Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo hội Phật giáo VN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo hội Phật giáo VN. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 9, 2013

Phật Quang Sơn - nét đẹp chùa Việt vùng biên

Lạng Sơn, nơi địa đầu của Tổ quốc, cửa ngõ giao lưu của hai nước Việt – Trung, phong cảnh sông núi hữu tình. Nơi ghi lại dấu chân của bao Sứ thần, bao anh hùng hào kiệt đã quên mình vì đất nước mến yêu.

Xuất phát từ tấm lòng và nguyện ước của người dân địa phương cùng đông đảo du khách thập phương mong muốn sớm có một ngôi chùa tại cửa khẩu Tân Thanh, nơi thắng địa, phong cảnh hữu tình, hội tụ thế ngũ hành, đủ cả Rồng chầu Hổ phục thật hiếm nơi nào có được; để kính Phật và thờ cúng hương linh các bậc tiền nhân, hiền tài đất nước và thực hiện nếp sống văn hóa tâm linh theo truyền thống dân tộc.

Tâm nguyện tốt đẹp của người dân nơi đây đã được các cấp chính quyền tỉnh Lạng Sơn và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hết lòng ủng hộ, đồng ý giao Ban Từ thiện Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng chùa Phật Quang Sơn, tại xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. 

Mô hình chùa Phật Quang Sơn 

2 thg 9, 2013

Về Tây Nguyên thăm chùa Quảng Trạch có “Vườn Lộc Uyển” trên đỉnh núi…

Theo trục đường chính hơn 2km, hướng đi Buôn Triết, thuộc huyện Lak, tỉnh Daklak, chúng tôi về với chùa Quảng Trạch, ngôi chùa lưng chừng núi một chiều cuối tuần lác đác mưa bay…

Đến ngã rẽ vào chùa bên tay phải, chỉ có hơn 600 mét tới lối dẫn lên chùa, nhưng đường đi khá lầy lội, lớp nhớp bùn đất nên chúng tôi khó mà đi nhanh. Hai chiếc xe máy nối đuôi nhau, thận trọng từng bước. Còn chừng hơn 100 mét, tôi thấy từng tốp bà con mặc áo mưa, chống gậy cùng nhau chung lối một ngã rẽ lớn, chính là nơi cổng chính nhà chùa, cách mặt đường làng khoảng 50 mét.

Khoảng sân bên hông gian chính điện

Vẻ đẹp Tịnh xá Ngọc Ban ở xứ sở cà phê

Trên đường từ Đồi tâm linh về lại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tôi mới để ý thấy có nhiều Tịnh xá của Hệ phái Khất sĩ, nào Tịnh xá Ngọc Quang, Tịnh xá Ngọc Thành… Tôi hỏi sư cô Viên Trí, đang tu thất tại đây, sư cô có phần ngạc nhiên: Chú Dũng không biết Buôn Ma Thuột là thủ phủ của Hệ phái Khất sĩ sao? Giờ muộn rồi, sáng mai chú Dũng thích đi đâu, cô Viên Trí đưa chú đi…

Hôm sau, sáng ngày 30/7, chúng tôi ghé thăm nhà bác trai của sư cô có chút việc. Trò chuyện cùng bác An, biết tôi về Buôn Ma Thuột làm công việc phật sự, nghe tôi nói định đi thăm Tịnh xá Ngọc Quang, bác nói luôn: nếu cháu ở Hà Nội về đây, nên đến Tịnh xá Ngọc Ban. Tịnh xá Ngọc Ban có thể không lớn, nhưng là nơi có tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát bằng gỗ cây Thủy Tùng trên 2000 năm tuổi, được coi là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Cháu biết vì sao không? Gỗ cây Thủy Tùng rất quý hiếm, trên thế giới cũng không còn nhiều, những cây hàng đại thụ như ở Việt Nam chắc cũng có; nhưng chắc chắn đây là cây Thủy Tùng duy nhất ở Việt Nam còn giữ được nguyên bản cháu ạ…

Khoảng sân trước gian chính điện

30 thg 8, 2013

Chùa Thiền Sơn (Khánh Hòa)

Từ trung tâm thị xã Ninh Hòa theo dọc quốc lộ 1 vê phía Đông Nam khoảng 5km, rẽ về bên tay phải theo con đường hương lộ đi hơn 4km nửa nhìn về tay phải là chùa Thiền Sơn.

Chùa Thiền Sơn, còn gọi là chùa Lỗ Mây tọa lạc dưới chân hòn Ðộc (hòn Một) thuộc thôn Trường Lộc, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Chùa do Hòa thượng Thích Nhơn Sơn húy thượng Trừng hạ Nghệ, tự Thiện Tinh đời thứ 42 dòng Lâm Tế Chánh tông khai sơn, khoảng đầu thế kỷ XX. Tổ khai sơn thế danh Nguyễn Du còn gọi là Nguyễn Phát, sinh năm 1888, tại Bồng Sơn, tỉnh Bình Ðịnh. Năm 20 tuổi Ngài cùng mẹ và hai chị gái rời quê hương vào Trường Lộc, Ninh Hòa khai khẩn đất hoang lập nghiệp. Chàng thanh niên 20 tuổi này đã cùng một số hộ cùng gia đình mình đến Lỗ Mây cuối thôn Trường Lộc, lập ấp mới mang tên là ấp Bình Tây. Bình là Bình Định, Tây: phía Tây Trường Lộc.

Bí ẩn trong chùa cổ Võng La

Chùa Võng La, một ngôi chùa cổ vẫn còn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ vốn có, cảnh vật chùa đẹp thơ mộng, hữu tình làm say đắm lòng người. Ngôi chùa này còn là nơi chứa đựng nhiều câu chuyện huyền bí khá độc đáo, trong đó có dấu tích người Chăm Pa cổ. 

Trong không gian thanh tịnh của chốn cửa thiền, sư thầy Thích Đàm Hòa kể cho chúng tôi nghe về những truyền thuyết gắn liền với ngôi chùa. Chùa Võng La được nhân dân thuộc tổng Võng La xưa xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, trên mảnh đất rộng gần 1.000 m² nằm ven sông Hồng với cảnh vật khá hữu tình. Tương truyền Đức Thánh Tổ của chùa giỏi y thuật, từng chữa khỏi bệnh cho mẹ Chúa Trịnh, nên được nhân dân tạc tượng bằng đá để thờ cúng trong chùa. Chùa chính được xây dựng theo lối kiến trúc thời Lê, nhưng qua chiến tranh đã bị tàn phá nhiều, sau đó được nhân dân tôn tạo lại.

25 thg 8, 2013

Trải nghiệm không gian tâm linh vừa cổ kính vừa hiện đại của chùa Xá Lợi

Tượng thờ tại chùa Xá Lợi rất đơn giản. Chùa chỉ thờ duy nhất một tượng Phật Thích Ca trên chính điện. Cách bài trí một tượng Phật duy nhất, tôn nghiêm cọng với giá trị nghệ thuật của pho tượng đã góp phần làm nên nét đặc thù riêng của chùa Xá Lợi. 

Lịch sử và kiến trúc

Chùa Xá Lợi là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Chùa tọa lạc tại số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, điện thoại: 083.9307438, 083.9300114.

Chùa chính thức khởi công xây dựng ngày 05 tháng 08 năm 1956 (nhằm ngày 29 tháng 06 năm Bính Thân) trên một diện tích 2.500 m², do Câu lạc bộ Đông Dương nhượng lại với số tiền tượng trưng là một đồng bạc Việt Nam. Chùa được xây dựng theo bản vẽ của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, với sự tham gia kỹ thuật của hai kỹ sư Lê Văn Hổ và Trương Văn Khoa cùng với sự đôn đốc thi công của hai kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hồ Tố Thuận.