22 thg 5, 2018

Nét riêng biệt trong trang phục truyền thống của người Ê Đê

Đến với Tây Nguyên hùng vĩ, ai cũng ngưỡng mộ trước một không gian văn hóa dân gian vô cùng sống động, phong phú, đa dạng của các dân tộc cư trú ở vùng cao nguyên này. Các nền văn hóa dân gian ấy thống nhất trong sự đa dạng, tạo thành một bức tranh văn hóa đặc sắc. Một trong những nét riêng biệt ấy phải kể đến trang phục – nét cốt cách của người Ê Đê ở Tây Nguyên.
Để tạo ra những sản phẩm trang phục độc đáo này, người phụ nữ Ê Đê sử dụng khung dệt cổ truyền để dệt vải. Họ dệt ra những tấm vải để rồi từ đó làm ra váy, áo, khố, mền hoặc địu... thông qua kỹ thuật khâu đáp, khâu viền. Người Ê Đê (cả nam và nữ) đều có các kiểu mặc như choàng quấn, chui xỏ.

Độc đáo làng nghề chế tác từ đá ong

Với những sản phẩm mang nét cổ kính pha lẫn chút nghệ thuật được chế tác từ đá ong đã giúp cho huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội trở nên nổi tiếng từ Bắc vào Nam với nghề gạch đá ong. 

Khác hẳn với gạch đất nung phải qua lò nung, gạch xỉ than phải trộn lẫn một số vật liệu như xỉ than và vôi bột, gạch đá ong chỉ việc đào từ khu đất đá ong lên. Hầu hết người dân Thạch Thất đều biết thuốn gạch đá ong, nhưng thợ khai thác đá ong thì không nhiều. 

Cổng đình làng Yên Mỹ, xã Bình Yên . 

Nuôi ngao trên vùng lấn biển

Người dân Tiền Hải (Thái Bình) tự hào là vùng đất minh chứng cho việc chinh phục biển cả của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, vì từ thế kỷ 18, khi Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) đã đưa dân đến lấn biển dựng làng. Tiếp nối truyền thống chinh phục biển cả của cha ông, ngày nay người dân Tiền Hải đã sáng tạo dựng những “ngôi làng trên biển” để nuôi trồng ngao mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Có vị trí địa lý nằm giữa hai cửa sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, huyện Tiền Hải có lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn đất ven biển là những bãi nuôi ngao lý tưởng. Đi trên con đê giữ biển có chiều dài hơn 20km dọc bờ biển Tiền Hải là những cánh đồng nuôi ngao rộng mênh mông ngút tầm mắt.

Xã Nam Thịnh một trong những xã có diện tích nuôi ngao lớn nhất huyện. Ông Trần Văn Toán - Phó Chủ tịch xã cho biết, bắt đầu từ những năm cuối thập niên 80, người Tiền Hải đã bắt đầu nuôi ngao. Người dân gom ngao con từ biển vào cồn, quây bãi dựng chòi nuôi. Từ loại có kích cỡ như ngón tay chỉ trong vòng hơn 10 tháng đã có ngao thương phẩm. Cộng thêm được giá, lợi nhuận rất cao, đã có rất nhiều hộ nuôi ngao vì thế mà giàu có.

Huyện Tiền Hải có diện tích nuôi ngao khoảng gần 3000 ha trải dài dọc trên 20km bờ biển. Ảnh: Khánh Long

Trên vùng đất hạn Ninh Thuận

Từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm là mùa khô hạn nhất ở tỉnh Ninh Thuận, biến vùng đất này thành một tiểu sa mạc, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong cuộc mưu sinh trên đất đai khô cằn, người dân Ninh Thuận đã ứng phó với biến đổi khí hậu, phủ lên vùng đất khô hạn đầy nắng gió này một màu xanh của sự phát triển. 

Nơi đồng khô nắng cháy
Dù mới chỉ là đầu mùa khô nắng nhưng cây cỏ ở hai thôn Đồng Dày và Tham Dú (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) hầu như đã chết khô. Có chăng chỉ còn loài cây xương rồng, gai đâm tua tủa được trồng để làm hàng rào giữa các thửa đất, do đây là loài cây mà bầy dê, cừu không thể ăn được.

Do lượng mưa năm 2017 thấp cùng với đặc thù về địa hình và thời tiết nắng nóng khiến cho các hồ thủy lợi ở Ninh Thuận dần khô cạn gần như trơ đáy, không có nước tưới cho cây trồng cũng như nước uống cho đàn gia súc.

Trong suốt hai tháng 3 - 4 / 2018, nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như hồ Phước Nhơn (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) đã cạn kiệt nước, khiến cho cây trồng khô héo, đàn gia súc của các hộ dân đang chật vật tìm thức ăn. Ảnh: Trọng Chính

21 thg 5, 2018

“Bay” trên những đồi cát ở Bình Thuận

Lướt như bay trên những “tiểu sa mạc” mênh mông là trải nghiệm “nhất định phải thử” khi đến với Bình Thuận.

Bình Thuận là vùng đất quá nổi tiếng với những đồi cát trải dài mênh mông, tựa như sa mạc ngút ngát tầm mắt.

Du lịch sinh thái Trà Nhiêu, Quảng Nam bị bỏ quên?

Làng du lịch sinh thái Trà Nhiêu ở tỉnh Quảng Nam có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, thế nhưng, gần 7 năm qua, làng du lịch này rất vắng khách.

Trà Nhiêu là một vùng quê yên bình. Nơi đây có gần 10 ha rừng dừa nước, với nhiều làng nghề thủ công độc đáo. Lúc mới lập làng du lịch sinh thái, người dân ở đây phấn khởi làm du lịch trải nghiệm. Sau gần một năm hoạt động, làng du lịch ngày càng vắng khách. 

Nghề dệt chiếu cói ở Trà Nhiêu giờ chỉ có những người già làm, và rất ít khi khách du lịch mua.