5 thg 11, 2019

Thăm xứ sở trầm hương nổi tiếng nhất Hà Tĩnh

Người dân xã Phúc Trạch (Hương Khê – Hà Tĩnh) thực sự “đổi đời” nhờ trồng cây dó trầm. Từ cây dó trầm, họ đã năng động, sáng tạo chế tác ra những sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Theo chân anh Pham Văn Vinh (Giám đốc HTX Hương trầm, vòng trầm và TMDV Thành Vinh) tìm chọn mua cây dó trầm trong làng về để chế tác ra những sản phẩm phục vụ thị trường cuối năm, chúng tôi đến khu vườn với hàng trăm cây dó trầm có độ tuổi từ 7 – 20 năm tuổi của một ông lão năm nay cũng đã gần 90 tuổi.

Đặc sắc lễ hội Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười ở thị xã Hồng Lĩnh

Chiều 3/11, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh và UBND thị xã Hồng Lĩnh long trọng tổ chức lễ hội Đền Cả - Dinh đô Quan Hoàng Mười; tổng kết, trao thưởng Liên hoan thực hành nghi lễ thờ Mẫu Tam phủ của người Việt tỉnh Hà Tĩnh mở rộng năm 2019.

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành cấp tỉnh cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương

Đặc sắc lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Nét đẹp văn hóa


Lễ rửa làng bắt nguồn từ một sự tích là một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Dù thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi, nhưng người ta vẫn nghĩ tới rủi ro. Thế là họ phải rửa làng cho sạch sẽ, khang trang.

Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô 3 năm tổ chức một lần thường là vào ngày 15/5 và 05/6 âm lịch, người dân trong vùng tập trung lại, họp bàn trong dòng họ dân tộc Lô Lô để bàn bạc chuẩn bị chọn ngày đẹp, mua đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ. Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật và bắt đầu cúng lại lần nữa.

Đồng bào Lô Lô tái hiện lễ rửa làng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tân 

3 thg 11, 2019

Lễ dựng cột nhà của người Chăm

Người Chăm sinh sống ở vùng Nam Bộ theo đạo Hồi Islam. Trải qua nhiều biến động, đến nay, đồng bào Chăm vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc của mình. Đời sống văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào Chăm nơi đây còn bảo lưu nhiều nét độc đáo, trong đó nổi bật nhất là những nghi lễ liên quan đến vòng đời người như cưới xin, làm nhà mới. Lễ dựng cột nhà và lễ mừng nhà mới là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã lưu truyền qua nhiều thế hệ, có ý nghĩa hướng về những giá trị văn hóa cội nguồn của cha ông. 

Nghi thức tiến hành long trọng


Khi xây cất một ngôi nhà mới, cộng đồng Chăm Islam An Giang có quan niệm việc dựng cột nhà rất quan trọng. Khi dựng cột gia chủ chọn ngày thuận lợi, khoảng 6 giờ sáng gia chủ mời đại diện Ban giáo cả (sư cả đạo Hồi) và các thanh niên khỏe mạnh đến nơi dựng cột, thực hiện các nghi thức dựng cột nhà.

Thanh niên nam nữ trong làng chúc mừng gia chủ bằng bài hát vui nhộn. 

Người Mông xanh giữ nghề dệt vải

Nghề se lanh dệt vải đã hình thành từ xa xưa trong cộng đồng dân tộc Mông xanh, tỉnh Lào Cai. Nó trở thành biểu tượng cho sự cần cù, khéo léo, tinh tế của người phụ nữ nơi đây.

Nghề thủ công truyền thống


Những ngày mùa thu trời trong xanh, men theo con dốc dài, sau hai tiếng cuốc bộ, chúng tôi ngược núi Tu Thượng lên thăm bản Mông xanh – một dân tộc rất ít người, chỉ có chưa đầy 1.000 người. Đây là tộc người duy nhất chỉ có ở bản Tu Thượng, xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Từ trên cao nhìn xuống núi, những thửa ruộng bậc thang đã bắt đầu chuyển xanh sang vàng. Cả một triền thung, có quả đồi hình bát úp, ruộng bậc thang xoay tròn xung quanh, nhìn như mâm lúa khổng lồ, tròn vành vạnh, báo hiệu một mùa vụ no ấm. 

Bà Lý Thị Sai dạy cháu nội cách thu hái cây đay về dệt vải. 

Bánh giầy trong đời sống đồng bào Mông Tây Bắc

Được kết tinh từ thổ nhưỡng, khí hậu nơi núi rừng, bánh giầy không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng dân tộc Tây Bắc và đồng bào Mông. 

Với đồng bào Kinh miền xuôi, bánh giầy thường được làm trong các dịp lễ hội, tết nguyên đán, có hình tròn, tượng trưng cho trời, trong truyền thuyết Lang Liêu và là hoạt động gắn kết tình làng, nghĩa xóm trong những dịp sinh hoạt cộng đồng.