10 thg 7, 2019

Ninh Thuận - từ 'ga trung chuyển' đến khát vọng thành điểm du lịch thế giới

Vốn là điểm trung chuyển nghỉ chân, Ninh Thuận hiện có dáng dấp của trung tâm du lịch mới, thậm chí không chỉ dừng lại ở tầm quốc gia. 

Từ "ga trung chuyển" năm xưa...
Phía Bắc giáp Nha Trang, phía Tây kề Đà Lạt và phía Nam nối liền Bình Thuận, Ninh Thuận vốn được coi là "ga trung chuyển" của tam giác du lịch Nam Trung Bộ. Gần một thập kỷ trước, các công ty lữ hành tại những thành phố lân cận thường đưa du khách tạt qua nơi này tham quan trong ngày. Từng đoàn khách đi trên chiếc xe bus 45 chỗ, họ tranh thủ chụp ảnh, vội vàng mua vài chùm nho làm quà rồi nhanh chóng lên xe quay trở lại điểm du lịch chính.

"Du lịch Ninh Thuận từng rơi vào thế con gà - quả trứng và vòng luẩn quẩn của một điểm trung chuyển, bởi không sẵn cơ sở lưu trú, du khách không thể ở lại. Trong khi đó, với những chất liệu khai thác du lịch đa dạng và hấp dẫn, Ninh Thuận có khả năng giữ chân du khách ít nhất một tuần", ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Crystal Bay - nhớ lại thời điểm tập đoàn nhìn ra tiềm năng của "miền đất hứa".

Ninh Thuận thu hút du khách bởi những bãi biển nguyên sơ, nước trong vắt. 

Thiền viện có chùa Một Cột thu nhỏ ở miền Tây

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những điểm đến văn hoá tâm linh nổi tiếng, toạ lạc ở thành phố Cần Thơ. 

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam nằm ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 15 km. Đây là một trong những công trình Phật giáo lớn nhất ở khu vực Tây Nam Bộ. Công trình được xây dựng từ tháng 7/2013, trên diện tích khoảng 4 ha và hoàn thành sau một năm. Ảnh: Robin Westerbeeke. 

Các tác phẩm nghệ thuật trưng bày trong rừng Đại Lải

51 tác phẩm hội hoạ, sắp đặt và tạo hình được trưng bày dưới những tán thông khiến người xem thích thú vì sự sáng tạo của nghệ sĩ. 

Giữa rừng thông ven hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), triển lãm Art In The Forest (AIF) 2019 trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật trừu tượng trong các container. Đó là những chiếc container đã được cải tạo với hệ thống chiếu sáng, điều hoà không khí, tường thạch cao… 

8 thg 7, 2019

Thôn 'homestay' và quán cà phê Cực Bắc ở cao nguyên đá

Thôn Lô Lô Chải ở Đồng Văn, Hà Giang là nơi du khách có thể trải nghiệm hình thức du lịch cộng đồng địa phương đậm đà bản sắc. 

Từ cột cờ Lũng Cú nhìn xuống, thôn Lô Lô Chải hiện lên nổi bật giữa cao nguyên đá, với những nếp nhà trình tường còn nguyên vẹn, phủ mái âm dương. 

7 thg 7, 2019

Hương đồng gió nội bay đi

Vậy là Long Khánh đã chính thức lên thành phố từ ngày 1/6/2019.

Thành phố Long Khánh 2019. Ảnh: Báo Đồng Nai

Nhớ ngày xưa, khi tôi sinh ra và lớn lên nơi đây thì đây là một tỉnh: Tỉnh Long Khánh. Nơi tôi ở là quận Xuân Lộc, tỉnh lỵ của tỉnh Long Khánh

Đến Nam Du câu cá nướng ăn tại chỗ và nghe kể chuyện về đất đảo

Quần đảo Nam Du níu chân du khách bởi nét đẹp hoang sơ và sự thật thà, chất phác của những “hướng dẫn bất đắc dĩ” là người dân địa phương. 

Du khách đến từ Hà Nội trải nghiệm du lịch tại bãi cây Mến, xã An Sơn, H.Kiên Hải, Kiên Giang. BÁCH HỶ 

Trải nghiệm thú vị 

Sau gần 2 giờ di chuyển bằng tàu cao tốc tại bến tàu Rạch Giá (Kiên Giang), chúng tôi đến quần đảo Nam Du thuộc xã An Sơn, H.Kiên Hải (Kiên Giang). Đã hẹn trước, chúng tôi đến nhà ông Trần Văn Hoàng (42 tuổi) - “thổ địa” xã An Sơn để nghỉ ngơi và nhờ ông làm hướng dẫn viên cho những ngày trên đảo. 

Làng phong Quy Hòa đẹp như cổ tích

Quy Hòa, bằng cách kỳ diệu nào đó, vẫn lưu giữ được hầu hết những vẻ đẹp từ quá khứ cho đến hôm nay như một câu chuyện cổ tích thật đẹp. 

Toàn cảnh làng phong Quy Hòa nhìn từ trên cao. NGUYỄN DŨNG 

Lần đầu tiên chúng tôi đến Quy Hòa (P.Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, Bình Định) là vào khoảng 20 năm về trước. Trong ngần ấy thời gian, tôi không thể nhớ chính xác là mình đã đến đây bao nhiêu lần. Chỉ biết rằng nơi này, bằng cách kỳ diệu nào đó, vẫn lưu giữ được hầu hết những vẻ đẹp từ quá khứ như một câu chuyện cổ tích thật đẹp để bất cứ ai đến đây vẫn có thể nghe và kể được câu chuyện của chính mình. 

Lễ Tơ Mon của người Bana

Người Ba Na có dân số lớn thứ ba trong số các dân tộc sinh sống trên Tây Nguyên, sau Gia Rai và Ê Đê. Đồng bào dân tộc Ba Na có rất nhiều lễ hội như lễ cầu an, lễ mừng lúa mới, lễ trả ơn, lễ Tơ Mon. Trong đó lễ Tơ Mon (lễ kết nghĩa) là một nghi lễ mang đậm tính nhân văn, phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau chia sẻ những niềm vui cũng như khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. 

Vào ngày làm lễ, trước khi ra cổng làng chào đón người được nhận đến với buôn làng, gia đình người nhận sẽ phải làm nghi thức cúng tổ tiên tại cây nêu mới dựng ngoài sân. Đây là thủ tục gia chủ làm lễ, mời tổ tiên về chứng giám và phù hộ cho mọi người. Sau đó họ sẽ mang theo một bầu nước ra tận cổng làng để chào đón, rước mời người được kết nghĩa và cùng nhau di chuyển về nhà Rông, không gian sinh hoạt cộng đồng chung của buôn.

Tại nhà Rông, thầy cúng và già làng sẽ là những người trực tiếp hướng dẫn mọi người thực hiện các nghi thức. Gia chủ và người được kết nghĩa sẽ được mời ngồi xuống bên cạnh cây nêu và nghi thức đầu tiên họ phải thực hiện là cùng hơ tay dưới một ngọn nến. Sau đó thầy cúng sẽ thực hiện các nghi thức tâm linh khác như rót rượu, tưới tiết lên cây nêu, và cuối cùng là đọc lời khấn. Lời khấn của thầy cúng có đoạn: "Ơ Yang… ơi, Yang trời, Yang đất, Yang núi, Yang sông, Yang bên Đông, Yang bên Tây hãy về đây chứng giám cho lễ kết nghĩa. Sau một thời gian quen biết nhau, hai bên đã thật sự tốt cái bụng với nhau và muốn kết nghĩa để trở thành những người trong một gia đình, cùng yêu thương, có trách nhiệm với nhau. Hôm nay làm lễ bẩm báo với các Yang, với ông bà tổ tiên, với mọi người, kể từ nay cho đến hết cuộc đời, đến hơi thở cuối cùng, mãi mãi là những người trong một nhà, sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau…ơ Yang…”.

Thày cúng chuẩn bị cây nêu bên trong nhà rông để chuẩn bị cho Lễ Tơ Mon. Ảnh: Việt Cường

Phở cuốn Ngũ Xã

Phở là món ăn đặc trưng nổi tiếng trong ẩm thực của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Bằng sự biến tấu trong nguyên liệu ăn kèm để trở thành món ăn dân dã trong những ngày hè nắng nóng, người dân phố Ngũ Xã, Hà Nội đã sáng tạo ra món phở cuốn và trở thành đặc trưng cho ẩm thực đất Hà Thành.

Dừng chân ở quán phở cuốn Hương Mai phố Ngũ Xã, Hà Nội với không gian sạch sẽ, khang trang cùng với phong cách phục vụ hiếu khách mỗi khi đến thưởng thức món phở cuốn đã gần 20 năm nay.

Chị Nguyễn Diệu Hương- Quản lý chuỗi cửa hàng phở cuốn Hương Mai cho biết, ban đầu gia đình chị mở quán bán phở nước. Nhưng lúc đó trời nóng và ít người ăn nên nhà chị chuyển sang bán phở cuốn. Với hương vị riêng về nước mắm và nguyên liệu tươi ngon được làm thành những miếng phở cuốn qua chính bàn tay đầu bếp là mẹ chị, món phở cuốn của Phương Mai bắt đầu được nhiều người biết đến và nhà hàng Hương Mai ở 25 Ngũ Xã trở thành địa điểm được nhiều người lựa chọn đến thưởng thức món ăn này. Đến nay, Hương Mai cũng đã mở thêm 6 địa điểm khác để thuận tiện cho khách hàng ở từng khu vực khác nhau đến ăn.

Món ăn phở cuốn phố Ngũ Xã, Hà Nội. Ảnh: Khánh Long 

Sơn Chà - hòn ngọc quý của xứ Huế mộng mơ

Với vẻ đẹp hoang sơ và đầy chất thơ, Sơn Chà được mệnh danh là hòn đảo ngọc của xứ Huế mộng mơ. 

Sơn Chà nằm dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa phận Lăng Cô, Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nhìn xa, hòn đảo tựa một chiếc chảo úp ngược nên hòn đảo này còn được người dân xưa kia gọi là hòn Chảo.