8 thg 11, 2019

Sương vờn mây trên đồi chè Long Cốc

Vào những ngày cuối thu đầu đông, đồi chè Long Cốc ở Tân Sơn ẩn hiện trong màn sương như chốn bồng lai tiên cảnh. 

Đồi chè Long Cốc nằm tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, nằm cách Hà Nội khoảng 125 km, và khoảng 70 km từ trung tâm thành phố Việt Trì. Những “ốc đảo chè” khiến Long Cốc được mệnh danh là “vịnh Hạ Long vùng trung du”. 

Những “kho vàng” ở làng ươm tơ Cổ Chất

“Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”, câu ca vẫn được các cụ lưu truyền bao đời đã thay cho chỉ dẫn địa lý về một thương hiệu quý giá trên mảnh đất thành Nam – làng nghề tơ Cổ Chất, Cả đời gắn bó với nghề tằm tang, thăng trầm cũng nhiều, nhưng người làng dệt Cổ Chất không thể nghĩ hướng rẽ mới của nghề truyền thống quê hương mình lại gắn với du lịch. 

Vàng son một thuở


Những ngày cuối hè, làng Cổ Chất (xã Phương Định, huyện Trực Ninh, Nam Định) rực rỡ bởi những bó tơ vàng, tơ trắng óng ả buông theo những thanh sào tre dựng san sát bên đường. Người làng vẫn hay nói vui, nhà nào còn giữ nghề ươm tơ thì đều có những kho vàng trong nhà, đó là những bó tơ tự nhiên được làm bằng mồ hôi, công sức của các thành viên trong gia đình. 

Người thợ đang kéo tơ. 

Hồ Hòa Bình sơn thủy hữu tình, núi đồi thơ mộng

Đến với hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), bạn sẽ đắm say với phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi rừng thơ mộng hòa trong không gian văn hóa đa sắc màu cùng nền ẩm thực vô cùng hấp dẫn của nhiều dân tộc nơi đây.

Vẻ đẹp thơ mộng, sơn thủy hữu tình của hồ Hòa bình - Ảnh: DANH TRỌNG

Hồ Hòa Bình được hình thành sau khi đắp đập ngăn sông Đà để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. Đây là một trong những hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, với chiều dài 230 km, kéo dài từ Hòa Bình tới Sơn La. Dung tích của hồ vào khoảng 9,45 tỷ m3.

5 thg 11, 2019

Thâm trầm di sản Gò Cây Tung

Di tích kiến trúc Gò Cây Tung (ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn, Tịnh Biên) tọa lạc ở một nơi khá hẻo lánh, thiếu thông tin chỉ dẫn cụ thể. Gần 30 năm từ khi được phát hiện (15 năm được khai quật và nghiên cứu), với giá trị khoa học quan trọng của mình, di tích chỉ dừng lại ở mức xếp hạng cấp tỉnh vào năm 2017.

Một góc Gò Cây Tung 

Theo “Khảo cổ học Nam Bộ thời sơ sử” (PGS.TS. Bùi Chí Hoàng chủ biên, xuất bản 2018) và một số nghiên cứu có liên quan, di tích được biết đến đầu tiên với tên gọi Trà Cột, vốn là một gò đất hình bầu dục rộng hơn 11.700m2 và cao khoảng 13,5m so với chân ruộng xung quanh. Tên gọi Gò Cây Tung là do các nhà khảo cổ học định danh, vì trên gò có 2 cây tung cổ thụ, tuổi thọ hơn trăm năm. Năm 1990, những người đào vàng đào 5 hố lớn nhỏ nơi đây, làm xuất lộ một vỉa gạch ở gần bề mặt, cùng nhiều hiện vật khảo cổ ở độ sâu đến 4,5m. Đây là thông tin quan trọng giúp các nhà khoa học chú ý đến di tích này.

Nghề “dụ” cá trên sông

Trong những nghề hạ bạc, dỡ chà được xem là khá nhất, bởi người hành nghề không phải lặn lội trên sóng nước mênh mông để tìm từng con tôm, con cá mà “dụ” chúng gom lại một chỗ để đánh bắt. Tuy nhiên, đã là nghề “bà cậu” thì đều có nỗi vất vả riêng.

Thăng trầm với “nghiệp”
Gắn bó với nghề dỡ chà từ lúc tóc còn xanh đến khi đã là ông lão ngoài 60 tuổi, ông Trần Văn Xem (xã Bình Mỹ, Châu Phú) không nhớ rõ mình đã đi qua bao nhiêu mùa nước nổi và bao nhiêu lần dỡ chà trên xép Năng Gù. Có lẽ, cuộc đời ông cũng bình yên như mặt nước Năng Gù, quanh năm lặng sóng. Có chăng là nghề dỡ chà trên sông cứ thăng trầm theo con nước, khi trúng, khi thất nhưng vẫn nuôi sống gia đình ông mấy chục năm qua. 

Dỡ chà bắt cá trên xép Năng Gù 

Truông Bồn xanh những tri ân

Đã chẳng thể nhớ rõ bao lần về với Truông Bồn trong ngày cuối tháng Mười tưởng niệm? Vậy mà mỗi dịp trở lại, vẫn cứ ngỡ ngàng trước những đổi thay nơi mảnh đất một thời được mệnh danh là “túi bom”, “tọa độ lửa”. Có một “Truông Bồn đỏ” trong sử vàng dân tộc, gắn liền với chiến công, sự hy sinh anh dũng của 13 liệt sỹ TNXP, thì sau hơn nửa thế kỷ, đã hiện hữu một “Truông Bồn xanh” trong những tri ân. 

Toàn cảnh khu di tích lịch sử Truông Bồn. Ảnh: Thành Cường