Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia Lai. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 7, 2019

Tên đường nào ngắn nhất Việt Nam?

Lưu ý câu hỏi nhé: Tên đường nào ngắn nhất? chớ không phải Con đường nào ngắn nhất? Ý nói là tên đường nào có ít chữ cái nhất?

Ở đây ta không kể các tên đường bằng con số, vì kể như vậy thì nhiều lắm. Đặc biệt là tên đường ngắn nhất lại là con đường dài nhất. Đó là Quốc lộ 1, tên đường thì chỉ có mỗi con số 1 thôi mà dài tới 2.301 km! Cũng không kể luôn các tên đường bằng ký hiệu, như D1, D2, N1, N2... vì những tên đường này thì vô số mà không mang ý nghĩa gì đặc biệt. Tóm lại là chỉ xét những đường mang tên người hay sự kiện mà thôi.

Ở Biên Hòa có con đường mang tân Lê A (Lê A là một chiến sĩ du kích, hy sinh ở Long Khánh, Đồng Nai năm 1972 khi 19 tuổi). Tính ra là có 3 chữ cái L, E, A - chắc cũng thuộc loại ngắn nhứt Việt Nam. Nhưng xét cho kỹ thì tên đường này có 4 ký tự L, E, dấu cách, A. Như vậy vẫn dài hơn một tên đường khác chỉ có 3 ký tự thôi. Đó là đường WỪU.

Đường Wừu là một trong những con đường sầm uất ờ Pleiku. Trong ảnh là Trung tâm Hội nghị tiệc cưới trên đường Wừu.

7 thg 7, 2019

Lễ Tơ Mon của người Bana

Người Ba Na có dân số lớn thứ ba trong số các dân tộc sinh sống trên Tây Nguyên, sau Gia Rai và Ê Đê. Đồng bào dân tộc Ba Na có rất nhiều lễ hội như lễ cầu an, lễ mừng lúa mới, lễ trả ơn, lễ Tơ Mon. Trong đó lễ Tơ Mon (lễ kết nghĩa) là một nghi lễ mang đậm tính nhân văn, phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau chia sẻ những niềm vui cũng như khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. 

Vào ngày làm lễ, trước khi ra cổng làng chào đón người được nhận đến với buôn làng, gia đình người nhận sẽ phải làm nghi thức cúng tổ tiên tại cây nêu mới dựng ngoài sân. Đây là thủ tục gia chủ làm lễ, mời tổ tiên về chứng giám và phù hộ cho mọi người. Sau đó họ sẽ mang theo một bầu nước ra tận cổng làng để chào đón, rước mời người được kết nghĩa và cùng nhau di chuyển về nhà Rông, không gian sinh hoạt cộng đồng chung của buôn.

Tại nhà Rông, thầy cúng và già làng sẽ là những người trực tiếp hướng dẫn mọi người thực hiện các nghi thức. Gia chủ và người được kết nghĩa sẽ được mời ngồi xuống bên cạnh cây nêu và nghi thức đầu tiên họ phải thực hiện là cùng hơ tay dưới một ngọn nến. Sau đó thầy cúng sẽ thực hiện các nghi thức tâm linh khác như rót rượu, tưới tiết lên cây nêu, và cuối cùng là đọc lời khấn. Lời khấn của thầy cúng có đoạn: "Ơ Yang… ơi, Yang trời, Yang đất, Yang núi, Yang sông, Yang bên Đông, Yang bên Tây hãy về đây chứng giám cho lễ kết nghĩa. Sau một thời gian quen biết nhau, hai bên đã thật sự tốt cái bụng với nhau và muốn kết nghĩa để trở thành những người trong một gia đình, cùng yêu thương, có trách nhiệm với nhau. Hôm nay làm lễ bẩm báo với các Yang, với ông bà tổ tiên, với mọi người, kể từ nay cho đến hết cuộc đời, đến hơi thở cuối cùng, mãi mãi là những người trong một nhà, sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau…ơ Yang…”.

Thày cúng chuẩn bị cây nêu bên trong nhà rông để chuẩn bị cho Lễ Tơ Mon. Ảnh: Việt Cường

2 thg 7, 2019

Phố núi Gia Lai chìm trong sương sớm

Sau đêm mưa, cảnh vật núi rừng Gia Lai hiện lên mờ ảo dưới ánh nắng xuyên qua những làn sương ùa về. 

Một góc thành phố Pleiku đoạn cầu Phan Đình Phùng trong sương mù buổi sáng tháng 6. Anh Hoàng Quốc Vĩnh, một tay máy, cho biết sương hòa quyện với mây từ ngọn Hàm Rồng cao trên 1.000 m tràn xuống thung lũng tạo nên "cảnh đẹp tựa chốn thần tiên". 

Độc đáo lễ cầu mưa ở vùng đất của những ông vua không ngai

Nghi lễ cầu mưa của người Jrai là một nét văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa Trường Sơn. Họ tin rằng những Pơtao Apui - Vua lửa, có khả năng thông linh với trời để cầu mưa đổ xuống ruộng nương đang khô khát. 

Rơlan Hieo (người chít khăn) nghiêm cẩn chủ trì nghi lễ cúng cầu mưa. TRẦN HIẾU 

Vùng đất của những ông vua không ngai 

Theo dọc quốc lộ 25 xuôi về hướng đông nam Gia Lai, vượt qua đèo Chư Sê là cả vùng bình nguyên rộng lớn. Đây là một trong những vựa lúa lớn nhất của khu vực Tây nguyên. Vùng đất khô khát này đã không còn cảnh thiếu nước khi công trình đại thủy nông Ayun Hạ hoàn thành năm 2002, tưới cho hơn 13.500 ha lúa nước và hàng ngàn ha cây trồng cạn khác. Thiếu nước mùa khô không còn là nỗi lo sợ của người dân bản địa khu vực này.

1 thg 7, 2019

Lãng du ở phố núi

Sắc vàng của những cánh rừng châu Âu chắc chắn cuốn hút kẻ lữ hành ưa xê dịch. Vậy nhưng nếu ai đó may mắn có mặt ở phố núi Pleiku (Gia Lai) thời điểm này sẽ không khỏi xuýt xoa bởi sắc thu ngọt ngào không kém.

Thác Phú Cường. TRẦN HIẾU 

30 thg 6, 2019

Rừng hóa đá bên núi Chư A Thai

Do hoạt động địa chất, dưới chân núi Chư A Thai (H.Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) hàng trăm triệu năm trước, những cánh rừng nguyên sinh bị vùi xuống bùn đất rồi hóa thành đá.

Núi Chư A Thai bị người dân xới tung để tìm đá 

Đến nay, sau khi được phát hiện, loại khoáng sản này đang bị người dân khai thác đến cùng kiệt. 

29 thg 5, 2019

Lễ Tơ Mon của đồng bào Ba Na

Đồng bào dân tộc Ba Na xã Tơ Tung, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, quê hương của anh hùng Núp đã tổ chức Lễ Tơ Mon hay Lễ kết nghĩa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dận tộc Việt Nam. Sự kiện nằm trong hoạt động Tháng 5 “Hát về Người”.

Bao đời qua, người Ba Na kết nghĩa anh em, cha con, mẹ con hay kết nghĩa thành anh chị em với nhau vì nhiều lý do như để được thân mật hơn, hoặc để giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Lễ Tơ Mon là lễ mang đậm tính nhân văn cũng như phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn cũng như chia sẻ những niềm vui gia đình và cộng đồng.

Gia đình cha nuôi (mẹ nuôi) đón gia đình nhà con nuôi từ ngoài cổng làng. 

13 thg 5, 2019

Lên Gia Lai, không thể không ghé Ch'Rao

Gia Lai không chỉ nổi tiếng về khu di tích Biển Hồ, thác Mơ, thác Phú Cường, các đồi chè thẳng tắp, xanh mướt... mà du khách cũng khó cưỡng với ẩm thực phong phú ở đây.

Nhà hàng Ch'Rao với những căn nhà sàn mang dấu ấn bản địa người Tây Nguyên. 

Gia Lai nổi tiếng với phở hai tô, cơm lam, gà nướng than, heo rừng nướng lồ ô.

Đến thành phố Pleiku mà không thưởng thức những món trên, xem như bạn chưa hiểu hết Gia Lai.

Tại thành phố Pleiku yên bình, có một nhà hàng với những món ẩm thực đậm chất Tây Nguyên. Nhà hàng được bài trí bằng những căn nhà sàn đơn sơ, nhưng ấm áp, gần gũi và có tên dân dã "Ch'Rao" - cái tên của vùng bản địa Tây Nguyên.

7 thg 5, 2019

Lễ mừng nhà Rông mới của người Bahnar

Đối với cư dân Bắc Tây Nguyên nói chung, nghi lễ mừng nhà Rông mới được coi là lễ hội lớn nhất trong các nghi lễ của người Bahnar. Lễ hội này được tiến hành ở nhà Rông của làng nơi cộng đồng dân tộc Bahnar sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hội họp và là địa điểm để phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đến bà con nhân dân. 

Nghi lễ mừng nhà Rông mới là dịp để toàn thể dân làng thực hiện lời hứa và trả ơn thần linh về những giúp đỡ của các thần linh đối với cộng đồng dân làng.

Trong khi thực hiện nghi lễ, già làng sẽ khấn, cầu xin thần linh tiếp tục giúp đỡ để cả cộng đồng được mạnh khỏe, bình yên và có những mùa vụ sắp tới tốt tươi. Cộng đồng dân làng thường dùng 2 con heo, 3 con gà và từ 5-6 ghè rượu cần để tế thần linh trong nghi lễ này. Mỗi hộ gia đình thường đóng góp một ghè rượu để cột vào các cột trong nhà Rông mới nhằm cùng chung vui với dân làng.

Điều hành công việc tế lễ mừng nhà Rông mới của người Bahnar là những già có uy tín trong làng và do một già làng (Bok Kra) đứng đầu. Dân làng tin rằng, Bok Kra là người được thần linh thừa nhận, giao trọng trách hướng dẫn bà con trong làng nên uy tín rất cao. 

Khi tiếng chiêng báo hiệu cất lên, mọi người trong buôn từ già, trẻ, gái, trai đều tập trung về khu vực nhà Rông để chuẩn bị làm lễ.

29 thg 4, 2019

Nhà thờ có kiến trúc nhà rông duy nhất ở Gia Lai

Lớn gấp 5 lần so với một nhà rông thông thường, nhà thờ Pleichuet được xây dựng vào năm 2005.

Nhà thờ Pleichuet nằm trên đường Trương Định, phường Thắng Lợi, trung tâm thành phố Pleiku. Mang dáng dấp nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, nhà thờ không chỉ là nơi sinh hoạt của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan du khách nên ghé thăm khi có dịp đến đại ngàn Gia Lai. 

3 thg 4, 2019

Quán cà phê gần 50 năm ở trung tâm Pleiku

Quán là điểm dừng chân để du khách thưởng thức ly cà phê nguyên chất khi có dịp ghé thăm đại ngàn Gia Lai. 

Nằm trên đường Nguyễn Thái Học, Pleiku là quán cà phê nổi tiếng xuất hiện từ những năm 1970. Chủ quán hiện tại, cô Kim Hoa (sinh năm 1961) là em gái của người khai mở quán. "Năm 1971, chị tôi mở một quán nước nhỏ rồi phát triển như ngày nay", cô Hoa cho biết.

Quán nằm trên đường Nguyễn Thái Học, TP Pleiku. Ảnh: Di Vỹ. 

Giống như các nơi khác, cà phê là thức uống được nhiều người lựa chọn để khởi đầu ngày mới. Theo bà chủ, trước đây quán còn bán thêm các món điểm tâm sáng như bún thang, bún riêu... nhưng sau một thời gian chỉ tập trung bán cà phê.

Trekking thác Hang Én giữa đại ngàn Gia Lai

Thác Hang Én như dải lụa trắng giữa núi rừng hoang sơ, là điểm đến dành cho những người đam mê du lịch trải nghiệm. 

Thác Hang Én nơi đầu nguồn sông Côn nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định, thuộc địa phận huyện K'bang (Gia Lai). Đây là điểm du lịch khám phá không dành cho những người yếu tim, nếu muốn chinh phục bắt buộc phải có thổ địa hướng dẫn, vì đường đi trekking-hiking hiểm trở với những mối đe dọa tiềm ẩn giữa chốn “thâm sơn cùng cốc”. 

'Địa ngục trần gian' một thời ở Pleiku

Nhà lao Pleiku là nơi ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào Tây Nguyên giai đoạn kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 

Nhà lao Pleiku được người Pháp xây dựng năm 1925 trên một đồi cao ở đường Yết Kiêu, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, Gia Lai. Diện tích của khu trại giam khoảng 7 ha, bao quanh là những bức tường cao 3 m kiên cố với các lớp rào bằng thép gai. 

1 thg 4, 2019

Mùa hoa cà phê nở trắng một góc trời Gia Lai

Những chùm hoa cà phê trắng muốt trên cành cây khiến du khách ngỡ như đang lạc vào nơi có tuyết rơi.

Mỗi năm, hoa cà phê thường nở khoảng 2-3 đợt, từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, mỗi đợt kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Đến Gia Lai cuối tháng 3, du khách vẫn có cơ hội ngắm nhìn những bông hoa trắng muốt. Chỉ qua một đêm, những cánh rừng cà phê xanh chuyển hoa trắng dưới bầu trời trong xanh và cái nắng dịu nhẹ. 

Quán 'bún thối' ở Pleiku: mỗi ngày lên men 20 kg cua

Quán ăn của chị Chi chuyên bán đặc sản bún mắm cua đã hơn 20 năm. 

Chị Chi năm nay 52 tuổi. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nấu nướng, ngay từ nhỏ, chị Chi đã học cách chuẩn bị các món ăn. Mở quán bún mắm cua từ năm 1998, quán của chị đã tồn tại hơn 20 năm tại phố núi. "Lúc mới mở hàng, tôi chỉ bán ở vỉa hè. Mãi sau này mới có được không gian thoải mái cho thực khách ngồi ăn", bà chủ chia sẻ. 

23 thg 2, 2019

Kiến trúc độc đáo của chùa Minh Thành ở phố núi Pleiku

Sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo, chùa Minh Thành là ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Gia Lai. Chùa Minh Thành là một điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách và là một niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku. 

Cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2km, toạ lạc trên một ngọn đồi thoai thoải trong lòng phố núi sương mờ ảo, chùa Minh Thành nổi bật với quần thể kiến trúc độc đáo có vẻ đẹp huyền ảo và cổ kính hút hồn biết bao du khách. Được xây dựng vào vào 1964, trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử khiến nhiều phần bị hư hại, đến năm 1997 chùa được trùng tu và xây mới. Sau quá trình trùng tu và tôn tạo kéo dài hơn 10 năm, chùa Minh Thành như được khoác lên chiếc áo hoàn toàn mới với vẻ đẹp phương Đông đặc trưng độc đáo mang ảnh hưởng của kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Đến nay, chùa không chỉ là nơi các Phật tử đến để chiêm bái, lễ phật mà còn thu hút nhiều du khách tìm đến tham quan và vãn cảnh.

Những công trình kiến trúc độc đáo và uy nghi của chùa Minh Thành như: chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơ mu (loại gỗ nổi tiếng trong các cánh rừng ở Tây Nguyên). Đặc biệt, bộ cửa chùa làm bằng gỗ gõ với những đường nét chạm nổi bốn vị Tứ Đại Thiên Vương rất tinh xảo. Với chiều cao 6m, bề dày 4 tấc, đây được xem như là bộ cửa lớn nhất nhì ở Việt Nam.

Toàn cảnh chùa Minh Thành tại thành phố Pleiku, Gia Lai nhìn từ trên cao.

21 thg 2, 2019

Đến làng Plei Ốp xem người Jrai làm du lịch

Ở trung tâm thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai nhiều năm nay, Plei Ốp vẫn giữ được vẻ đẹp đặc trưng của một làng Jrai bản địa.

Gần đây, người dân Plei Ốp đã phát huy lợi thế này để phát triển du lịch, giúp tăng thu nhập và giữ gìn, quảng bá văn hoá Jrai. 

Không gian đặc trưng văn hoá Jrai tại nhà hàng Plei Cồng Chiêng, làng Ốp. 

Những ngày xuân này, nụ cười luôn nở trên môi những người dân Plei Ốp. Bởi giờ đây, làng đã trở thành một địa chỉ du lịch văn hoá, cộng đồng của thành phố Pleiku, với trên dưới chục đoàn khách thăm quan mỗi ngày. Đến đây, du khách được thăm nhà rông truyền thống, nơi diễn ra những nghi lễ quan trọng của dân làng; Bến nước Ia O, nơi người dân Plei Ốp tắm giặt, trò chuyện với nhau về việc nương rẫy vào mỗi cuối chiều.

2 thg 2, 2019

Gia Lai - Về miền hoang dã

Trước 1975, Pleiku nói riêng, Gia Lai nói chung được xem như tiền đồn của quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa ở Vùng 2 chiến thuật trên cao nguyên Trung phần. Vùng đất bazan đầy nắng gió, bụi đỏ và ầm ào bom đạn chiến tranh ngày nào giờ đã lột xác trở thành một phố núi giàu có với bạt ngàn cao su, cà phê, đồi chè… và là điểm đến lí tưởng cho những ai muốn khám phá di sản cồng chiêng Tây Nguyên và những thắng cảnh hoang sơ, kì vĩ.

Điểm hẹn ở Tây Nguyên

Trong kí ức của nhiều người, thời chiến tranh, Pleiku (nay là thủ phủ của tỉnh Gia Lai) được ví là cái “thị xã của lính”; còn bây giờ Gia Lai được gọi là “vùng du lịch không tốn tiền vé”, vì ở đây thiên nhiên hoang sơ giàu có, phóng khoáng với mọi vẻ đẹp từ hồ, thác, núi, rừng… sẵn sàng chờ du khách đến tự do khám phá mà không phải trả tiền.

22 thg 12, 2018

Khánh thành bảo tượng Quan âm tại Biển Hồ, Pleiku,Gia Lai

Biển Hồ như một viên ngọc bích được thiên nhiên ban tặng giữa mênh mông đất đỏ Tây Nguyên, là “đôi mắt” của phố núi Pleiku. Sự hiện diện của bảo tượng Quan Âm hướng về thành phố đã tạo nên một niềm tin vững chắc như mẹ hiền luôn hướng về con trong vòng tay trìu mến và che chở. Biển Hồ trên phố núi Pleiku đã tạo nên một thắng cảnh đặc biệt và nguồn tâm linh màu nhiệm, hứa hẹn là một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách mọi nơi về chiêm bái.

Ông Dương văn Trang - Uỷ viên Trung Ương Đảng - Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Gia Lai, Ông Võ Ngọc Thành- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Ông Hồ Văn Điềm - Chủ tịch Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai và Hoà Thượng Thích Giác Toàn - Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, HT Thích Từ Hương - thành viên HĐCM GHPGVN CM BTSPG Gia Lai, HT Thích Trí Thạnh - thành viên HĐCM GHPGVN CM BTSPG Gia Lai... và các đại biểu đã cắt băng khánh thành. 

13 thg 12, 2018

Vũ hội cồng chiêng sôi động trên phố núi Pleiku

Vừa qua, tại các tuyến đường chính của thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra Lễ hội đường phố - một trong những hoạt động chính của Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018. 

Tham gia Lễ hội đường phố có hơn 1.000 nghệ nhân đến từ 26 đoàn của các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và 17 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai. Lễ hội được bắt đầu từ Nhà Thiếu nhi tỉnh Gia Lai đi qua các tuyến đường Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Lê Lai,… rồi về Quảng trường Đại đoàn kết (thành phố Pleiku).

Các nghệ nhân với trang phục truyền thống tham gia Lễ hội đường phố tại Pleiku.