3 thg 7, 2020

Thi "cướp nước" trong lễ hội chùa Dâu

Chùa Dâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Năm 2013, Chùa Dâu được xếp hạng: "Di tích lịch sử văn hóa đặc biệt" của quốc gia. Sự suy tôn ấy là rất đúng, bởi lẽ Chùa Dâu là chốn tổ đình của Phật giáo Việt Nam, đồng thời cũng là nơi thờ tín ngưỡng bản địa của người Việt ta xưa. 

Hội Dâu thường được diễn ra vào ngày mùng Tám tháng Tư âm lịch hàng năm. Hội rất đông vui, hội của 12 làng xã trong tổng Khương. Lễ hội thường có 2 phần: Lễ và Hội. Lễ ở trong chùa, khách thập phương từ khắp nơi đến cầu nguyện. Còn Hội ở phía ngoài sân bãi, người ta rước 11 kiệu Phật ra ngoài trời để đi bái tổ ở chùa tổ Nghiêm Phúc Tự, rồi quay về tham dự các trò diễn xướng, vui chơi. Đó là hát Trống Quân, hát Chèo, hát Ca Trù, thi múa gậy, múa trống và trong đó đặc sắc nhất vẫn là thi "cướp nước".

Theo như lời các cụ xưa kể lại thì ngày xưa, cổng Tam Quan của Chùa Dâu ở phía trước, cách cửa Chùa Dâu khoảng chừng 200m. Cổng chùa rất to, cao, có 7 vòm cửa ra vào. Vào ngày lễ hội, người ta dựng 2 cái nhà rạp lớn ở 2 bên phía trong cổng chùa để sẵn sàng phục vụ cho cuộc thi.

Làng nghề đúc đồng Tống Xá

Làng Tống Xá (xã Yên Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) từ xưa đã được nhiều người biết đến là nơi khởi nguồn của nghề đúc đồng nổi tiếng thành Nam. Trải qua thăng trầm của thời gian, nghề đúc đồng vẫn phát triển, ngày càng khẳng định tên tuổi của sản phẩm đồng Tống Xá đồng thời đem đến cuộc sống no đủ cho người dân trong vùng.

Cách đây 900 năm, cụ tổ Nguyễn Minh Không đã về đây lập ấp, mở mang nghề đúc. Từ những kinh nghiệm của cha ông để lại và sự khéo léo của đôi bàn tay, người dân đã đúc được những sản phẩm tinh xảo hơn (lư đồng, đỉnh đồng, bát bửu, chân nến, tranh đồng, khắc chữ, ngũ sự, tượng chân dung hoặc bán thân, tượng linh vật, mặt trống đồng...) Dọc theo phố chính khá khang trang của thị trấn Lâm (xã Yên Xá, huyện Ý Yên), những cửa hàng, gian hàng trưng bày sản phẩm của các hộ gia đình mọc lên san sát. Không khí mua bán nhộn nhịp làm con phố thêm sầm uất. Sản phẩm đồng của làng Tống Xá không chỉ được bán lẻ mà còn được bán với số lượng lớn, theo các chuyến xe liên tục đưa tới các tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài. 

Rót đồng nung chảy vào khuôn đúc trong một cơ sở đúc đồng ở thị trấn Lâm, huyện Ý Yên. 

Phục sức cho voi nhà Buôn Đôn

Voi là loài vật hoang dã sớm được đồng bào Tây Nguyên thuần dưỡng để phục vụ cho cuộc sống con người. Ngày thường ở buôn làng, voi chỉ có chiếc bành, tấm lót lưng bằng vỏ cây, dây xích bằng sắt, chiếc chuông đồng nhỏ đeo trên cổ. Trong ngày hội voi ở Buôn Đôn, voi được chăm sóc và trưng diện với bộ trang sức chỉnh chu. Trang sức chẳng những để làm đẹp, oai phong cho những ông tượng mà còn khẳng định quý trọng, thương yêu của đồng bào Tây Nguyên đối với từng con voi nhà. 

Tại xứ sở của nghề thuần dưỡng và săn bắt voi rừng, đồng bào Mnông luôn có ý thức bảo vệ, làm đẹp cho voi bằng những thứ trang sức đi kèm. Trước tiên là chiếc bành voi (vơng) phải đẹp, được làm bằng mây, hết sức cầu kỳ. Vơng đặt trên lưng voi, chở người thân đi thăm bà con xa, đi trao đổi hàng giữa các vùng. Bành có mái làm bằng sợi mây đan dày để che mưa nắng. Chiếc bành càng đẹp càng thể hiện sự sung túc, giàu có của gia chủ. Ngày nay, chiếc bành mây được thay thế bằng bành sắt để có thể sử dụng được lâu dài. Trước khi đặt bành lên lưng voi, đồng bào thường lót nhiều tấm đệm bằng vỏ cây. Trong dịp lễ hội, nhất là khi đoàn voi tham gia diễu hành trên đường phố hay lễ đài, xung quang bành voi thường treo cờ, phướn nhiều màu sắc khác nhau. 

Con voi được trang điểm hoàn chỉnh tham gia diễu hành trong ngày Hội voi ở Buôn Đôn. 

Độc đáo “xó pẹ” của phụ nữ Hà Nhì

Mỗi dân tộc thiểu số ở Lào Cai đều có những nét đặc trưng văn hóa thể hiện trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục của từng tộc người. Với dân tộc Hà Nhì đen ở vùng cao Bát Xát, ngoài trang phục váy áo mang nét hoa văn riêng, có một nét độc đáo mà bất cứ ai gặp những phụ nữ Hà Nhì đều nhận thấy và tò mò muốn biết. Đó là mái tóc giả đồ sộ vấn cao trên đầu của phụ nữ Hà Nhì…

Chị Sào Thó Sơ, bản Mò Phú Chải, xã Y Tý cho biết: Từ nhỏ, mẹ đã dạy chị cách vấn tóc như vậy rồi. Con gái Hà Nhì ai cũng có mái tóc giả như vậy để làm duyên, như mọi người vẫn nói là “góc con người” ấy… Tiếng Hà Nhì, mái tóc giả được gọi là “xó pẹ” dùng để vấn tóc theo kiểu truyền thống mang nét độc đáo riêng của bản sắc dân tộc mình. 

Phụ nữ Hà Nhì vấn xó pẹ để chuẩn bị tham gia lễ hội Khô già già. 

Nghệ thuật chạm gỗ cửa võng đình Diềm

Ngôi đình làng Diềm xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh là một trong những điểm đến thu hút du khách khi đến với tỉnh Bắc Ninh, bởi nơi đây lưu giữ một kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đó là bức cửa võng. 

Được xây dựng năm 1692, đình làng Diềm thờ Đức thánh Tam Giang là hai anh em Trương Hống và Trương Hát, những người có công theo Triệu Việt Vương đánh giặc Lương vào thế kỷ thứ VI. 

Tháng 1 năm 2020, bức cửa võng đình Diềm đã chính thức được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
 Đình làng Diềm có kiến trúc đặc trưng của đình làng Bắc Bộ, bao gồm nhà tiền tế, đại đình. Với 4 mái cong được xây dựng theo kiến trúc truyền thống, phía ngoài, trừ hình rồng vờn mây được chạm ở các đầu mái cong, tất cả phần khung gỗ còn lại của khung đình đều được bào trơn, soi gờ chỉ chạy thẳng. Bước vào cửa đình, ai cũng sửng sốt khi đập vào mắt là hình ảnh bức cửa võng hoành tráng, lộng lẫy và được chạm khắc công phu, cầu kỳ, có một không hai.

Cổng đình làng Diềm.

2 thg 7, 2020

“Cánh đồng rong biển” ở Ninh Thuận

Một điểm đến mới lạ tại Ninh Thuận thu hút du khách gần đây, đó chính là cánh đồng rong biển nằm cách trung tâm Tp. Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam, thuộc thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. 

Nằm ở cuối con đường nhỏ dẫn vào thôn Từ Thiện là bãi biển với cánh đồng rong biển tự nhiên nổi bật một màu xanh kéo dài hơn 2km. Theo người dân địa phương, để nhìn thấy được vẻ đẹp xanh tươi tự nhiên của cánh đồng rong biển này thì du khách phải đến bãi biển từ lúc 4h – 9h và thời điểm từ 15h – 18h, nếu muộn hơn thì thủy triểu sẽ lên che lấp mất bãi rong.

Cánh đồng rong biển nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam, thuộc thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Ảnh: Nguyễn Luân

Tháp Chăm gần 800 năm tuổi thờ tiên nữ

Tháp Nhạn xây dựng khoảng thế kỷ 12, thờ tiên nữ Thiên Y A Na, theo truyền thuyết từng xuống trần chỉ người dân cấy cày, dệt vải.


Tháp Nhạn (TP Tuy Hòa, Phú Yên) được xây dựng khoảng thế kỷ 12, là một trong những tháp Chăm còn khá nguyên vẹn, tiêu biểu cho nền văn hóa Chăm Pa.

Bánh canh cua xứ Huế

Viên chả cua trong bánh canh cua có nguyên liệu cầu kì hơn chả cua trong bún bò, bởi nó là "linh hồn" của cả món ăn.

Mang hương vị đậm đà, ẩm thực Huế luôn để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách. Bên cạnh bún bò Huế nức tiếng, bánh canh cua cũng là món ăn được yêu thích bởi cả du khách và người dân địa phương. Dạo quanh cố đô, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều nơi bán bánh canh cua, đa dạng từ cửa hiệu lớn cho đến những gánh hàng rong. Những quán bánh canh có tuổi đời mấy chục năm, hay chỉ vài năm nhưng mỗi nơi đều mang hương vị riêng. 

Tô bánh canh cua nóng hổi, ăn trong tiết trời của mùa hè xứ Huế sẽ toát hết mồ hôi mà vẫn níu chân biết bao du khách. Ảnh: Ngân Dương. 

Huyền thoại dũng sĩ núi Bà Đen

Nhìn từ xa núi Bà Đen tựa một chiếc nón úp nên thơ bên dòng sông Vàm Cỏ Đông ở Tây Ninh. Khi đến gần mới thấy núi Bà Đen hùng vĩ với độ cao 986 mét và được coi là “nóc nhà miền Đông Nam Bộ”. 

Núi trải rộng 24 cây số vuông, rừng cây rậm rạp và hệ thống hang đá hiểm trở trên núi đã ghi dấu bao kỳ tích của đội quân giải phóng anh hùng. Họ đã minh chứng: “Người cộng sản chúng ta về ở đó/ Để núi hừng lên làm núi mặt trời” (Huyền Kiêu).

Đội quân báo anh hùng 


Dãy núi Bà Đen liên tiếp những đỉnh cao nhấp nhô trải rộng mênh mông trên cánh rừng của thung lũng Ma Thiên Lãnh. Đặc biệt vị trí của Núi Bà Đen án ngữ ngã ba đường đi lên chiến khu cách mạng sát biên giới nước bạn Campuchia. Quốc lộ 22B và đường số 793 nối khép kín căn cứ địa “Trung ương Cục miền Nam” tại hai khu rừng Rừm Đuôn và Chàng Riệc.

Chợ 'độc' miền Tây - Chợ bò Tà Ngáo

Ngày nào cũng vậy, sóc Tà Ngáo ở ấp Phú Tâm, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, An Giang cứ rộn ràng tiếng "ụm ò" của hàng trăm chú bò. Nơi này là điểm giao thương bò duy nhất, độc đáo nhất miền Tây.

Sau mỗi cuộc giao dịch thành công, bò được bấm khoen, đóng dấu và đưa lên xe tải chuyển đi khắp các tỉnh thành - Ảnh: BỬU ĐẤU