thuyền cũng đã được đóng mới, to đẹp, khang trang hơn để phục vụ du khách. Dấu ấn của công trình thủy điện Hòa Bình thật đậm nét, nó đã tạo nên một thắng cảnh với biền nước rộng lớn, những ngọn núi nhô lên tạo thành những hòn đảo nhỏ. Thế nên, nhiều du khách đặt chân đến đây đã ví von nơi này như một Vịnh Hạ Long trên cạn.

4 thg 4, 2018

Nét xuân làng nghề

Một ngày cuối năm Đinh Dậu, chúng tôi về thăm làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Làng nghề nằm bên QL 6, đi từ xa đã nhìn thấy sản phầm phẩm gỗ lũa, đá cảnh trưng bày hai bên đường. Dưới ánh nắng hanh vàng, mỗi tác phẩm như được dát thêm lớp áo mới tươi sáng, tràn đầy sức sống.

Các nghệ nhân trao đổi về tác phẩm "12 con giáp” của nghệ nhân Trần Văn Thuần - làng nghề xã Lâm Sơn (Lương Sơn).

Sông Đà - Nơi ghi dấu bậc quân vương

Ngày nay, con sông Đà không còn dữ dội với 130 thác, 170 ghềnh "đá núi sắc nhọn như nanh vuốt và những cái hút nước cuồn cuộn luồng gió gùn ghè như chực nuốt người”. Con sông hung hãn khi xưa, giờ đã trở nên hiền hòa như một chú sư tử được thuần phục. Giữa lòng hồ mênh mang nước và lồng lộng gió, trên chiếc thuyền máy nổ giòn hướng thẳng tới Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Thác Bờ (xã Vầy Nưa, Đà Bắc), tôi được nghe kể câu chuyện ly kì về một bậc quân vương khi xưa từng phạt đá đề thơ, ghi lại dấu ấn bằng lưỡi kiếm và những vần thơ như chứa gang, chứa thép.

Nơi bậc quân vương phạt đá đề thơ

Sau bước chòng chành, rồi cũng ổn, chiếc thuyền sắt lao về phía trước như mũi dao cắt lên miếng thạch khổng lồ màu ngọc bích đặc trưng của sông Đà. Lẫn trong tiếng gió, tiếng máy nổ giòn tan loang trên mặt hồ, Cường - anh lái thuyền ở vùng sông nước Thung Nai bảo, thuận gió nên từ bến Thung Nai đến khu di tích Đền Thác Bờ cũng nhanh thôi. Đây là khu di tích lịch sử văn hóa mới được tôn tạo, đến nay cơ bản hoàn thành và sẵn sàng chào đón du khách thập phương đến thăm quan, chiêm bái. Điểm nhấn quan trọng nằm trong quần thể khu di tích là bia đá đề thơ Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ hay Thái Tổ Cao Hoàng Đế) - chứng tích lịch sử ghi đậm dấu ấn của một bậc quân vương hào kiệt, khiến bất cứ ai cũng cảm thấy tự hào khi đặt chân đến nơi này.

16 thg 3, 2018

Sống chậm ở thung lũng Mai Châu

Khám phá Mai Châu là một hành trình thu hút du khách trong và ngoài nước với nhiều điều hấp dẫn đang chờ đón.

Đến miền đất Hòa Bình những ngày mùa xuân thì quả là lý tưởng. Bạn sẽ được ngắm khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa tuyệt đẹp của núi đá, hang động và cả những thung lũng bảng lảng trong mây núi. Đặc biệt, thung lũng Mai Châu, một điểm dừng chân tuyệt vời trong hành trình sẽ cho bạn cảm giác “sống chậm” ở đây.


Thung lũng Mai Châu chờn vờn trong mây núi. 

1 thg 1, 2018

“Ứng xử” với Mo Mường cần phải cẩn trọng

Mo Mường là một di sản văn hóa đặc sắc, phản ánh nhân sinh quan, vũ trụ quan độc đáo của dân tộc Mường, hàm chứa nhiều ý nghĩa giáo dục đối với cộng đồng. Thế nhưng di sản văn hóa phi vật thể này đang đứng trước nguy cơ mai một do sự tác động của văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. 

Mo Mường- di sản sử thi dân gian

Ông Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở VHTTDL)tỉnh Hòa Bình cho biết, năm 2016, tỉnh Hòa Bình có 2 di sản văn hóa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đó là Nghệ thuật chiêng Mường và Mo Mường.

Trong đời sống sinh hoạt văn hóa, người Mường thường sử dụng Mo để thực hành nghi lễ. Qua khảo sát của Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình cho thấy, có tổng số 23 nghi lễ được thực hiện có sử dụng Mo. Vai trò của ông Mo gắn liền với vòng đời của con người: từ khi sinh ra cất tiếng khóc chào đời, ông Mo cầu cho trẻ hay ăn, chóng lớn. Khi đau yếu, lạc vía, Mo làm vía mụ sao cho trẻ được khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh. Tuổi trưởng thành, khi đau yếu, mo làm vía giải hạn, trừ tà ma. Vai trò của ông Mo còn thể hiện qua đám cưới, trong lễ cúng gia tiên hai họ đến đón dâu hay lễ mừng nhà mới, lễ mát nhà, cầu sức khỏe, bình an... Đến tuổi già sức cạn, mo làm lễ kéo si mong cho sức khỏe, minh mẫn, sống lâu cho con cháu được nhờ. Khi nhắm mắt xuôi tay về với Mường Trời, ông Mo đóng vai trò là cầu nối tiễn hồn người chết sang thế giới bên kia.

Trong nghi lễ thực hành Mo Mường thường xuất hiện âm thanh của chiêng Mường. 

19 thg 12, 2017

Học làm giấy dó ở Hòa Bình

Nghề làm giấy dó ở Hòa Bình đã có từ rất lâu. Theo bà con dân tộc Mường kể lại đây là nghề cha truyền con nối. Xưa kia, giấy dó ở đây làm ra để làm sắc phong, in sách, văn khấn… Hiện nay, du lịch về làng giấy dó Suối Cỏ, Hòa Bình là một trải nghiệm hoàn toàn mới giúp du khách hiểu rõ hơn về nghề thủ công truyền thống của người dân nơi đây. 

Vào năm 2013, bắt nguồn từ tình yêu với giấy dó, sự tâm huyết đối với việc bảo tồn và gìn giữ văn hóa dân tộc cùng với thực trạng đáng buồn khi mà nghề làm giấy dó đang dần mai một do không có thị trường cho sản phẩm giấy dó thủ công đã thôi thúc chị Trần Hồng Nhung và nhóm cộng tác viên khởi dựng dự án Zó Project với mong muốn bảo tồn và phát triển làng nghề giấy thủ công truyền thống của Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.

Trong Zó Project, việc cho mọi người tận mắt khám phá phương pháp làm giấy dó thủ công là một yếu tốt rất quan trọng để phát triển làng nghề bền vững. Ngay từ khi thành lập, Zó Project đã cho mở những hành trình du lịch về làng giấy dó Suối Cỏ, Hòa Bình (Chủ nhật hàng tuần) và thu hút rất đông du khách tới tham gia.

Cây Dướng nguyên liệu làm ra giấy dó của người Mường.

13 thg 11, 2017

Da trâu gác bếp - món ăn lạ lùng của Hòa Bình

Nói tới các món ăn từ trâu, thường người ta chỉ nghĩ tới thịt trâu tươi hoặc thịt trâu gác bếp,… Nhưng chẳng mấy ai biết rằng, da trâu cũng được coi là đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Nếu có dịp được thưởng thức canh da trâu hay nộm da trâu, chắc hẳn thực khách nào cũng thốt lên lời khen ngợi.

Chính bởi đặc điểm dai, cứng và đanh, nên da trâu thường được biết đến là nguyên liệu làm mặt trống. Thế nhưng, qua bàn tay chế biến khéo léo của người Mường, da trâu lại có vị giòn, đậm đà rất ngon.

Sau khi làm thịt những chú trâu, bà con người Mường thường giữ lại phần da, làm sạch lông rồi xiên vào que và treo lên gác bếp. Miếng da trâu được hun khói trong vài tháng, bám màu khói của các loại củi gỗ nên đen sì, cứng và khô. Thoạt đầu, nhìn những miếng da trâu gác bếp ấy, chẳng ai nghĩ đó lại là đặc sản của vùng cao. 

Tuy được gác trong bếp nhiều tháng nhưng da trâu vẫn giữ được vị đặc trưng. 

19 thg 6, 2017

Mê đắm bên dòng Đà Giang

Khi chảy qua vùng rừng núi hoang sơ, Đà Giang - con sông hung dữ nhất Tây Bắc - đã tạo ra nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, một số đấy là vùng sơn thủy nguyên sơ, tuyệt đẹp thuộc cung đường Ba Khan - Tân Mai - Phúc Sạn (huyện Mai Châu, Hòa Bình). 

Dòng Đà Giang xanh biếc với nhiều hòn đảo nổi lên giữa mặt nước - Ảnh: H.DƯƠNG 

Với những nếp nhà sàn, nét văn hóa, ẩm thực độc đáo của người Mường cùng cuộc sống thanh bình tại đây đã làm cho không ít du khách không muốn rời đi khi đặt chân đến.

17 thg 6, 2017

Tục đắp bếp mới của người Mường

Tộc người Mường ví bếp lửa như linh hồn trong ngôi nhà sàn, là nơi giữ lửa và bảo vệ con người nên tục đắp bếp trước khi vào ở một ngôi nhà mới được tổ chức rất cầu kỳ với nhiều nghi lễ huyền bí. 
Mường là tộc người sinh sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa có dân số trên 1,2 triệu người.
 Đến thăm những bản làng của đồng bào Mường có thể thấy những ngôi nhà sàn truyền thống có không gian thoáng đãng và đặc biệt tiện lợi cho việc sinh hoạt gia đình. Trong nhà có hai bếp lửa đặt ở hai gian khác nhau phù hợp với điều kiện khí hậu, phong tục tập quán sinh hoạt của người dân. Những chiếc bếp lửa đó là một không gian văn hóa đặc sắc cả về phương diện vật chất cũng như tinh thần được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Cùng là bếp lửa, hoàn toàn giống nhau về cấu tạo và cách bố trí nhưng công năng sử dụng của mỗi bếp lại khác nhau. Một bếp ở gian trong được gọi là bếp đàn bà, dùng để đun nấu thức ăn, nấu nướng chính trong gia đình. Một bếp được bố trí ở gian ngoài, gần cầu thang đi lên có kích thước nhỏ hơn, người Mường gọi đó là bếp đàn ông, để đàn ông trong nhà ngồi ở đó tiếp khách mỗi khi có khách đến chơi nhà.

25 thg 5, 2017

Xóm Ải - Nơi lưu giữ ký ức bản Mường

Xóm Ải (xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) có trên 80 nóc nhà sàn nằm ven các sườn đồi trong thung lũng Mường Bi rộng lớn. Người dân xóm Ải nồng hậu, mến khách luôn chờ đón những du khách đến thăm quê hương mình để giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh đẹp đất Mường cổ này.

Đất Mường cổ


Đi qua cây cầu nhỏ bắc ngang dòng suối Ải là tới xóm Ải. Bao quanh là những đồi bát úp, phía trước là những thửa ruộng bậc thang trồng lúa nước, phía sau là các triền đồi thấp, những ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường thấp thoáng sau những rặng tre, tán cây ăn quả. Khi nói về quê hương bản quán của mình, ông Bùi Văn Dựng, trưởng xóm Ải không giấu nổi niềm tự hào. Ông bảo, trong bốn vùng Mường rộng lớn xưa: Bi, Vang, Thàng, Động thì Mường Bi là vùng đứng đầu tiên, được coi là quê hương của nhiều ngành Mường ở Việt Nam, thậm chí coi như đất tổ, lấy văn hóa Mường Bi như là chuẩn mực để so sánh và làm theo.

Giới thiệu món ăn đặc trưng tới du khách.