Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Địa lý - Địa danh. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 10, 2021

Đồi núi ở An Giang

Đồi núi ở An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km; khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê, thị trấn Óc Eo và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập của huyện Thoại Sơn.

Núi Cấm. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

4 thg 10, 2021

Độc đáo những địa danh ở Quảng Ngãi

Quảng Ngãi có nhiều địa danh như chùa Đục, chùa Ông Rau, hang Kẻ Cướp... là những nơi có vẻ đẹp độc đáo, nhưng cũng gây ấn tượng qua tên gọi lạ lùng. Đằng sau những tên gọi ấy là vô số những câu chuyện, giai thoại thú vị từ xa xưa.

Tên Đục nhưng thanh tịnh

Du khách đến Lý Sơn vẫn thường trầm trồ khi vãn cảnh chùa Đục - một ngôi chùa độc đáo từ tên gọi đến kiến trúc. Ngự giữa lưng chừng núi Giếng Tiền, chùa Đục có diện tích khá khiêm tốn, chưa đến 50m2 và chia làm hai phần là Tiền đường và Chánh điện. Để lên được chùa Đục, du khách phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi. Tọa lạc ngay tiền sảnh của chùa Đục là tượng Phật Quan Âm Bồ Tát cao 27m. Sau lưng tượng Phật, là điện thờ chùa Đục cổ kính nằm sâu trong lòng núi.

28 thg 9, 2021

Từ Năm Căn nhớ về... Cư xá 60 căn

Trước đây, đường bộ Việt Nam chỉ tới Năm Căn là hết. Nơi đây là vị trí hợp lưu của sông Cửa Lớn, là điểm giao thương thuận lợi, nên dần dần phát triển thành phố chợ bên sông.

Tượng đài Phan Ngọc Hiển ở Năm Căn

Người ta giải thích xuất xứ tên gọi Năm Căn như sau: Cách đây hơn 2 thế kỷ có một người Hoa tên Chệt Hột đến đây dựng lên 5 căn trại đáy, phía trên bờ thì làm rẫy (trại đáy là khu trại nơi dân chài phơi lưới và đóng đáy). Công việc làm ăn rất phát đạt do nguồn cá tôm dồi dào và chưa có người khai thác. Thấy có nhiều hoa lợi nên những người Hoa Kiều và người Việt cũng đến đây làm ăn sinh sống, lần hồi trở nên đông đúc. Vì có vị trí thuận lợi về đường sông nên ghe xuồng thường qua lại chỗ này, và người ta căn cứ vào dấu hiệu là dãy trại đáy 5 căn xuất hiện đầu tiên để gọi tên, lâu ngày thành địa danh Năm Căn.

18 thg 9, 2021

Bình Dương, có mấy Bình Dương?

 1.

Có lần tui ra Qui Nhơn, buổi tối ngồi uống cà phê với mấy anh bạn. Mấy ảnh nói với nhau:
  • Sáng mai tui có việc phải đi Bình Dương.
  • Lâu mau? Chừng nào về?
  • Làm việc trong buổi sáng thôi, trưa về.
Tui nghĩ thầm trong bụng: Từ Bình Định đi Bình Dương bằng xe cũng phải hơn 12 tiếng, muốn sáng mai tới đó thì giờ này phải đi rồi. Bằng không thì phải đi máy bay. Mà chuyện gì quan trọng, cấp bách đến nỗi phải bay đi Bình Dương gấp rồi trưa bay về vậy ta?

Hóa ra hổng phải vậy! Bình Dương là tên một thị trấn thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, chỉ cách Qui Nhơn có 68 km thôi. Đi về trong buổi sáng là hoàn toàn ok!

Đài tưởng niệm liệt sĩ ở Bình Dương, Phù Mỹ. Ảnh: Huyện đoàn Phù Mỹ.

17 thg 8, 2021

Nghĩ về địa danh Bà La và vài địa danh khác theo từ nguyên học

Trong một cuốn sách viết về địa danh ở vùng Ninh Thuận - Bình Thuận, các tác giả có trình bày nguồn gốc của địa danh Bà La như sau: tại xóm này có một bà già trước đây thường rầy la con cháu nên khi bà qua đời, người địa phương đã gọi tên xóm nơi bà ấy sinh sống là xóm Bà La, sau trở thành tên ấp.

Cách lý giải theo từ nguyên học dân gian này có mấy điểm hạn chế sau đây. Trước hết, ở địa phương này (vùng Ninh Thuận - Bình Thuận có 4.557 đơn vị) cũng như ở các nơi khác (như cả Nam bộ có trên 400 đơn vị) không hề có địa danh tương tự như Bà Chửi, Bà Mắng, Bà Hét,…

Kế đến, chỉ mới có một địa danh mang từ Bà chắc chắn chỉ phụ nữ là chợ Bà Hoa ở khu ngã tư Bảy Hiền (TP.HCM). Bà đó tên là Nguyễn Thị Hoa, vốn là người Bắc di cư vào Nam năm 1955. Năm 1967, bà có một tiệm buôn lớn và sau đó đầu tư xây dựng chợ tại đây nên chợ mang tên bà. Sau ngày 30.4.1975, bà xuất ngoại, định cư ở nước ngoài, thỉnh thoảng có về thăm quê.

Miếu Bà Rà nơi tưởng nhớ những tù binh chính trị.

6 thg 7, 2021

Vàm Xáng là gì?

Câu ca dao "Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền" dễ làm những người không phải dân Cần Thơ nghĩ rằng đây là 4 địa điểm khác nhau . Thiệt ra, đây là 4 địa danh nhưng chỉ có 2 địa điểm thôi. Bởi vì Ba Láng thuộc Cái Răng còn Vàm Xáng thuộc Phong Điền. Câu ca dao trên nếu diễn giải dài hơn một chút cho rõ nghĩa thì sẽ là "Cái Răng có Ba Láng, Vàm Xáng ở Phong Điền".

Cái Răng là quận nội đô, Phong Điền là huyện ven đô của thành phố Cần Thơ.

Ba Láng là phường thuộc quận Cái Răng, phía Tây của phường này giáp huyện Phong Điền.

Cổng chào phường Ba Láng, TP. Cần Thơ

4 thg 6, 2021

Đường thủy ở Bạc Liêu

Bạc Liêu là tỉnh có hệ thống sông rạch, kênh đào tuy không bằng vài tỉnh khác như Bến Tre, Cà Mau… nhưng cũng rất chằng chịt, vừa là khó khăn nhưng đồng thời cũng là thuận lợi nếu biết sử dụng đúng cách. Sông rạch thì do tự nhiên mà có, còn kênh thì phải nhân tạo, thông thường bằng cách đào, nếu không đào thủ công bằng sức người thì đào bằng máy.

Kênh được đào bằng máy chỉ có từ thời Pháp thuộc. Ở ĐBSCL, việc đào kênh bằng máy có 2 cách: “thổi” và “múc”. Máy để thổi hoặc múc được đặt trên chiếc xà lan mà người dân quen gọi là xáng, nếu thổi thì gọi là xáng thổi, nếu múc thì gọi là xáng múc. “Xà lan” hoặc “xáng” là từ phiên âm từ tiếng Pháp “chaland” - một loại tàu có khoang chứa rộng thường dùng để chở hàng hóa nặng như vật liệu xây dựng, máy móc…

Xáng múc

28 thg 5, 2021

Hiểu thêm về một câu ca dao

“Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Ðiền,
Anh thương em thì cho bạc cho tiền,
Ðừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê”

Đây là câu ca dao vô cùng quen thuộc với người dân Cần Thơ nói riêng, người dân ÐBSCL nói chung. Thế nhưng xung quanh câu ca dao này lại tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Bài viết này xin góp nhặt ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, nhằm giúp độc giả hiểu thêm về câu ca dao tuy không đề cập đến địa danh Cần Thơ, nhưng ca ngợi Cần Thơ trù phú, trữ tình.

Chợ Cái Răng “trên bến dưới thuyền”, sầm uất từ trăm năm trước. Ảnh: DUY KHÔI

24 thg 5, 2021

Một thuở tên xóm, tên làng

Ngày trước, mỗi tên xóm, tên làng ở xã Đức Lân (Mộ Đức) đều gắn với tự nhiên, phong thổ hoặc một điển tích xã hội như xóm Da, xóm Ao, xóm Gò Cầy, xóm Chùa, xóm Dinh, xóm Mít... Đó không chỉ là nguồn cội, mà còn ghi dấu những biến thiên của vùng đất này.

Tên xóm gắn liền với tự nhiên

Địa hình xã Đức Lân vốn đa dạng, có đồng bằng, đồi núi, sông ngòi. Trong xã có nhiều đồi núi nhỏ và rừng, cấm. Sát chân núi Lớn là núi Đất, rồi đến đồi Bà Kỷ, núi Thụ, Cấm Bé, Cấm Đình và rừng Tràm - cấm Đá Bạc, chia cắt địa bàn xã ra làm nhiều vùng cách trở. Tuy nhiên, địa hình tự nhiên đã giúp cân bằng sinh thái, đảm bảo nguồn nước ngầm ao mạch, giếng khơi cho người dân sinh hoạt và trồng trọt. Trên địa bàn xã còn có hai suối khoáng nóng ở thôn Thạch Trụ Tây và thôn Tú Sơn 2. Ngày xưa, người dân coi đây là nước thần cho nên thường tới lui cúng bái, tắm và lấy nước chữa bệnh.

Xóm Mít nay được đổi thành KDC số 24 ở thôn Thạch Trụ Đông, xã Đức Lân (Mộ Đức). Ảnh: Trung Ân

19 thg 4, 2021

Đây là đâu hỡi em?

 Bến Vân Đồn ở đâu?

Nếu bạn là dân Sài Gòn thì khi nghe câu hỏi này theo phản xạ tự nhiên bạn sẽ trả lời ngay: Ở quận 4 chớ ở đâu? Tất nhiên rồi, vì Bến Vân Đồn là con đường cặp theo rạch Bến Nghé ở quận 4.

Đường Bến Vân Đồn, quận 4, TPHCM

Thế nhưng nếu không phải dân Sài Gòn, bạn sẽ dừng một chút để suy nghĩ và trả lời rằng: Vân Đồn ở Quảng Ninh. Đúng luôn! Nhứt là thời gian gần đây sân bay Vân Đồn là nơi nhiều khách nước ngoài về Việt Nam và... đi cách ly.

17 thg 4, 2021

Ai qua bến Đà giang

 Ai qua bến Đà giang?

Tui... chưa qua bến Đà giang, cũng chưa từng có dịp đi dọc đoạn sông Đà nào. Thế nhưng trong đầu tui vẫn có những nét khái quát về sông Đà, bởi vì hồi nhỏ tui... có học Địa lý! Chi tiết ấn tượng nhất mà tui nhớ về sông Đà là có một đoạn sông chảy ngay dưới chân Hoàng Liên Sơn, dãy núi cao nhất Việt Nam. Chi tiết này gợi lên một hình ảnh hùng vĩ và hoang dã về sông Đà.


24 thg 3, 2021

Tứ giang xứ Quảng

Nhắc đến Quảng Ngãi, nhiều người vẫn hay nhớ về miền Ấn - Trà, với ngọn núi Thiên Ấn và dòng sông Trà Khúc, cùng với các dòng sông Trà Bồng, sông Vệ, sông Trà Câu, là bốn dòng sông lớn ở xứ Quảng.

Những dòng sông bắt đầu từ đâu?

Có rất nhiều câu chuyện về các dòng sông, mà chỉ riêng thượng nguồn của dòng sông đã là câu chuyện dài, thú vị. Những con sông được hợp thành từ nhiều nguồn nước, nên khó xác định nguồn gốc chính xác bắt đầu từ đâu, mà chủ yếu tìm hiểu về những hợp nguồn chính tạo nên. Theo Địa chí Quảng Ngãi, sông Trà Khúc là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác trong toàn tỉnh. Ở thượng nguồn sông, có ba nguồn nước chính hợp thành gồm sông Re, sông Rin, sông Xà Lò. Sông Trà giống như một cái cây có nhiều nhánh tẻ ở đầu nguồn. Công trình thủy lợi Thạch Nham bắc ngang dòng sông, đã mang nước tưới cho nhiều cánh đồng trong tỉnh, góp phần mang đến những vụ mùa bội thu.

Núi Ấn - sông Trà. ẢNH: LÊ VĂN THUẬN

23 thg 3, 2021

Nơi con sông chảy về với biển

Ở nơi con sông chảy về với biển, qua bao đời vẫn thế, mênh mông bát ngát mà rất đỗi hiền hòa, ôm ấp, chở che như lòng mẹ. Nơi đây con nước mặn - ngọt dung hòa, cởi mở như lòng người hướng ra biển lớn. Không chỉ ôm vào lòng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, nơi con sông chảy về với biển còn chứa đựng lịch sử lưu dấu qua nghìn năm.

Quảng Ngãi có 6 cửa biển: Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, cửa Lở, cửa Mỹ Á và cửa biển Sa Huỳnh. Mỗi cửa biển có một lịch sử và một vẻ đẹp riêng.

Một thuở bến Tam Thương

Bến Tam Thương gắn với vùng đất Ấn - Trà một thuở xa xưa tấp nập trên bến dưới thuyền. Chỉ nghe tên gọi “Tam Thương” đã thấy dạt dào thương nhớ...

Ngày nay, bến Tam Thương nằm trên trục đường chính nối dài với cầu Trà Khúc 2 (TP.Quảng Ngãi). Dù không sầm uất như những bến đò khác, nhưng nơi đây đã in đậm dấu ấn văn hoá, lịch sử một thời.

Lần tìm… “Tam Thương”

Ngày xưa, khi huyết mạch giao thông nối các miền quê là những dòng sông, thì các bến chợ là nơi ghi dấu bao câu chuyện đầu bờ cuối bãi. Tuổi thơ của bà Vương Thị Kim Loan (85 tuổi) ở tổ 3, phường Lê Hồng Phong (TP.Quảng Ngãi) đã gắn với bến Tam Thương, khi nơi đây được coi là chợ nổi.

21 thg 3, 2021

Dòng sông chở nặng ân tình

Con sông quê hương đã chảy trong suối nguồn tâm tư ta từ thuở nhỏ, những bến sông lịch sử oai hùng, những bến sông bình dị... đều nặng nghĩa, nặng tình khiến ta nhung nhớ khôn nguôi.

Tôi vẫn luôn dành riêng một khoảng trống trong tim mình cho những ký ức ngày cũ neo đậu. Bởi lẽ dẫu có sống giữa phố thị phồn hoa thì tâm hồn tôi vẫn mãi hướng về làng quê yêu dấu. Tôi sinh ra ở miền quê thật yên bình, nơi có dòng sông Trà hiền hòa, chứa đựng biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương Quảng Ngãi. Dòng sông tuổi thơ đã cho tôi vẫy vùng trong ánh nắng mùa hạ có phần chói chang với những đêm trăng vàng óng ánh cùng mái chèo sóng vỗ...

Buổi sáng trên sông Kinh. Ảnh: TẤN CƯ

Chảy mãi dòng sông đào

Nói rằng ở Quảng Ngãi có dòng sông đào, nhiều người lấy làm lạ. Nhưng có lẽ do quá quen thuộc, sông đào qua bao đời hiện hữu nên cứ ngỡ là dòng sông thiên nhiên kiến tạo. Dòng sông Bầu Giang uốn lượn, êm ái chảy trên địa phận huyện Tư Nghĩa đích thực là sông đào.

Thưởng ngoạn dọc dòng sông Bầu Giang mới thấy hết sự nên thơ, thú vị của dòng sông, dù đó là con sông đào. Đây là dòng sông mang nguồn nước mát tưới tắm cho những cánh đồng xanh tốt, cho hạt lúa căng tròn để nuôi lớn bao lớp người.

Dòng "huyết mạch"

Thật thú vị khi ngày xuân “mục sở thị” sông đào Bầu Giang. Hướng dẫn viên “bất đắc dĩ” của chúng tôi là Trưởng Chi nhánh Quản lý thủy nông số 3 huyện Tư Nghĩa Phan Sáu. Là dòng “huyết mạch” làm hồi sinh những cánh đồng nứt nẻ vì thiếu nước, giúp đảm bảo lương thực cho các hộ gia đình, con sông đào này minh chứng cho sự tài tình, chịu khó của người xưa.

Nguồn nước dòng sông đào Bầu Giang phục vụ tưới tiêu cho hàng trăm hécta ruộng đồng trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. ẢNH: LÝ SƯƠNG

19 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Vào Cùa ra Cộn

Không chỉ Huế, mà vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị cũng có những địa danh một tiếng - độc âm nghe rất lạ, và đến nay chưa thể hiểu chính xác nghĩa là gì.

Xứ Cùa hôm nay đã thành một vùng quê trù phú của Quảng Trị - Ảnh: X.DŨNG

Cây mai diệu kỳ xứ Cùa

Cùa là một vùng đất thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Thời nhà Nguyễn là "kinh đô Tân Sở" - nơi vua Hàm Nghi xuất bôn kháng chiến và ban chiếu Cần Vương. Còn nhớ hôm ngồi chơi ở làng Mai Lộc (xã Cam Chính) - xứ Cùa, ông Phan Văn Bảo, chủ nhà, chợt hỏi tôi: "Anh biết vì sao làng này có tên là Mai Lộc không?", tôi lắc đầu.

9 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Bí ẩn làng "chị em" ngàn năm không lấy nhau

Chỉ từ một lời thề nguyện mà gần ngàn năm nay, hai ngôi làng đặc biệt ở tỉnh Nam Định trai gái không nhau bao giờ lấy nhau. Giữa thời hiện đại, nhiều người hai làng vẫn giữ nếp cũ khiến bao người lấy làm lạ.

Đền Tức Mặc thờ Vương Thục Côn công chúa uy nghi - Ảnh: TÂM LÊ

Thế hệ sau như tôi và đời con cũng không nghĩ đến việc lấy vợ Tức Mặc, dù có thương quý cô nào cũng nào dám tỏ tình.

Ông Trần Khắc Định (trưởng thôn Thượng Lỗi)

Những địa danh kỳ lạ: Dân tình mang tiếng 'tham chơi'

Kể cả khi xã, huyện thống nhất 'giải oan' cho dân tình khỏi bị mang tiếng 'tham chơi' khi đặt lại địa danh thành Tham Trơi, thì người miệt sông nước này cũng hay bị hỏi: 'Bộ chơi bời dữ thần ông địa hả?'.

Chính quyền đã thống nhất địa danh Tham Trơi, nhưng nhiều người vẫn quen gọi Tham Chơi - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Những địa danh kỳ lạ: Nong lên thì Truồi cũng lên

Xứ Huế kinh đô một thuở với những tên làng, tên đất mỹ miều, lại có những địa danh rất kỳ lạ, chỉ độc một âm, không rõ nghĩa: Nong, Truồi, Sình, Sịa, Nọ, Nịu, Chuồn, Sam...

Cầu Truồi bắc qua sông Truồi, nằm cạnh chợ Truồi, ga Truồi - Ảnh: M.TỰ

Không biết đó là từ ngữ của tộc người nào từng sinh sống ở vùng đất này trong suốt mấy ngàn năm qua: Hán, Nôm, Chăm hay Pa Cô, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu... Các nhà nghiên cứu đã tốn không ít giấy mực nhưng độc âm bí ẩn đó vẫn chưa thể giải mã.