28 thg 10, 2020

Vãn cảnh Chùa Nổi – Cổ Sơn Tự – Long An

Chùa Cổ Sơn người dân thập phương quen gọi là Chùa Nổi, tọa lạc tại ấp Cả Bản xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Chùa Nổi không lớn, kiến trúc đơn giản nhưng luôn đông khách thập phương vì nơi đây được xem là chốn thuần khiết cho đời sống tín ngưỡng, tâm linh và mang đậm nét văn hóa cổ xưa. 

Chùa Nổi trầm mặc soi mình bên dòng Vàm Cỏ Tây 

25 thg 10, 2020

Nhà thờ hơn 100 tuổi nằm trên mỏm núi hình con rùa

Nhà thờ cổ ở thôn Đồng Chiêm (An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội) được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Ngay trước cửa nhà thờ có đôi nghê đá quay mặt ra ngoài. 

Nhà thờ Đồng Chiêm (An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội) được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Anh Lượng - Bí thư chi bộ thôn Đồng Chiêm cho hay, xưa kia khu đất xây dựng nhà thờ vốn là ngọn núi đá. Người xây dựng nhà thờ này là người Pháp. Ông sang Việt Nam truyền giáo. 

Về Vĩnh Long thăm ngôi nhà dừa độc đáo

Nằm giữa cù lao sông nước, căn nhà toàn bằng dừa của của vợ chồng ông Dương Văn Thưởng và bà Nguyễn Ngọc Giác ngụ tại ấp Hòa Quý, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã gây không ít ngỡ ngàng khi du khách đến đây tham quan. 

Toàn cảnh ngôi nhà 

Vốn sinh ra ở miền Tây sông nước, từ nhỏ ông Thưởng đã gắn bó với những hàng dừa thân thuộc của quê hương. Cũng từ đó, gia đình ông Thưởng ấp ủ ý tưởng xây dựng một ngôi nhà theo kiểu Nam Bộ truyền thống bằng chất liệu quen thuộc của làng quê mình, đó chính là gỗ dừa. 

Đình Thần Thường Thạnh (Đình Nước Vận) ở Cái Răng – Cần Thơ

Đình thần Thường Thạnh được xây dựng vào năm 1823, tọa lạc bên rạch Cái Răng thuộc phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ. Đình thần Thường Thạnh có kiến trúc độc đáo vừa theo kiểu phương Đông truyền thống, vừa chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây. Sự kết hợp hài hòa đó đã tạo cho công trình một dáng vẻ riêng vững vàng, cân đối, gần gũi với thiên nhiên và tâm hồn người Việt trở thành địa điểm du lịch Cần Thơ hấp dẫn. 

Đình thần Thường Thạnh 

Nét truyền thống đặc sắc trong sinh hoạt gia đình người Thái ở Nghệ An

“Mẹ ngồi đầu sàn kéo sợi, xe tơ/Bố ngồi bên cửa sổ, đan chài”- đó là hình ảnh đặc trưng về sinh hoạt trong gia đình người Thái, đã được nhắc đến nhiều trong văn học dân gian. Chả thế mà một trong những câu hát đầu tiên các cô gái khi hát đối giao duyên với các chàng trai, thường là: “Khi anh dậy anh đi, mẹ ta có ngồi đầu sàn kéo sợi?/ Bố ta có ngồi bên cửa sổ đan chài?”. 

Phụ nữ Thái nổi tiếng với công việc dệt thổ cẩm, thêu thùa. Ảnh: Đình Tuân 

24 thg 10, 2020

Kinh tế và văn hóa xứ Nghệ thời Hậu Lê

Xứ Nghệ thời Hậu Lê gắn liền với 400 năm lịch sử phức tạp và khắc nghiệt của đất nước. Khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhưng hình như đây là thời kỳ các thế hệ người Nghệ đã định hình phẩm chất của cộng đồng, tích cực tự hoàn thiện mình để trưởng thành, và có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc. 

Nhiều phen binh lửa

Hậu Lê kéo dài từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII, xen giữa là mấy chục năm của nhà Mạc. Thời kỳ này, xứ Nghệ tiếp tục quá trình tụ cư, không chỉ của người Việt/Kinh từ vùng Bắc Bộ, Thanh Hóa vào mà còn là các tộc người Thái, Mông… từ phương Bắc xuống; là quá trình hình thành tộc người Thổ. Đồng thời là quá trình tiếp tục thiên di vào phương Nam cùng với việc mở mang bờ cõi, nhất thời chúa Nguyễn.