21 thg 12, 2017

Thú vị du lịch bắn nỏ tại bản Áng, Mộc Châu

Thử thách tài năng của bản thân cùng cây nỏ của người Thái đem lại cảm xúc thú vị cho du khách khi đến Mộc Châu.

Với các dân tộc ở Mộc Châu cây nỏ gần như trở thành một thứ dụng cụ không thể thiếu cùng với dao, cuốc, xẻng... trong quá trình chinh phục tự nhiên để tồn tại và phát triển.

Đó là thứ vũ khí để bảo vệ mình trước thú dữ, để đi săn lấy thực phẩm, để thể hiện tài năng của một người đàn ông trước cộng đồng và để chinh phục… người con gái xinh đẹp mình đang để ý.

Mỗi dân tộc lại có cây nỏ riêng của mình, người Thái cũng vậy. Ngày nay, cây nỏ không còn dùng để đi săn nữa, nhưng trong các gia đình gần như đều có treo một cây ở góc nhà, góc bếp, để trang trí, đôi khi để người đàn ông còn hoài mong về một thời xưa cũ khi thú rừng còn đầy núi, còn tìm về tận chân cột nhà. 


Ngắm hoa sở nở trắng rừng nơi vùng biên giới Quảng Ninh

Những ngày này, hoa sở đang nở rộ trắng muốt trên bạt ngàn rừng núi Bình Liêu, Quảng Ninh.

Cây sở còn gọi là trà mai, trà mai hoa, cây dầu chè, thường gặp ở nhiều vùng rừng núi Đông Bắc. Cây sở đi vào trong thi ca với những hình ảnh đẹp “Chiều biên giới, khi mùa đào hoa nở, khi mùa sở ra cây”, “Lối đèo xưa hoa sở trắng bên đồi”,…

Thong dong dạo bước chợ phiên phố núi Sa Pa

Phiên chợ ở trung tâm thị trấn Sa Pa (Lào Cai) tuy có dáng dấp của chợ phố thị nhưng vẫn không mất đi sắc màu vùng cao. Điều đó hiện rõ ở những dãy chợ với sự góp mặt của đồng bào vùng cao trên những bản làng ở Sa Pa và những mặt hàng không thể thiếu được mỗi khi đồng bào xuống núi.

Rau đậu Hà Lan là đặc sản không thể thiếu ở phiên chợ Sa Pa. 

Dọc hành lang bên ngoài chợ là cả một dãy dài những mặt hàng chủ yếu là nông sản của đồng bào vùng cao. Tại đây, người Mông, Dao, Giáy mang đủ các thứ hàng xuống chợ.

Nghề làm giấy dó của người Dao đỏ

Là tộc người có chữ viết riêng, người Dao sớm đã biết sử dụng chính những nguyên liệu gần gũi quanh mình tạo ra một phương tiện để ghi chép lại những phong tục tập quán, những nghi lễ, những điều cần dạy bảo con cháu, đó là giấy. Làm giấy đã trở thành một nghề truyền thống của cộng đồng người Dao.

Tôi có dịp theo chân chị Triệu Thị Mến ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tới các bản làng của người Dao đỏ. Chị Mến bảo, ngày trước cứ vào tầm tháng 7, tháng 8 nếu vào bản người Dao, dưới sân, trước hiên nhà đâu đâu cũng sẽ thấy bà con phơi khung giấy. Còn bây giờ, cứ thời tiết khô ráo, nắng to là bà con đem giấy dó ra phơi sẽ được giấy trắng đẹp.

Từ xa xưa, người Dao không chỉ dùng giấy đóng thành từng quyển để viết chữ, mà còn dùng vẽ tranh, đục hoa văn để sử dụng trong các nghi lễ truyền thống như: lễ tết, ma chay, cưới hỏi. Người Dao còn làm giấy để hóa, tương tự như người Kinh hóa tiền âm phủ vậy. Mỗi tờ giấy chính là phần cốt để các nghệ nhân thổi hồn nên các tác phẩm tranh tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục lệ treo tranh trong các nghi lễ, lễ hội.

Cận cảnh nhà thờ cổ “siêu nhỏ” giữa lòng Hà Nội

Nằm trong khuôn viên chặt hẹp giữa khu dân cư, nhà thờ cổ An Thái vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm nhưng vẫn không kém phần tinh tế.

Nằm sâu trong con ngõ nhỏ 460 Thụy Khuê, nhà thờ cổ An Thái hay nhà thờ Kẻ Bưởi mang trong mình nét độc đáo riêng của nó.

Trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt: Bài thơ kiến trúc trên cao nguyên

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được coi là một trong những công trình đẹp nhất Đà Lạt, là điểm đến không thể bỏ qua đối với du khách khi tới nơi đây.

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là một công trình kiến trúc độc đáo của thành phố ngàn hoa. Cùng với nhà ga xe lửa Đà Lạt, công trình này là hình ảnh biểu tượng của đô thị thủ phủ Tây nguyên. Trường toạ lạc trên một diện tích rộng lớn với nhiều công trình, hài hoà cùng cây xanh và cảnh quan đồi núi cao nguyên

20 thg 12, 2017

Chợ Cồn - thiên đường ăn vặt giữa trung tâm Đà Nẵng

Từ bánh bột lọc, bánh canh cua, bánh xèo, bún hến đến hàng chục loại chè luôn sẵn sàng phục vụ du khách.

Nằm trên hai trục đường Ông Ích Khiêm và Hùng Vương, chợ Cồn nổi tiếng là ngôi chợ ăn vặt của trung tâm Đà Nẵng với vô số món ngon. Nem nướng là một trong những loại thức ăn được bày bán phổ biến nhất tại đây. 

Bún cá Châu Đốc đúng vị giữa Sài Gòn

Xóm bún cá Dương Bá Trạc quận 8 hàng chục năm nay bày bán đủ món đặc sản xứ An Giang.

Từ gần chục năm nay, xóm bún cá Châu Đốc nằm trên đường Dương Bá Trạc, quận 8 đã trở nên quen thuộc với những ai vốn nghiện món ăn đặc sản xứ An Giang. 

Ba món cá có tiếng ở Buôn Mê Thuột

Buôn Mê Thuột không chỉ hút hồn du khách bởi thiên nhiên hoang sơ mà còn những món ăn tưởng chừng là đặc sản của vùng khác. 

Du khách đến Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) có thể thưởng thức 3 món ăn được chế biến từ các loại cá dưới đây.

Bánh canh cá dầm
Không phải xứ biển nhưng món bánh canh cá dầm vẫn nổi tiếng ở Buôn Mê Thuột mà bạn không nên bỏ qua. Sức hút của món ăn nằm ở vị nước dùng ngọt, chua cay và những miếng cá thu chắc thịt, thơm nức.


Tô bánh canh cá dầm có giá từ 15.000 đồng. Ảnh: yeutre. 

5 món lạ miệng ở miền sông nước Hậu Giang

Cháo lòng Cái Tắc, đọt choại hay sỏi mầm là những món ăn sẽ để lại ấn tượng trong hành trình khám phá ẩm thực miền Tây của bạn. 


Cháo lòng Cái Tắc

Không chỉ nổi tiếng trong tỉnh, “tiếng thơm” của cháo lòng Cái Tắc còn được truyền khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cháo được nấu nhừ và lỏng. Vì người bán thường dùng vá để khuấy, huyết bên trong cũng tan ra thành từng miếng nhỏ, màu huyết quyện với cháo tạo nên màu trắng ngà.

Cái Tắc là thị trấn thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Nhiều quán cháo nằm sát nhau. Dù cách nấu hay gia giảm gia vị có khá nhau, hương vị của món ăn vẫn sẽ khiến bạn thích thú. Ảnh: dansanthonque