Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 2, 2022

Long Biên – Cây cầu thép vĩ đại tròn 120 tuổi

Cách đây 120 năm, một cây cầu thép vĩ đại mang tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (nay là cầu Long Biên) đã nối hai bờ dòng sông Hồng hung dữ và nối liền hai thành phố Hà Nội - Hải Phòng. Cây cầu khánh thành trước sự chứng kiến của vua Thành Thái và từng là cây cầu thép dài thứ hai trên thế giới, chỉ sau cầu Brooklyn bắc qua sông East-River của nước Mỹ.

Bản vẽ mặt đứng toàn thể các nhịp cầu dài 75m với dầm chìa và nhịp dài 51m200 của cầu Doumer do Công ty Le Brun Daydé & Pillé thiết kế năm 1897. Nguồn: TTLTQG1

Là người sáng lập Liên bang Đông Dương, Paul Doumer sớm nhận thấy sự cần thiết của việc thiết lập hệ thống giao thông đường bộ, đường sông và đường biển. Do vậy, ngay sau khi nhậm chức, ông đã đưa ra ý tưởng xây dựng một cây cầu bắc qua sông Hồng dài hơn 1.600m song đã vấp phải nhiều ý kiến cho rằng ý tưởng này điên rồ và không thể thực hiện được. “Đặt một cây cầu ngang qua sông Hồng à? Thật là điên rồ! Điều này giống như là chồng núi lên núi để lên trời”.

9 thg 2, 2022

Ý nghĩa tâm linh của Ngũ Hổ trong tranh dân gian Hàng Trống

“Ngũ hổ” là một chủ đề nổi tiếng của tranh dân gian Hàng Trống. Phía sau bức tranh này ẩn chứa nhiều thông điệp tâm linh của nền văn hóa cổ phương Đông.

tranh Hàng Trống - dòng tranh dân gian nổi tiếng của Hà Nội - hình tượng của Ngũ Hổ được bố cục cân đối trên mặt giấy. Mỗi con hổ một dáng vẻ: Con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió…

7 thg 2, 2022

Ngôi chùa Tây Tạng độc nhất tại Hà Nội

Chùa Long Quang theo trường phái Mật tông Kim cương thừa, giống với các ngôi chùa thường gặp ở Tây Tạng, Nepal, Bhutan..

Chùa Long Quang toạ lạc trên vùng đất thôn Vực thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì nên còn được gọi theo địa danh là chùa Vực. Chùa có tuổi đời hơn 600 năm, hướng nhìn ra ngã ba sông Tô Lịch. Năm 2011, ngôi tam bảo xuống cấp không đảm bảo an toàn để phục vụ tín ngưỡng bà con Phật tử nên chùa được trùng tu để có được vẻ khang trang như hiện tại.

5 thg 2, 2022

Ẩn số về bức tượng hổ thời Trần đẹp nhất Việt Nam

Trong triều đình, dù không phải vua, Trần Thủ Độ vẫn được tất cả nể sợ như sợ hổ. Có phải bức tượng hổ ở lăng mộ ông ngầm phản ánh điều này?

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ một bức tượng hổ cổ xưa có giá trị lịch sử đặc biệt. Bức tượng này có niên đại từ thế kỷ 13-14, được đưa về từ lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ ở xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

3 thg 2, 2022

Chè kho ngày Tết

Nói đến Tết Hà Nội, nhiều người sẽ nhớ đến món chè kho. Món ăn đã trở thành nét đặc trưng và thân thiết, gợi nhớ nhiều kỷ niệm với các thế hệ người Hà Nội.

Với món ăn này, người Hà Nội xưa thường dùng để cúng Phật và gia tiên. Đây cũng là thức quà ngon để mời khách quý trong dịp Tết. Hình ảnh quen thuộc với mỗi người là chè kho được cắt thành hình hoa thị cùng ấm trà sen.

Nấu chè kho khá vất vả và kỳ công. Nguyên liệu chính là đỗ xanh thường phải chuẩn bị trước cả tháng. Món chè kho ngon nhất phải được nấu từ loại đỗ hạt tiêu, còn nguyên hạt, bé tí xíu, lòng xanh nhạt chứ không chọn loại đỗ mỡ hạt to, lòng vàng đã xay vỡ được bán khắp chợ. Ngoài ra, còn phải chuẩn bị thêm các nguyên liệu khác như đường, vừng rang và thảo quả...

22 thg 1, 2022

Ngôi chùa có hang "Sơn Đoòng thu nhỏ" ở Hà Nội

Chùa Thầy nằm ở khu vực ngoại thành Hà Nội, có phong cảnh núi non tươi đẹp, thanh bình, đặc biệt nơi đây có hang Cắc Cớ được mệnh danh như hang "Sơn Đoòng thu nhỏ".

Chùa Thầy tọa lạc tại chân núi Thầy (hay còn gọi là núi Sài Sơn), thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km. Chùa từ lâu đã là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương bởi phong cảnh hữu tình, hòa hợp với thiên nhiên.

21 thg 1, 2022

Chùa cổ ở Hà Nội có "đường lên Trời", "lối xuống Âm phủ"

Chùa Trầm nằm dưới chân núi Tử Trầm Sơn, được xây dựng vào thế kỉ XVI. Chùa Trầm được coi là một trong bốn ngôi chùa thiêng thuộc hàng "tứ đại danh thắng của xứ Đoài".

Chùa Trầm thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng hơn 20 km. Chùa nằm dưới chân núi Tử Trầm Sơn, được xây dựng vào thế kỉ XVI.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên đỉnh núi suốt 6 thế kỷ ở Hà Nội

Vô Vi là ngôi chùa dành cho những người muốn tìm về không gian thanh tịnh. Ngôi chùa nhỏ được xây dựng trên đỉnh núi từ 6 thế kỷ trước, trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính.

Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, chùa Vô Vi tọa lại trên ngọn núi Vô Vi thuộc thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Ngọn núi đá Vô Vi nhỏ, nằm tách biệt khỏi dãy Tử Trầm - còn gọi là núi Con Rồng, chùa Vô Vi được ví như viên ngọc, nằm chênh vênh giữa trời đất. Ngôi chùa thường ở trong cảnh vắng lặng người qua lại, trừ vào những ngày Tết, ngày rằm. 

Toàn cảnh ngôi chùa cổ Vô Vi nhìn từ trên cao.

20 thg 1, 2022

Cháo sườn - món quà nơi góc phố quen

Cháo sườn có thể ăn ở nhà hàng lớn, nhưng khó cảm thấy ngon như khi ăn giữa ngóc ngách phố phường Hà Nội.

Những ngày gió mùa về là những ngày hợp nhất để thưởng thức cháo sườn, cũng là những ngày hợp nhất để tận hưởng trọn vẹn cảm giác tiết trời mùa đông đất Bắc. Càng buốt giá bao nhiêu, lại càng thêm sung sướng bấy nhiêu khi được ôm trọn bát cháo sườn nóng hổi trong tay, ấm đến sực cả người. Niềm vui khi thưởng thức "di sản" ẩm thực của những con ngõ nhỏ, chỉ giản đơn vậy mà thôi.

Giữa vô vàn các món ăn chơi của thủ đô, cháo sườn nổi bật bởi sự tinh giản trong hương vị, nhưng vẫn hấp dẫn mọi thực khách. Bưng chiếc bát chiết yêu nóng rẫy và còn đương xuýt xoa bởi nhiệt độ ấm nóng lan tỏa trên đầu ngón tay, thì khứu giác đã được chiêu đãi bởi hương tỏa nhè nhẹ của gạo mới quyện trong nước ninh sườn thơm nức. Hương thơm nịnh mũi này chỉ có được nếu người nấu lựa chọn đúng những nguyên liệu tươi ngon nhất cho nồi cháo sườn hôm ấy.

Ngõ Huyện đông khách đến ăn cháo vào giữa đông. Ảnh: Khánh Ly

13 thg 1, 2022

Cự Đà: Làng doanh nhân xưa bên bờ sông Nhuệ

Làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê (huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) nằm ven bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội chưa đến 20km.

Nếu Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) là làng Việt cổ điển hình của vùng trung du Bắc Bộ, thì nơi đây lại là nơi mang những đặc trưng của làng cổ ven sông… Ngay lối vào làng Cự Đà hiện vẫn còn rất nhiều những cổng cổ, khắc chữ Hán.

11 thg 1, 2022

Ô mai - vị Hà Nội vấn vương lòng người

Đến với Hà Nội, không thể không nhắc nhớ tới ô mai, thứ quà lâu đời và gây thương nhớ.

Vị chua ngọt, vị gừng khiến ô mai hấp dẫn đủ mọi lứa tuổi. Phạm Hương

Ô mai được xem là một thức quà vặt chinh phục được sở thích của mọi lứa tuổi, từ trẻ em, người lớn đến các bậc bô lão bởi hương vị tinh tế và loại hình sản phẩm ngày càng đa dạng.

Trùng trục xào hành răm ngọt ngào phù sa sông Tích

Đĩa trùng trục với màu trắng ngọc ngà, hòa với màu xanh rau răm và màu đỏ của cà chua, thơm nức. Chao ôi, vào mùa đông lạnh mà ăn món nóng này với cơm thì thật là tuyệt.

Món trùng trục xào hành răm. Trần Minh Ý

Nhà tôi gần đoạn cuối cùng của sông Tích (H.Chương Mỹ, Hà Nội), khi nó gặp và hòa vào dòng chảy của sông Bùi ở ngã ba làng Tiên Trượng và Bùi Xá.

Giò mo - ấm áp tình quê

Nhắc đến làng Nhội (xã Thụy Lâm- Đông Anh - Hà Nội) của tôi, mảnh đất nhỏ ở ngoại thành Hà Nội, ai từng về thăm đều nhớ đến món truyền thống giò mo.

Giò mo sau khi gói. Thanh Huyền

Khi nồi bánh chưng được mẹ bắc lên là lúc bố nhóm cái bếp củi cạnh đó cho thịt vào xào để bó giò. Cái mo cau thật to được mẹ mua từ ngày 25 tháng Chạp, ngâm mềm rồi đánh sạch đến khi trắng tinh cả phần trong, rồi lại xát muối thật kĩ. Những miếng thịt lợn tươi rói của phiên chợ sớm với ít tai mũi lợn được bố làm sạch, thái miếng con chì đều chằn chặn, bỏ vào cái nồi lớn. Nhìn bếp củi đỏ rực cháy bập bùng vào một ngày cuối đông lạnh đến se lòng đã thấy ấm áp lắm rồi.

9 thg 1, 2022

Ngắm kiến trúc Hội quán của người Hoa xưa ở Hà Nội sau khi được phục dựng

Với diện tích lên tới 1.800 m² trên phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), ít ai biết đến công trình Hội quán Quảng Đông mới được phục dựng ở đây là một quần thể kiến trúc cổ kính độc đáo đã tồn tại hơn một trăm năm.

Ngay dưới thời Tây Sơn, năm 1801, người Quảng Đông đã dựng Hội quán. Sau đó hơn mười năm, cộng đồng Phúc Kiến cũng dựng Hội quán. Hai tòa hội quán là nơi thờ của bà Thiên Hậu, nơi tụ họp của người Hoa.

Cổ vật duy nhất của Hà Nội được vinh danh ở tầm thế giới

Không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử - văn hóa hơn 300 năm của Việt Nam, cổ vật đặc biệt này còn mang một tầm vóc quốc tế nổi bật.

Ngày 9/3/2010, UNESCO đã chính thức ghi danh 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê-Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội vào danh mục Di sản tư liệu thuộc “Chương trình ký ức thế giới”. Đây là lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay, một cổ vật của Hà Nội được tôn vinh ở tầm quốc tế

8 thg 1, 2022

Khám phá vẻ đẹp kiến trúc của ngôi chùa Khmer tại Hà Nội

Tại Thủ đô Hà Nội có một ngôi chùa Phật giáo Nam tông khang trang với lối kiến trúc đậm nét văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ.

Ngôi chùa Khmer này nằm trong quần thể Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) với tổng diện tích 0,8ha. Ngôi chùa là nơi sinh hoạt tôn giáo, văn hóa của đồng bào Khmer giữa Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt vào các ngày lễ, Tết truyền thống của đồng bào Khmer, các vị sư sãi tập trung về đây tổ chức các hoạt động tôn giáo, văn hóa hết sức ý nghĩa nên thu hút rất đông du khách đến tham quan.

2 thg 1, 2022

Thăm đền thờ trên quê hương Phù Đổng Thiên Vương

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng hiện nay gồm 8 điểm di tích thành phần, phân bố trên địa bàn 3 thôn của xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội).

Ngày 9/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ-TTG về việc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt đối với khu di tích Đền Phù Đổng. Trong ảnh: Đền Thượng (đền thờ Thánh Gióng). Theo truyền thuyết, đền có từ thời Hùng Vương và được dựng trên nền nhà cũ của mẹ Gióng. Đến thế kỷ XI, vua Lý Thái Tổ cho tu bổ đền.

31 thg 12, 2021

Chè cốm đậm đà hương vị Việt

Cốm được xem là một món ẩm thực Việt, là một món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Cốm có thể làm ra được rất nhiều món ăn ngon từ những món chính cho tới món ăn chơi. Trong đó, món chè cốm là món không thể thiếu khi nhắc đến những món ăn vặt đặc trưng khi Hà Nội bước vào thu.

Hà Nội nổi tiếng nhất là thương hiệu cốm làng Vòng, hoặc cốm Mễ Trì, với sự dẻo, ngọt, bùi và thoảng mùi thơm của lúa nếp non. Cốm được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến ra rất nhiều món ăn ngon như xôi cốm, bánh cốm, chả cốm… Nhưng đặc biệt nhất là món chè cốm.

Mỗi một người nấu sẽ ra một vị ngon khác nhau, nhưng điểm giống nhau nằm ở cái hồn của món ăn. Cái hồn Việt, cái hồn của những con người chân chất, thật thà. Chè cốm có hương vị đặc biệt hơn những loại chè khác. Những hạt cốm xanh hòa quyện cùng hương lá dứa làm độ hấp dẫn, thơm ngon tăng thêm bội phần.

Cốm tươi và đường kính trắng cùng bột sắn dây là những nguyên liệu chính làm nên món chè cốm Hà Nội.

30 thg 12, 2021

Khám phá hiện vật vô giá trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Hàng nghìn hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tái hiện một cách sinh động lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Tọa lạc tại số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong những bảo tàng quốc gia có lượng khách tham quan đông nhất Việt Nam.

26 thg 12, 2021

Bước qua đình làng về miền cổ tích

Khu vực ngoại thành phía Nam Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng về quần thể kiến trúc đình làng cổ kính với cảnh sắc thiên nhiên được ví như miền cổ tích.

Cách trung tâm Hà Nội 25km về phía Nam, làng An Duyên (Tô Hiệu, Thường Tín, HN) có tên nôm là làng Mui.