24 thg 6, 2020

Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc – Đồng Tháp

Khu ẩm thực làng bột Sa Đéc tọa lạc tại số 91, đường ĐT.848, khóm 2, phường 2, thành phố Sa Đéc, với hàng chục món bánh dân gian từ bánh ngọt cho đến bánh mặn cùng các loại chè đã thu hút nhiều thực khách đến thưởng thức mỗi khi có dịp du lịch Đồng Tháp.


Khu ẩm thực làng bột Sa Đéc có tổng diện tích gần 1000 m2 là một không gian hòa quyện ẩm thực đậm chất dân dã ở Đồng Tháp. Thoạt nhìn từ bên ngoài, khu ẩm thực này không khác gì so với các khu dịch vụ ăn uống của người dân miền Tây. Tuy nhiên, bên trong khu ẩm thực là một không gian thôn quê yên lành, thư thái của một làng bột thu nhỏ.

Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu – Bạc Liêu

Nhắc đến Đờn ca tài tử Nam Bộ, bản “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu có lẽ là ca khúc nổi tiếng nhất. Vượt qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhiều biến cố lịch sử bản nhạc vẫn sống trong lòng cuộc đời. Trong chuyến du lịch miền Tây, nếu có dịp dừng chân trên mảnh đất Bạc Liêu bạn đừng quên dành thời gian thăm khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu để nghe những câu chuyện về sự ra đời của bản nhạc.

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu thuộc phường 2, TP. Bạc Liêu. Được biệt, khu lưu niệm trước đây là khu mộ của gia đình nhạc sĩ, sau được tu bổ và xây dựng thêm các công trình nhằm mục đích tổ chức các sự kiện quan trọng, đồng thời làm nơi tiếp đón du khách phương xa.


Cổng vào

Chùa Bửu Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở Đồng Tháp

Chùa Bửu Hưng tọa lạc tại xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cách trung tâm TP Sa Đéc khoảng 9km. Đây là ngôi chùa cổ bậc nhất tại huyện Lai Vung có giá trị nghệ thuật cao mang nét đặc trưng của kiến trúc Phật giáo vùng đất phía Nam. Bửu Hưng cổ tự đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 3/8/2007.

Chùa Bửu Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Vì ngôi chùa nằm bên cạnh rạch ông Cả Cát nên người dân quen gọi đây là chùa Cả Cát hàng trăm năm nay. Theo lịch sử ghi chép tại chùa thì Bửu Hưng tự được thiền sư Nguyễn Đăng từ kinh thành Huế vào đây dựng chùa vào giữa thế kỷ 18, khoảng những năm 1777 – 1780 với vật liệu tạm bợ là tre trúc, vách đắp bùn, lợp lá dừa nước.

Con đường hoa mười giờ tuyệt đẹp ở Gò Công – Tiền Giang

Con đường hoa mười giờ ở xã Tân Trung, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Đây là con đường nhỏ nằm giữa cánh đồng lúa, dẫn vào nhà bác Tám Thảnh, được đổ bê tông, do chủ nhân chính tay trồng hoa mười giờ hai bên đường từ năm 2016 để hạn chế cỏ mọc làm hư đường.

Hoa mười giờ là loài thuộc họ hoa rau sam, có thân cây mọng nước, chia thành nhiều nhánh, lớn nhanh, hoa có nhiều màu rực rỡ từ đỏ, tới hồng, cam, trắng… Sở dĩ loại hoa này được đặt cho cái tên đặc biệt “mười giờ” là bởi nó thường chỉ nở và rực rỡ nhất vào khoảng 10h sáng hàng ngày.

23 thg 6, 2020

Một ngày khám phá bản người Mông

Nằm ở độ cao 1.500 m, bản Sin Suối Hồ là chốn mát mẻ, yên bình dành cho những ai muốn tạm xa phố thị ồn ào.

Đến với Sin Suối Hồ, du khách được đắm mình trong đời sống văn hóa bản địa của người Mông. Bản nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển, thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, cách TP Lai Châu khoảng 30 km. Trong tiếng địa phương, Sin Suối Hồ có nghĩa là "suối có vàng". Không khí tại đây trong lành, mát mẻ quanh năm.

Sáng: Chợ phiên - Tham quan đời sống dân bản

Bước chân vào bản, du khách được người dân đón tiếp nồng nhiệt và mời uống một cốc nước thảo quả đựng trong ống tre. Sở dĩ họ dùng nước thảo quả vì có tính mát, tốt cho cổ họng. Người Mông lo rằng du khách từ dưới xuôi lên, khi thay đổi độ cao đột ngột dễ bị khan họng. Ngoài ra, thảo quả cũng là loại cây rừng phổ biến tại vùng này, là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Nó cũng được sử dụng trong việc chế biến nhiều món ăn hàng ngày. 

Giống như các bản vùng cao khác, chợ phiên Sin Suối Hồ họp vào sáng sớm thứ 7 hàng tuần. Chợ được thiết kế theo vòng tròn, chân các gian hàng xếp đá tảng và những viên sỏi lớn. Sản phẩm được bày bán chủ yếu là các nông sản do bà con nuôi, trồng hoặc thu hoạch từ rừng. Ngoài ra còn có những trang phục truyền thống do phụ nữ thêu thùa, may dệt. Tại chợ phiên, du khách sẽ được tham gia vào các trò chơi dân gian của người dân tộc, xem văn nghệ, thưởng thức thắng cố, trải nghiệm xay ngô...


Huyền thoại đồi Bà Nài

Vừa bước chân tới khu di tích văn hóa trên đồi Bà Nài (phường Phú Hài, Phan Thiết-Bình Thuận), tôi đã bị cuốn hút bởi giai điệu dân ca Chăm buồn và dịu dàng. Lời bài hát "Ai kia đang ở phía xa" như gieo vào lòng người nỗi trống vắng mộng mị. Giọng hát của Chế Tuấn trầm ấm vang lên: "Chim về rừng chim chắp cánh bay. Chứ anh một mình mà anh nhớ thương em. Chứ em một mình mà em nhớ thương ai...".

Chuyện tình nàng Pô Sah Inư


Người dẫn tôi lên đồi là nhà thơ La Văn Tuân (HVN Bình Thuận). Chúng tôi dừng chân bên khu đền tháp Chăm ở độ cao chừng 80 mét. Tháp chính mang tên nàng công chúa Pô Sah Inư và hai tháp nhỏ. Nhà thơ nói đây là một trong những tháp Chăm còn giữ được khá nguyên bản với sắc gạch đỏ au.

Khu đền tháp thờ thần Silva đã từng bị tàn phá do chiến tranh và sự khắc nghiệt của mẹ thiên nhiên đã trải qua hơn 800 năm. Công chúa Pô Sah Inư gắn bó với dân Phú Hài này từ hàng trăm năm qua. Nàng xinh đẹp và dịu dàng nức tiếng khắp vùng. Pô Sah Inư được lãnh chúa trẻ vùng Chăm kế bên yêu say đắm. Trớ trêu thay chàng lại theo đạo Hồi, còn nàng theo dòng Bà la môn. Tình yêu của hai người đã vượt khỏi những ràng buộc khe khắt giữa hai dòng đạo. Bởi theo quy định hai người không được lấy nhau.

Nghệ thuật khảm trai Chuôn Ngọ

Chuôn Ngọ là một làng nhỏ nằm ven bờ sông Nhuệ (thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội). Làng nổi tiếng với nghề khảm trai có truyền thống lâu đời và được ông Tổ Trương Công Thành (làm quan thời Vua Lý Nhân Tông) mang những mảnh trai ốc đẹp khảm vào đồ thờ cúng rồi dạy cho dân làng cách làm. Từ đó dân làng có nghề khảm trai và đời sống ngày một phát triển hơn. 

Hiện nay thôn Chuôn Ngọ vẫn còn ngôi đền cổ kính thờ tổ nghề khảm trai Trương Công Thành. Một số câu chuyện khác về ông Tổ nghề khảm trai cũng được lưu truyền ở làng là Nguyễn Kim và Vũ Văn Kim.

Thời gian hành nghề là khoảng thế kỷ XIX, cho tới nay, làng nghề vẫn luôn được lưu truyền và phát triển ngày một rộng rãi, tinh xảo hơn, trở thành một trong những nghề thủ công truyền thống độc đáo. Trước đây, người thợ làng Chuôn Ngọ chủ yếu làm hoành phi, câu đối trong nhà thờ, đình đền, trang trí họa tiết trên sập gụ, tủ chè hay chế tác ra những bức tranh treo tường phỏng theo tích truyện Tam Quốc, những bộ “thông, trúc, cúc, mai”...

Theo thời gian và xu thế hội nhập, người nghệ nhân khảm trai tại đây đã từng bước nâng cao tay nghề, sáng tạo ra những mẫu tranh tinh xảo, kỹ thuật hơn như phong cảnh non nước, danh lam thắng cảnh, khắc họa chân dung… Nhờ vậy, sản phẩm của làng nghề Chuôn Ngọ ngày càng phát triển đa dạng và phong phú về mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu trong nước và ngoài nước... 

Khảm trai trên Sập gụ, tủ chè làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội).

Tháng tư, ai về Miệt Thứ…

“Con rạch Cái Thia chảy về Tắc Cậu
Con sáo qua sông con sáo đậu hiên nhà. 
Trời tháng tư, em mặc áo hoa cà. 
Qua ngõ nhà anh, em kéo nghiêng vành nón. 
Giả bộ vô tình làm rớt cánh bằng lăng”. 

1.Ngẫu hứng cất giọng lên câu vọng cổ, ông quay sang tôi: “Cái Thia là con rạch nào, biết không?”. Gắn bó với vùng đất Tây Ninh, ông Út Dũng (tức Trung tướng Nguyễn Minh Dũng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an), rất mê vọng cổ. Mỗi khi xe đi qua những địa danh được nhắc đến trong một số bài vọng cổ, ông thường nghêu ngao cất giọng.

Con rạch nằm dọc theo tuyến quốc lộ từ ngã ba Minh Lương về hướng phà Tắc Cậu thật ra ông có lạ lẫm gì. Không trả lời câu hỏi của ông, chỉ tay về phía con rạch nằm phía tay trái, tôi gỏn gọn: “Nó đang bị bức tử, anh ạ!”.

Thời điểm đó, con rạch Cái Thia bị lấn chiếm để cất nhà, cất cơ sở kinh doanh, dòng chảy bị thu hẹp. Nước dưới rạch đen ngòm do nước thải trực tiếp tuôn xuống. Lo một ngày không xa, rạch Cái Thia chỉ còn trong lời ca tiếng hát. Chính quyền tỉnh định bỏ tiền ra để khôi phục, tiếc là không còn kịp nữa. Tận mắt nhìn thấy, ánh mắt ông Út Dũng đượm buồn…

Chợ nổi ở Miệt Thứ. Ảnh: Huỳnh Lãnh

Ngắm tuyệt tác san hô cực đẹp ở Gành Yến – Quảng Ngãi

Những rạn san hô "nở hoa" cực đẹp khi thủy triều rút, những bãi đá trầm tích núi lửa xếp chồng lên nhau, uốn cong quanh bờ biển tạo nên di sản Gành Yến tuyệt tác. 

Cách trung tâm TP Quảng Ngãi về hướng bắc khoảng 35 km, thắng cảnh Gành Yến nằm bên làng chài thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Thắng cảnh này đến giờ vẫn giữ được nét hoang sơ, kỳ vĩ.

Tương truyền rằng, sở dĩ có tên gọi là Gành Yến bởi vì trước đây các gành đá có nhiều hốc nhỏ, nơi trú ngụ của các loài chim như yến, én, sáo... Nơi đây có những phiến đá kỳ ảo, thô ráp xếp tầng tầng, lớp lớp lên nhau, thành một vách núi sừng sững trải dài, vươn ra tới biển. 

Gành Yến. Ảnh: M.T

Xao xuyến Yên Trường

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội chừng 30 km, làng cổ Yên Trường còn lưu giữ nhiều ngôi nhà làm bằng đá ong hàng trăm năm tuổi và nhiều giếng cổ mát lành 

Trong một buổi sáng ngày hè oi ả, chúng tôi tìm về Yên Trường (thuộc xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ), sau khi nghe danh ngôi làng cổ xây bằng đá ong tồn tại hàng trăm năm nay ở ngoại thành TP Hà Nội. Con đường dẫn vào làng với hàng phượng vĩ chạy dài, đỏ rực bên cạnh hồ nước xanh mát, xua tan mọi oi nóng và ồn ào của đô thị.

Hàng phượng vĩ dẫn vào làng Yên Trường