15 thg 1, 2019

Hoàng Liên Sơn - điểm du lịch đáng đến 2019 của National Geographic

Tạp chí National Geographic (Mỹ) giới thiệu 28 điểm du lịch đáng đến tham quan năm 2019, trong đó có khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn, Việt Nam.

Hoa anh đào đóng băng trong tiết trời mùa đông trên dãy Hoàng Liên Sơn - Ảnh: NGUYỄN TẤN TUẤN

Khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn của Việt Nam được kênh National Geographic xếp vị trí thứ 7 trên tổng số 28 điểm du lịch đáng tham quan năm 2019.

Núi trải dài khoảng 180km theo hướng tây bắc - đông nam giữa hai tỉnh Lào Cai - Lai Châu, kéo dài đến phía tây tỉnh Yên Bái.

Du khách đến vùng cao nguyên Sa Pa trong khu vực Hoàng Liên Sơn sẽ mê mẩn trước vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang, thác nước, đồi chè, rừng trúc và trải nghiệm các buổi chợ phiên, đời sống văn hóa của người dân tộc.

Vui buồn nghề làm hương ở Quảng Phú Cầu

Làng nghề làm hương truyền thống ở làng Quảng Phú Cầu đã có cách đây cả trăm năm. Nhờ có nghề mà hơn một nửa dân số trong xã có việc làm, thu nhập ổn định, trung bình từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù vậy, trước bối cảnh hội nhập làng nghề cũng đang phải đối mặt với khá nhiều thách thức. 

Làng nghề đẩy mạnh xuất khẩu hàng
Cách Hà Nội 40 km, làng Quảng Phú Cầu, (huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nghề làm tăm hương. Về làng tăm hương những ngày này sẽ thấy một màu đỏ rực của chân hương và không khí nhộn nhịn sản xuất, bán buôn. 

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu rơi vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực trẻ. Ảnh: Nguyệt Tạ 

Nấm mồ chung của 9 hảo hán Lâm Trung Trại vẫn bí ẩn

Người dân muốn được đưa thi hài các hảo hán Lâm Trung Trại về mai táng. Tuy nhiên, họ đã bị họng súng của giặc ngăn lại. Cuối cùng, một nấm mồ chung chôn 9 nghĩa sĩ được dựng nên. Trải qua bao năm, mộ xưa nay đã mất tích. Những anh hùng chỉ còn trong sử sách.

Hồn thiêng gửi nơi Dốc Sỏi 


Sau khi xử tử 9 phạm nhân bị khép tội cướp của giết người, đám lính Pháp lên xe ra về. Họ bỏ lại 9 cái xác đang gục rũ trên những cọc gỗ. Đám lính quèn và các tội nhân khác ở lại để thu dọn trường bắn. Chứng kiến sự hi sinh anh dũng của những anh hùng một đời theo lý tưởng cứu nước, người dân Dốc Sỏi quỳ gối tiễn biệt họ. Sau ít phút chuẩn bị, đám tội nhân được lệnh tháo dây trói cho 9 anh hùng Lâm Trung Trại và tiến hành công việc mai táng.

Các bô lão sống quanh chùa Cô Hồn (gần khu vực Dốc Sỏi) cho biết: "Cha ông chúng tôi kể lại rằng, sau khi chứng kiến lũ giặc bắn những nghĩa sĩ, người dân đã lao ra đòi khiêng xác các hảo hán về mai táng nhưng không được. Trước sự hung hăng của đám lính, người dân cũng không dám làm căng. Họ sợ bị khép tội tòng phạm với tử tù nên đành đứng nhìn giặc khiêng xác các anh hùng đi chôn". 

Chùa Cô Hồn, nơi lưu dấu hồn thiêng 9 anh hùng Lâm Trung Trại

Giây phút cuối và nấm mồ chung của 9 vị anh hùng

Trước âm mưu thâm hiểm của giặc và bè lũ tay sai bán nước, những anh hùng Lâm Trung Trại một phút sa chân đã rơi vào tay giặc. Chúng giết 9 vị anh hùng rồi chôn chung họ trong một huyệt lớn tại gốc cây Gõ Cụt nơi Dốc Sỏi.

Anh hùng thất thế 


Thất bại trước mục tiêu tấn công thành Sơn Đá, Lâm Trung trại bị thực dân Pháp bố ráp, vây bắt, truy kích không ngừng. Mục tiêu của bọn chúng là muốn một mẻ bắt sạch "những con cá to" trong Lâm Trung Trại để làm gương cho những cá nhân, tổ chức yêu nước người Việt.

Trước tình hình nguy cấp, Lâm Trung Trại đã quyết định tạm giải tán để đảm bảo sự an toàn cho các thành viên. Theo đó, Năm Hi chủ trương cho nghĩa quân tiêu hủy hết vũ khí, đạn dược để các thành viên ngụy trang thành người tha hương đến chốn này. Hơn nữa, Năm Hi làm vậy để tránh việc số vũ khí trên lọt vào tay giặc khi căn cứ Gò Mọi thất thủ. Lợi dụng lúc nửa đêm, nghĩa quân bí mật vận chuyển số vũ khí trên đổ hết xuống lòng sông Đồng Nai đỏ ngầu phù sa. Vị trí đổ số vũ khí trên cũng được giữ bí mật tuyệt đối. Sau lần tụ họp cuối cùng đó, những đầu lĩnh của Lâm Trung Trại chia tay nhau, tiêu tán mỗi người một ngả. 

Khu vực Dốc Sỏi, nơi diễn ra buổi hành quyết 9 anh hùng Lâm Trung Trại. 

Lâm Trung Trại và những anh hùng “thủy hử” đất Đồng Nai

Lâm Trung Trại được hình thành từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Đồng Nai. Thời ấy, người dân nơi đây tự hào ví hội này như Lương Sơn Bạc của Việt Nam.

Chọn Gò Mọi làm căn cứ, duy trì hoạt động, Lâm Trung Trại một thời từng khiến thực dân Pháp khuynh đảo. Tuy nhiên, cho đến nay, còn ít tài liệu đề cập đến nguồn gốc và sự hình thành hội kín anh hùng này. 

Chùa Bà Thiên Hậu

Là một di tích văn hóa của tỉnh Bình Dương. Miếu bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung” thường được người dân quen gọi là chùa Bà có kiến trúc theo lối cổ, là nơi thờ tự tôn nghiêm, một điểm hành hương rất quen thuộc của người dân Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.

Chùa Bà hiện nay tọa lạc tại số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương và một ngôi chùa Bà mới được khánh thành vào tháng 1/2013 ở trung tâm thành phố mới Bình Dương. Tuy nhiên, khi nhắc đến chùa Bà ở Bình Dương, người ta thường nghĩ ngay đến chùa Bà ở thành phố Thủ Dầu Một.

Chùa Bà Thiên Hậu (thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương).