Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đắk Nông. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 7, 2020

"Lộc trời" của Tây Nguyên

Mọc chủ yếu ở vùng đồi núi khu vực miền Trung và Tây Nguyên, 4 năm mới ra hoa kết trái 1 lần, vì thế, quả ươi được coi là “lộc trời”. 

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cây ươi sống chủ yếu dọc các con suối và sông Đồng Nai đoạn qua huyện Đắk R’lấp… Năm nay, cây ươi lại cho quả, bắt từ tháng 4 và có thể kéo đến cuối tháng 6. Thời tiết hạn hán kéo dài nên ươi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được xem là “được mùa”. 

Quả ươi được người dân thu lượm dọc sông Đồng Nai, đoạn qua xã Hưng Bình (Đắk R'lấp) đầu năm nay 

Hấp dẫn các món ăn từ rau chơr của người M’nông

Người M’nông sinh sống gắn bó với núi rừng. Vì vậy, họ xem những loại cây trái trong tự nhiên là sản vật và có thể chế biến thành món ăn hoặc vị thuốc quý. Cây chơr (theo tiếng gọi của người M'nông) là một loại cây rừng quen thuộc của người dân nơi đây, vừa là món ăn đặc sản nhưng cũng là vị thuốc quý của đồng bào.

Cây chơr hay còn gọi là cây móp gai, rái gai, mớp gai, càng tôm. Cây thường mọc dọc theo bờ ao, ven suối, trong môi trường bán ngập nước. Thân cây ngắn, phình to, mọc lấp lửng trên mặt đất (thường gọi là củ chơr). Rễ từ thân ăn sâu xuống đất. Hoa của cây móp gai vươn cao lên trên lá, cuống hoa tròn, phát hoa là một khối dạng hình vùi trống mang đầy hoa chung quanh… Lá có cuống dạng bẹ rời, trên mép và lưng cuống có nhiều gai nhỏ, khi cuống còn non gai mềm, khi cuống lá già gai sắc nhọn. 

Người M'nông hái rau chơr ở ven sông, suối 

Khám phá thác Già Làng ở Quảng Tân

Thác Già Làng hay gọi là thác 79 nằm trên địa bàn bon Mê Ra, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức (Đắk Nông). Để đi đến ngọn thác tuyệt đẹp này, du khách có thể đi từ UBND xã Đắk Wer đến bon Mê Ra tầm hơn 10km hoặc đi hướng từ xã Đắk R’Tíh (Tuy Đức) vào bon Mê Ra gần 20km.

Nước từ thượng nguồn về với ngọn thác 

Theo người dân nơi đây, sở dĩ thác có tên là thác Già Làng vì các đời già làng người M’nông từ trước đến nay đều ở gần dòng suối và ngọn thác này. Già làng người M’nông nơi đây đã từng chứng kiến những điều linh thiêng ở con thác. Các đời già làng luôn bảo vệ ngọn thác. Vì vậy, người dân quen gọi tên là thác Già Làng cho đến nay. 

12 thg 7, 2020

Đặc sắc trang phục truyền thống của người Thái ở Kiến Đức

Váy, áo, thắt lưng, khăn đội đầu… với những đường thêu chỉ xanh đỏ, hoa văn tượng trưng cây cối, hoa lá, chim muông. Những bộ phận ấy phối hợp hài hòa với nhau tạo nên một bộ trang phục uyển chuyển, thể hiện được vẻ đẹp, sự duyên dáng của người con gái Thái. Trang phục được mặc vào những dịp quan trọng như lễ cưới hỏi, lễ cúng tổ tiên, tham gia lễ hội cộng đồng và địa phương, tết nguyên đán…

Ở khối 8, thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp) hiện có làng người Thái với hơn 50 hộ sinh sống. Người Thái nơi đây chủ yếu là Thái đen, có nguồn gốc ở các tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa vào định cư từ trước năm 2000. Hơn 20 năm làm ăn, gắn bó với cao nguyên M’nông, đồng bào Thái nơi đây có nhiều đổi thay trong đời sống. Dù vậy, họ vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình trên mảnh đất đỏ bazan. 

Đồng bào Thái ở khối 8, thị trấn Kiến Đức (Đắk R'lấp) với trang phục truyền thống nhân các ngày lễ, hội 

Canh môn của người Ê đê

Canh môn (theo tiếng gọi người Ê đê là Djam bua) là một trong những món ăn độc đáo, đậm chất truyền thống của người Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Món ăn này hội tụ nhiều nguyên liệu tự nhiên và có quy trình chế biến cầu kỳ. Canh môn được xem là món ăn “cộng đồng”, không thể thiếu trong các dịp cúng lễ, đám tang, đám cưới... của người Ê đê.

Môn ngứa và lõi chuối non đã sơ chế để nấu món canh môn 


Theo người Ê đê, món ăn này bắt buộc phải có cây môn, ngon nhất là loại môn ngứa chưa được thuần hóa. Loại môn này còn mọc nhiều ở ven suối, vùng trũng trong rừng. Cây có bẹ nhỏ, lá xanh và gây ngứa. Khi gia đình, buôn làng có tiệc, người Ê đê mới vào rừng hái môn. Bẹ môn đem về bỏ đi phần lá, tước vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn ngắn. 

2 thg 6, 2020

Rau bò khai có vị khai rất đặc biệt

Rau bò khai hay còn gọi là rau dạ hiến, long châu sói, khau hương… Là loại rau mọc ở vùng núi của các tỉnh phía Bắc nhưng giờ đây, ngay trên chính mảnh đất Đắk Nông, rau bò khai đã trở thành món ăn thường ngày trên mâm cơm của nhiều gia đình.

Rau bò khai là loại rau có lá khá giống với rau ngót nhưng ngọn tròn và mập như ngọn su su. Phần ngọn và lá non của rau bò khai thường được chế biến trong bữa ăn hàng ngày như luộc, xào tỏi, xào thịt, xào trứng, nấu canh… 

Rau bò khai có lá giống rau ngót nhưng ngọn mập tròn như ngọn su su 

Thơm ngon cá kìm hồ Tà Đùng

Vườn quốc gia Tà Đùng ở khu vực thượng nguồn của hệ thống sông Đồng Nai. Nơi đây có hồ nước mênh mông, rộng hơn 3.600 ha cùng 47 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên cảnh quan tươi đẹp và những cảnh vật hấp dẫn.

Tại hồ thủy điện Đồng Nai 3, 4 (còn gọi là hồ Tà Đùng) có nhiều loài thủy sản như lóc bông, cá rô phi, cá trắm, cá mè, cá lăng... Trong đó, phải kể đến cá kìm, một đặc sản được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, thơm ngon được thiên nhiên tại đây ban tặng. 

Người dân sinh sống trên hồ Tà Đùng bằng nghề đánh bắt và nuôi thủy sản 

20 thg 5, 2020

Một số địa danh ở Đắk Nông

Thác Dray Sáp

Tên các sông, suối, hồ :

Đray Sap là thác nước ở xã Nam Hà, huyện Krông Knô, tỉnh Đắc Nông. Cũng gọi là thác Chồng, đối ứng với thác Đray Nu (thác Vợ) ở tỉnh Đắc Lắc. Đray Sap gốc Ê Đê, có nghĩa là “thác khói”, vì thác dài gần 100m, bọt nước tung mù mịt như khói phủ.

"Sâu muồng" - món ăn đặc trưng của người Ê đê

Đối với người Ê đê, bên cạnh các món ăn truyền thống như: cà đắng, jiăm tang, lá mì xào… thì “sâu muồng" được xem là một món ăn đặc trưng nhất từ thiên nhiên. Mùa sâu muồng thường bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 dương lịch hàng năm. Khi thời tiết nắng nóng và sắp chuyển sang mùa mưa là thời điểm mà sâu muồng sinh sôi, nảy nở.

Sâu muồng là loại sâu sống ở cây muồng, loại cây thường được người dân trồng xen trong vườn cà phê, trồng ở bìa rẫy để tạo bóng mát, chắn gió và vừa làm trụ cho cây hồ tiêu. Những cây muồng lá sum suê, lá non là nguồn thức ăn khoái khẩu của sâu muồng. Sâu muồng nhỏ, dài khoảng 3-4 cm, lưng có màu nâu vàng, hai bên mình có sọc màu nâu thẫm, da trơn, di chuyển bằng cách cong thân mình lại về phía trước. Khi trưởng thành, sâu bắt đầu rời bỏ ngọn cây, trở về cùng thân cây muồng để kéo kén, thành nhộng. 

Sâu muồng nhỏ, lưng có màu nâu vàng, hai bên mình có sọc màu nâu thẫm, da trơn được người Ê đê bắt về chế biến món ăn 

Độc đáo điệu múa sư tử mèo của người Tày, Nùng

Trải qua quá trình sinh sống, phát triển, đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Ðắk Nông vẫn còn gìn giữ, lưu truyền những nét văn hóa đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc; trong đó, phải kể đến điệu múa sư tử mèo.

Ðây là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống được biểu diễn trong các dịp lễ, tết của người Tày, Nùng. Theo quan niệm của họ, sư tử là tượng trưng cho sự thịnh vượng, sư tử đi đến đâu là mang theo hạnh phúc, no đủ và niềm vui đến đó. Người Tày, Nùng cho rằng, múa sư tử mèo để xua đi những điều xấu, do vậy khuôn mặt mèo càng dữ tợn càng tốt, điệu võ càng mạnh mẽ càng hấp dẫn. Nếu thiếu điệu múa sư tử mèo là thiếu đi một phần linh hồn của ngày hội và màu sắc rực rỡ của ngày xuân. 

Múa sư tử mèo đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người Tày, Nùng mỗi dịp lễ, tết 

Cây mây "quấn quýt" bon làng, "gắn kết" cộng đồng

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mây chiếm một vị trí quan trọng trong sinh hoạt, đời sống và ẩm thực. Từ bao đời nay, dù sướng khổ, thăng trầm, dây mây vẫn luôn "quấn quýt" với bon làng, "gắn kết" cộng đồng.

Mây là một loại cây rừng mọc thành bụi, có dây dài đến hàng chục mét. Đồng bào Ê đê, M’nông thường dùng thân mây làm dây buộc các cấu kiện để cất nhà ở, dùng lá mây để lợp mái nhà. Khi lợp, các lá mây rừng được nối kết với nhau bằng dây mây chẻ nhỏ, chuốt nhẵn để tăng độ dẻo dai. Những ngôi nhà lợp bằng lá mây có độ bền còn cao hơn so với cỏ tranh. Có nhiều căn nhà lợp lá mây chịu được mưa gió, nắng nóng hàng chục năm mới phải lợp lại. 

Canh thụt là sự hòa quyện đặc biệt của các loại nguyên liệu, có vị đắng, cay, ngọt, bùi béo khiến ai ăn một lần là nhớ mãi. Ảnh tư liệu 

Tục đòi nợ đậm tính nhân văn của người M’nông

Người M’nông xưa có nhiều tập tục mang đậm tính nhân văn, trong đó có tục đòi nợ. Khi lâm vào tình cảnh khó khăn, người nghèo khó phải đi vay mượn của anh em họ hàng hay bạn bè trong bon. Khi vay, người vay thường hứa với chủ nợ trả bằng heo nếu thời gian ngắn, hoặc trả bằng trâu nếu lâu năm; nếu vay mượn nhiều, thời gian dài thì có thể phải trả bằng chiêng, ché.

Đối với những món vay ít giá trị thì việc trả nợ thường đơn giản. Tuy nhiên, nếu món vay có giá trị lớn, đến thời gian lấy nợ, người cho mượn có cách đòi nợ rất đặc biệt, đó là lễ đòi nợ. Theo đó, đến ngày hẹn trả nợ, vợ chồng chủ nợ sẽ bàn bạc làm lễ đòi nợ. Trước khi làm lễ, chủ nhà mời già làng (có khi là thầy cúng) và anh em dòng họ đến nhà mình để dự lễ và chứng kiến. 

Người M’nông có nhiều phong tục đầy tính nhân văn 

Thơm ngọt quả gùi trên Cao nguyên M’nông

Cây gùi có tên khoa học là Willughbeia cochinchinensis, là loại thực vật có dây leo hóa gỗ mọc hoang dại trong rừng. Ở Việt Nam, cây gùi phân bố chủ yếu một số tỉnh ở vùng Đông Nam bộ và vùng phía Nam Tây Nguyên. 

Vào mùa gùi, bắt đầu từ tháng 4, 5 dương lịch, đi qua các bon làng chúng ta không khó để bắt gặp từng nhóm người M’nông rủ nhau vào rừng tìm hái những quả gùi chín vàng. Cũng từ đó những người đi buôn tập trung đón mua quả gùi của đồng bào dân tộc thiểu số đem bán. 


Gùi khi chín có kích thước to nhỏ khác nhau, có vỏ màu vàng, mỏng 

10 thg 5, 2020

Làng nghề đan lát M’nông

Đan gùi tuốt lúa

M’Nông là một trong ba nhóm dân tộc bản địa ở tỉnh Đắk Nông và là cư dân sống lâu đời nhất trên vùng đất này. Văn hóa M’nông nổi bật, có tầm ảnh hưởng lớn và lan tỏa trên khắp vùng đất Đắk Nông nên các nhà nghiên cứu đặt tên cho khu vực này là “Cao nguyên M’nông”. Cuộc sống của người M’nông gắn bó mật thiết với rừng, họ cư trú cả trên vùng đồi núi cao lẫn nơi trũng thấp nên biết dựa vào thiên nhiên để sinh tồn và chiến đấu với kẻ thù bảo vệ bon làng, lãnh thổ trong suốt chiều dài lịch sử. Rừng vừa là mái nhà che chở, vừa cung cấp nguyên vật liệu tự nhiên giúp người M’nông tạo ra những vật dụng phục vụ đời sống.

Săn lộc rừng

Rựa trong tay ông vạch một lối đi. Nhưng có khi vì mải nhìn theo đàn ong mà ông va vào những cành cây vươn ra tua tủa. Mặc kệ, người thợ không thể để đàn ong vượt khỏi tầm mắt 

Dù đã được thợ ong Nguyễn Văn Vọng dọn trước đường quang, tôi cố hết sức chạy theo mà vẫn cách ông cả trăm mét.

Không việc gì phải sợ
Rồi cũng bất ngờ như khi phát hiện đàn ong, ông Vọng khựng lại, tháo chiếc thùng trên vai đặt xuống. Chỉ sau vài cái bới tay xuống đất, đàn ong bên dưới đã ào ào bay ra bu kín người ông, đen rì.

Nhìn thấy cảnh đó, tôi hoảng hốt, lùi lại mấy bước, tay giữ chặt chiếc xô nhựa ông nhờ cầm giúp lúc đi với ý đồ lỡ bị đàn ong xông đến thì có cái mà chụp lên đầu. Nhưng chẳng có con ong nào đuổi theo tôi, tất cả bay vòng vòng, bu bám xung quanh ông Vọng mà thôi.

12 thg 3, 2020

Kỳ ảo bãi đá trăm triệu năm bên sông Sêrêpốk

Sau khi cụm 3 thác đẹp nhất trên sông Sêrêpôk là Dray Sáp- Dray Nur- Gia Long bị các đập thủy điện lớn ngăn dòng, lượng du khách đến đây giảm hẳn. Rất ít người biết cũng vì sông cạn, mà một vùng đá trầm tích chìm sâu trong nước từ xa xưa đã phơi lộ, kỳ ảo bất ngờ.

Bãi đá trầm tích lục nguyên kỷ Jura

9 thg 3, 2020

Bảo tồn, khôi phục nghề đan lát truyền thống của đồng bào M’nông

Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đồng bào M’nông có nhiều nghề thủ công, trong đó có nghề đan lát truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Nghề đan lát của đồng bào M’nông thường do nam giới đảm nhận. Những lúc nông nhàn, đàn ông M’nông thường tạo nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt gia đình, dụng cụ đánh bắt cá. Đôi khi, các sản phẩm làm ra còn được dùng để trao đổi lấy lương thực, thực phẩm, công cụ lao động với gia đình khác để tăng thêm nguồn thu nhập. 

Nghệ nhân xã Quảng Sơn (Đắk Glong) đan gùi 

1 thg 3, 2020

Thú vị món canh chua kiến vàng của người Ê đê

Người Ê đê xã Tâm Thắng (Cư Jút) cư trú tập trung ở 4 buôn: Nui, Buôr, Trum và Êa Pô. Từ lâu, người Ê đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng rất độc đáo, ngon miệng. Trong đó phải kể đến món canh chua kiến vàng, được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê.

Kiến vàng sinh sống trên các cành cây, làm tổ ở những nơi cao. Những ổ kiến vàng có trứng được xem là “lộc rừng”. Đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 5 trở đi, người Ê đê thường chọn thời điểm này đi "săn" kiến vàng vì đa phần chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng nhiều. Nhắc đến các món ăn ngon truyền thống từ kiến vàng, người Ê đê mê mẩn món canh chua kiến vàng nấu với hoa “djam tang”. Để làm được món canh này phải có các nguyên liệu chính gồm kiến vàng, các loại tôm, cá, cua sông, hoa “djam tang”, ngò gai, nén, gia vị. 

Hoa “djam tang" 

Khó cưỡng với món lá mì xào hoa đu đủ của người Ê đê

Những năm tháng khó khăn trước đây, cây mì đã từng cứu đói, nuôi sống bao người con Ê đê. Ngày nay, củ và lá mì vẫn là loại nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Ê đê. 

Có nhiều món ăn truyền thống độc đáo được chế biến từ lá mì như canh lá mì, lá mì luộc chấm muối ớt, lá mì xào cà đắng, lá mì xào thịt heo, lá mì nấu đọt mây rừng, lá mì muối chua… Nhưng ấn tượng và được nhiều người ưa thích nhất có thể kể đến món lá mì xào hoa đu đủ đực. 

Giống ớt truyền thống mà người Ê đê thường dùng để tạo nên vị cay đặc biệt cho món lá mì xào 

9 thg 2, 2020

Thú vị món canh chua kiến vàng của người Ê đê

Người Ê đê xã Tâm Thắng (Cư Jút) cư trú tập trung ở 4 buôn: Nui, Buôr, Trum và Êa Pô. Từ lâu, người Ê đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng rất độc đáo, ngon miệng. Trong đó phải kể đến món canh chua kiến vàng, được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê.

Kiến vàng sinh sống trên các cành cây, làm tổ ở những nơi cao. Những ổ kiến vàng có trứng được xem là “lộc rừng”. Đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 5 trở đi, người Ê đê thường chọn thời điểm này đi "săn" kiến vàng vì đa phần chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng nhiều. Nhắc đến các món ăn ngon truyền thống từ kiến vàng, người Ê đê mê mẩn món canh chua kiến vàng nấu với hoa “djam tang”. Để làm được món canh này phải có các nguyên liệu chính gồm kiến vàng, các loại tôm, cá, cua sông, hoa “djam tang”, ngò gai, nén, gia vị. 

Hoa “djam tang"