16 thg 6, 2019

'Báu vật' trong gian bếp của người Thái Nghệ An

“Mò nừng” là một phần trong bộ công cụ đồ xôi của người Thái. 

Ngày nay, cộng đồng người Thái đã và đang có những thay đổi nhất định trong các sinh hoạt, ăn uống, nhưng gạo nếp vẫn đóng vai trò là lương thực quan trọng. Vì thế mà dụng cụ đồ xôi vẫn khá phổ biến ở những gia đình người Thái. 

Phụ nữ Thái thường dùng mò nừng để hông xôi. Ảnh: Hữu Vi 

Từ nhiều thế hệ nay, bộ dụng cụ này không hề thay đổi. Nó gồm 2 phần, phía trên là một ống gỗ hình trụ, đường kính từ 20 - 30 cm, cao trên 40 cm được khoét từ cây sung và một số loài gỗ mọc ven sông suối khác. Tiếng Thái gọi là “hay” hoặc là “khay”.

Võ tướng đất Hoan Châu chỉ huy vạn quân đào sông, đắp lũy chỉ trong 1 đêm

Năm 1591, chỉ trong 1 đêm, vị tướng trấn thủ đất Hoan Châu này đã dẫn hàng vạn quân đào xong sông gọi là "Sông Nhà Mạc" và đắp nhiều thành lũy gọi là "Nhất dạ thành" ở vùng Duyên Hà, Hậu Tái, Thái Bình.

Võ tướng trấn thủ đất Hoan Châu 


Nằm gần dòng Lam giang, miếu Tiên Đô hay còn gọi là đền Tiên Đô thuộc làng Đặng Lâm, xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương là nơi thờ Mạc Đăng Lượng, tự là Cát Giang Tử, tước hiệu Minh Nghĩa Đại Vương.

Trong suốt 14 năm trấn thủ đất Hoan Châu, ông đã xây dựng nơi đây thành một vùng đất trù phú, lương thực đầy đủ, ngành nghề phát triển, đời sống nhân dân no ấm. 

Nhà thờ họ Hoàng Trần được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia, nơi thờ thần tổ Mạc Đăng Lượng. Ảnh: Ngọc Phương 

7 thg 6, 2019

Dẻo thơm bánh dày Quán Gánh, Nhị Khê - Hà Nội

Xe đi dọc trên đường Quốc lộ 1 đến cửa ngõ Hà Nội, du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy tại đây có hơn 100 quán nhà lá bày bán bánh dày. Đây cũng là địa điểm đông nhất và là nơi khai sinh ra chính là Quán Gánh.

Thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín – phố Quán Gánh là quê hương của anh hùng dân tộc – danh nhân thế giới Nguyễn Trãi. 

Lịch sử nghề bánh dày Quán Gánh được tương truyền lại bằng một câu chuyện đầy màu sắc huyền thoại, rằng ngày xưa có một người ăn mày đi qua đây, được dân làng đối xử tử tế. Người ấy đã cảm kích và dạy cho dân làng cách làm bánh dày. Sau mới biết đó là một ông vua vi hành.

Cháo canh - đặc sản khiến thực khách lầm tưởng ở xứ Nghệ

Món ăn nổi tiếng ở Nghệ An không phải là sự kết hợp giữa bánh canh và cháo như tên gọi. 

Nếu không biết, nhiều người sẽ nghĩ đặc sản này là một loại cháo. Tuy nhiên vẻ ngoài của món trông khá giống bánh canh. Đến Nghệ An, đặc biệt là thành phố Vinh, du khách dễ dàng tìm thấy nơi bán món này. Người xứ Nghệ ăn cháo canh vào bất kỳ bữa nào trong ngày.

Cháo canh là món ăn du khách phải thử khi có dịp ghé thăm Nghệ An. Ảnh: Di Vỹ. 

Theo chủ một quán ăn lâu năm ở Vinh, sở dĩ món ăn mang tên "cháo canh" do nước dùng phải nấu để đạt độ sánh như cháo. Sợi bánh cho vào đun sôi lại vài phút rồi vớt ra chứ không chỉ nhúng qua nước sôi như cách nấu bún hay phở ở miền Bắc.

Nhớ thương bánh chập chập

Chỉ cần thoáng nghe hương vị của những chiếc xe sắn hấp dừa, của những bếp than sắn nướng, một khoảng trời thương nhớ lại ùa về với món bánh chập chập mộc mạc, chân phương.

Bánh chập chập có thể chấm với mắm cái cá cơm. Thanh Ly 

Lâu, rất lâu rồi! Những ngày tôi còn ở cùng với ba má nơi vùng núi cao xứ Quảng. Ngày ấy quê tôi còn nghèo lắm. Nhà ai cũng cố gắng tích trữ nhiều lúa, khoai và đặc biệt là bột sắn để mùa đông tới trong những ngày lạnh lẽo có cái để ăn thêm. Thực đơn bột sắn của má cũng chỉ loanh quanh món bánh chập chập, ấy vậy mà mỗi khi làm bánh cả nhà quây quần, vui đáo để. 

6 thg 6, 2019

Êm đềm Cồn Hến Vĩ Dạ xưa

Du khách sẽ biết đến một thôn Vĩ Dạ mộng mơ với cảnh vật nên thơ, có bến sông trăng, có vườn xanh mát như ngọc, có hàng cau đón nắng mới… 

Vĩ Dạ là một địa danh của xứ Huế. Làng Vĩ Dạ xưa có tên là Vĩ Dã. Có thể do cách phát âm của người Huế mà Vĩ Dã đã được nghe thành Vĩ Dạ.

Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, vào thế kỷ 18, thời các chúa Nguyễn, Vĩ Dã xưa gồm hai xã: Vĩ Dã Hạ và Vĩ Dã Thượng, thuộc tổng Vĩ Dã, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. 

Dòng Hương Giang thơ mộng ôm trọn thôn Vĩ Dạ. 

Lễ Cầu an tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn

Vào ngày 20/3 âm lịch hàng năm, Lễ Cầu an diễn ra linh đình tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn khu vực quận 9, TP.HCM. Đây không những là dịp để người dân trong địa phương gửi gắm khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt… mà còn bày tỏ sự biết ơn của nhân dân đối với các vị phúc thần đã luôn chở che cho con người. 

Tương truyền, các ngôi miếu Bà là những ngôi thờ tự đầu tiên ở thôn, làng từ lúc khai thiên lập địa, cho nên lịch sử hình thành của miếu cũng từ rất lâu đời. 5 vị phúc thần Ngũ Hành tại đây được tôn thờ trong dân gian tin rằng các Bà có những quyền năng phù hộ độ trì cho chúng sinh đối với nhiều nghành nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây,gỗ…

Tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn, bài vị thờ cúng được người dân đúc bằng xi măng, mỗi vị phúc thần đều có màu sơn riêng biệt từ thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài…

Giòn tan bánh khọt Vũng Tàu

Món bánh khọt là một trong những món ăn đặc sản của Vũng Tàu và đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là một trong 12 món ăn Việt Nam có “giá trị ẩm thực châu Á”. 

Bánh khọt là loại bánh đặc trưng của Vũng Tàu nói riêng và người dân miền nam Việt Nam nói chung. Bánh được làm từ bột gạo hoặc bột sắn, có nhân được chiên lên cùng ăn kèm với rau sống, ớt tươi và chấm với nước mắm chua ngọt. Người ta có thể pha thêm một ít bột nghệ để bánh có màu vàng bắt mắt. Nhân bánh khá đa dạng, có thể là sò điệp, tôm tươi, thịt bằm, chả cá…thêm một ít mỡ hành hay chút ruốc, ăn kèm với các loại rau sống.

Cái tên bánh khọt cũng có sự lý giải hết sức thú vị. Theo người dân địa phương, trước kia, trong lúc làm bánh khi lóc bánh ra khỏi khuôn tạo ra tiếng kêu “khọt khọt” (bởi bánh khi chín rất giòn) nên từ âm thanh này chiếc bánh được đặt tên là bánh khọt. 

Bánh khọt được rải một lớp ớt bột đều trên bề mặt, tạo ra vị cay vừa miệng và màu sắc đẹp mắt.

Mực Nháy - “níu chân” du khách

“Mực Nháy” món ăn đặc sản nức tiếng tại vùng đất Kỳ Anh- Hà Tĩnh đã thực sự “níu” bước du khách thời gian qua…

Những con mực đang bơi, khi vớt lên để chế biến vẫn còn sống, bật tanh tách, mắt và các sao phát sáng trên thân mực vẫn nhấp nháy nên cái tên “mực nhảy” hay “mực nháy” tạo nên một tên gọi khác biệt và thương hiệu mà chỉ có ở vùng biển cảng Vũng Áng, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mới có được. 

Vũng Áng (Hà Tĩnh) có khoảng 18 bè nổi chuyên kinh doanh mực nhảy nhưng đã tạo nên một thương hiệu không nơi nào có được. 

Sơn trang vĩnh hằng - Nghĩa trang du lịch độc đáo ở Quảng Trị

Với diện tích hơn 33 hecta và tầm nhìn lên đến hàng trăm năm, Công viên nghĩa trang - Sơn trang vĩnh hằng (thuộc phường Đông Lương, TP. Đông Hà, Quảng Trị) là quần thể nghĩa trang - khu du lịch sinh thái - du lịch tâm linh độc đáo bậc nhất ở Quảng Trị hiện nay.

Từ khi UBND tỉnh Quảng Trị có chính sách xã hội hóa việc xây dựng nghĩa trang, ông Nguyễn Thế Đồng - Giám đốc Cty TNHH MTV Thép Đồng Tiến đã mạnh dạn xin cấp đất (quyết định cấp đất từ 25.3.2015) và bắt đầu xây dựng dự án Sơn trang vĩnh hằng với tổng vốn đầu tư hơn 150 tỉ đồng.