28 thg 10, 2019

Hoang sơ rẻo cao Hồng Ngài

Nếu có dịp đặt chân đến Hồng Ngài - bản Mông hẻo lánh, địa danh đã trở nên quen thuộc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, nhiều du khách sẽ được trải nghiệm với điểm đến thú vị trong hành trình lên miền Tây Bắc.

Rẻo cao Hồng Ngài hiện ra trong nắng vàng - Ảnh: H.DƯƠNG

Nằm ẩn mình giữa khung cảnh rừng núi hoang vu, Hồng Ngài hôm nay hiện ra khác hẳn tưởng tượng của chúng tôi.

Thay cho khung cảnh nghèo đói trước đó là hình ảnh những cửa hàng tạp hóa, điểm thương mại dịch vụ mọc lên san sát, sầm uất ngay ở đỉnh con dốc. Trường học, trạm y tế, trụ sở UBND, nhà văn hóa... đều được xây dựng kiên cố, khang trang, đẹp đẽ.

26 thg 10, 2019

Khám phá hang động dài hàng cây số ở miền Tây xứ Nghệ

Hang Thăm Binh (bản Cắm, xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong) được xem là một trong những hang núi kỳ vĩ ở miền Tây Nghệ An. Ngoài cảnh sắc thì hang động này còn có dòng nước trong xanh xuyên suốt hàng cây số. 

Khác với nhiều hang động ở miền Tây Nghệ An, hang động Thăm Binh nằm ngay trên tuyến đường từ bản Cắm đi bản Huồi Máy. Nơi đây xe ô tô có thể ra vào dễ dàng, thuận lợi cho du khách gần xa đến để thưởng ngoạn, ngắm cảnh. Ảnh: Hồ Phương 

Kỳ bí chiếc thẻ tre 'nối' thế giới tâm linh của thầy mo người Thái Nghệ An

Hầu như thầy mo nào cũng có một đôi thẻ tre. Đây là một trong những công cụ thực hành tâm linh của họ. Người ta tin rằng với những chiếc thẻ tre được vót, chuốt khá cẩn thận, thầy mo có thể liên lạc với thế giới tâm linh. 

“Liên lạc” với đấng siêu nhiên
Cũng như nhiều thầy mo khác, thầy mo Cụt Thanh Hải trú ở bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn luôn mang theo một đôi thẻ tre khi làm lễ. Đôi thẻ tre ấy có thể được ông mang từ nhà đi, hoặc cũng có khi đến nơi hành lễ mới chặt tre, nứa để làm bởi nó cực kỳ đơn giản. 

Thầy mo Cụt Thanh Hải làm lễ cúng rẫy. Ảnh: Hữu Vi 

Những 'nấc thang lên trời' ở Hoàng Su Phì

Mùa lúa chín tại ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam ẩn hiện trong làn mây được du khách ví như thiên đường nơi hạ giới. 


Ruộng bậc thang được công nhận Di tích quốc gia ở Hoàng Su Phì trải dài ở 11 xã gồm Bản Luốc, Bản Phùng, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Nậm Ty, Thông Nguyên, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín và Nậm Khòa (ảnh). Trong đó, Bản Luốc và Bản Phùng là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.

Những thửa ruộng bậc thang ở đây ước tính có tuổi đời khoảng 300 năm. 

23 thg 10, 2019

Bí ẩn của Cát Bà


Những tập quán sinh hoạt đáng trân trọng của đồng bào dân tộc M’nông

Vấn đề về tập tục, về văn hóa, tín ngưỡng… của người M’nông là những đề tài khá rộng nên trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập vài nét nhỏ về tập quán, đời sống sinh hoạt và tính cách con người M’nông xưa, từ khoảng thập niên 80 của thế kỷ 20 trở về trước.

Đồng bào M'nông hát Tâm Pớt trong Hội xuân Mậu Tuất 2018. Ảnh: Mỹ Hằng 

Trước ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam tháng 4/1975, người M’nông vùng Quảng Đức (Đắk Nông) còn lạc hậu, chậm phát triển. Nhưng họ lại là tộc người có tính cộng đồng cao, với cuộc sống hết sức đơn giản, thật thà, thương người và có lòng sẻ chia. Một tính cách vô cùng đáng yêu, đáng trân trọng mà người viết đã từng gần gũi, tiếp xúc trong những năm của thập niên 60, 70, 80 của thế kỷ trước.