Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 7, 2020

Về chùa Hưng Phúc – nơi thờ Đào Cam Mộc

Chùa Hưng Phúc – nơi thờ Đào Cam Mộc xưa thuộc làng Tràng Lang, tổng Yên Định, huyện Yên Định, nay là làng Lang Thôn, xã Định Tiến, huyện Yên Định. Theo văn bia “Trùng san Hưng Phúc tự” dựng năm Hoằng Định thứ 7 (1606) hiện đang được bảo quản tại nhà văn hóa Lang Thôn, cho thấy Hưng Phúc là tên chữ của chùa, còn trong dân gian gọi là chùa Tràng Lang – cách gọi theo tên làng.

Công trình chùa Hưng Phúc đang được triển khai thi công.

Hai tên gọi trên tồn tại trong đời sống cộng đồng cư dân Tràng Lang cũng như cư dân quanh vùng từ nhiều thế kỷ nay, và nó trở thành tiềm thức trong mỗi người dân vùng này về một nơi thờ Phật và thờ Đức Thánh Đào Cam Mộc – người con của Lang Thôn đã có công lớn trong việc mở ra vương triều Lý thịnh trị trên 200 năm.

Về thăm Phủ Trịnh

Vùng đất cổ Biện Thượng (xã vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc ngày nay), nằm ở tả ngạn sông Mã. Đây là đất quý hương của dòng dõi 12 đời chúa Trịnh. Vùng đất này, trước mặt là sông, sau lưng là núi, gọi là thế “sơn quần thủy tụ”. Giai thoại kể rằng, xưa kia một thầy địa lý đến vùng này, thấy thế đất đẹp đã tiên tri “Vạn thủy thiên sơn giai triều phục”, ý là địa thế núi sông cho thấy nơi đây sẽ phát tích vương hầu, khanh tướng, nên làng Biện Thượng có câu: “Mạch tòng Hùng Lĩnh trung linh khí - Thế xuất công hầu tráng đế vương”. Điều đó đã ứng nghiệm trong thế kỷ 15-16, khi xuất hiện dòng dõi Nhà Trịnh trải 12 đời, phò tá triều đình Nhà Lê, gìn giữ giang sơn xã tắc. 

Di tích Phủ Trịnh trước khi trùng tu.

12 pho tượng đá và cây hoa đại hàng trăm năm tuổi ở khu di tích Đa Bút

Dưới chân núi Mông Cù, 12 pho tượng đá cổ trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đa Bút (xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc) đang phủ kín màu rêu phong.

Tọa lạc trên vùng đất Biện Thượng, quê hương của nhà Trịnh xưa kia, di tích tượng đá Đa Bút bao gồm 12 pho tượng đá cổ và khu lăng mộ Thái phi Nguyễn Thị Ngọc Diệm (vợ của chúa Trịnh Doanh, mẹ của chúa Trịnh Sâm). Bà là người đã lập ra Ngũ quy (5 quy định chấn hưng đất nước), được người dân tôn xưng là bậc thánh mẫu.

4 thg 7, 2020

Về bãi Đông cát trắng, nắng vàng

Không đông đúc, ồn ào, náo nhiệt… Bãi Đông, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) mang một vẻ đẹp hoang sơ, yên bình mà duyên dáng.

Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng hơn 60km về phía Nam, Bãi Đông hội tụ nhiều nét đẹp độc đáo được thiên nhiên ban tặng.

29 thg 6, 2020

Một thoáng Kim Sơn

Như một bức tranh sơn thủy hữu tình, với động nước mát trong, những mỏm núi đá vôi sừng sững bên dòng suối Ấu, danh thắng Kim Sơn tại huyện Vĩnh Lộc được ví von với cái tên “tuyệt tình cốc” ở xứ Thanh.

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất Vĩnh An (huyện Vĩnh Lộc) một danh thắng Kim Sơn kỳ vĩ. Ở đó, có dòng suối Ấu thơ mộng, có chùa Linh Ứng, hang động với những mỏm đá vôi đẹp hút hồn du khách.

27 thg 6, 2020

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, dù đã được tu sửa nhiều lần nhưng Thái miếu nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa vẫn lưu giữ những nét kiến trúc cổ độc đáo.

22 thg 6, 2020

Nghề khe hàu trên bãi đá

Những con hàu sữa bé tí bám chi chít trên các mỏm đá ven biển xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) đã tạo nguồn sinh kế cho nhiều dân cư sinh sống nơi đây.

Những con hàu tự nhiên bám chặt trên mỏm đá vừa mới lộ ra khi thủy triều rút.

21 thg 6, 2020

Về Thác Mây xoa dịu nắng hè

Giữa núi rừng hoang sơ, 9 tầng thác mềm mại đổ những dòng nước mát lạnh tựa “chín bậc tình yêu”. Thác Mây là một trong những thác nước đẹp nhất nhì xứ Thanh.

Thác Mây (thuộc thôn Đăng Thượng, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành) cách TP Thanh Hóa chừng 100km, cách Hà Nội hơn 100km, nằm trong vùng đệm Vườn Quốc gia Cúc Phương.

17 thg 6, 2020

Mùa thu hoạch cói

Khi nắng mùa hè bắt đầu chói chang cũng là lúc người dân ở các xã Quảng Khê, Quảng Trường… huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) tất bật vào mùa thu hoạch cói.

Nhũng ngày này, các hộ dân ở các ở huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) vào mùa thu hoạch cói.

Khám phá rừng Lam Kinh

Qua hàng trăm năm phát triển, với sự bảo vệ, gìn giữ và chăm sóc của con người, rừng Lam Kinh (Thọ Xuân) đã trở thành tài sản vô giá nơi núi rừng Lam Sơn. Hàng trăm cây cổ thụ trường tồn cùng quần thể lăng tẩm của các vị vua triều hậu Lê đang trở thành địa chỉ tham quan của du khách thập phương.

Đường vào Khu lăng mộ Vua Lê Lợi .

22 thg 1, 2013

Khám phá rừng Lam Kinh

Qua hàng trăm năm phát triển, do ý thức bảo vệ và bàn tay chăm sóc của con người, rừng Lam Kinh đã trở thành tài sản vô giá nơi núi rừng Lam Sơn. Hàng trăm cây cổ thụ đang trường tồn cùng quần thể lăng tẩm của các vị vua triều hậu Lê trở thành địa chỉ tham quan thú vị cả về tâm linh lẫn phong cảnh.



Cây đa Lam Kinh huyền thoại. 

Từ phía đường Hồ Chí Minh, lữ khách có thể thấy rừng Lam Kinh hiện lên với màu xanh căng tràn sức sống. Cùng với những ngọn đồi lượn sóng, khu rừng Lam Kinh đã tạo cho vùng đất cổ Xuân Lam (Thọ Xuân) và Kiên Thọ (Ngọc Lặc) một cảnh đẹp hiếm thấy.