17 thg 10, 2017

Quận 5 - Thiên đường ẩm thực

Người Sài Gòn trước đây có câu nói: “Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1, cướp giật quận 4”, chỉ 14 chữ đã tóm tắt đủ nét đặc trưng của bốn quận nổi tiếng nhất trên đất Sài Gòn xưa.

Người Trung Quốc xưa có câu nói: “Ăn ở Quảng Châu, mặc đồ Hàng Châu, lấy vợ Tô Châu và chết ở Liễu Châu” (Quảng Châu nổi tiếng ẩm thực, Hàng Châu nổi tiếng lụa đẹp, Tô Châu nổi tiếng gái đẹp và Liễu Châu có loại gỗ đóng quan tài rất lâu bị mục). Trong bốn yếu tố đó, cái ăn được người Trung Quốc đưa lên hàng đầu, phải ăn ngon để tận hưởng cuộc sống. Được mệnh danh là “kinh đô mỹ vị”, thủ phủ Quảng Châu của Quảng Đông tập trung rất nhiều tinh hoa ẩm thực của Trung Quốc và giao thoa với ẩm thực thế giới. Người Quảng Đông di cư sang Việt Nam rất nhiều và văn hóa ẩm thực Quảng Đông cũng theo đó mà tụ về Chợ Lớn. 

Một tiệm ăn người Hoa xưa. 

‘Làng biệt thự’ quận 3

Người Việt nói ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật, đi xe Hoa Kỳ. Ăn cơm Tàu thì vào Chợ Lớn, còn ở nhà Tây sang phía quận 3. Tại sao quận 3 lại có lắm nhà Tây?

Lúc kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Thụ còn sống, có lần ông giảng giải cho tôi về quy hoạch của Sài Gòn dưới thời Pháp. Đại khái, người Pháp sau khi chiếm thành Gia Định, đặt nền móng thuộc địa ở xứ này, họ xây nhà thờ chính tòa ở nơi cao nhất của TP trên đỉnh một ngọn đồi, chính là nhà thờ Đức Bà. Gần đó, họ xây dinh Thống đốc Nam Kỳ, gọi là dinh Norodom (tức dinh Độc Lập, hội trường Thống Nhất bây giờ). Từ hai công trình lớn này, người ta làm hai con đường chạy xuống chân đồi, thẳng tới sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Hai con đường tạo thành hai trục chính, gọi là trục Cardos và Dominius. Từ hai trục chính này, họ bắt đầu tạo những con đường vuông vức theo ô bàn cờ để phân lô. Những con đường nằm trong và rìa của hai trục này là khu vực trung tâm hành chính, bắt đầu xây dựng các tòa nhà công sở, dịch vụ, kinh doanh… đấy chính là quận 1 sau này.

Còn từ phía bắc ngọn đồi trở đi được quy hoạch chủ yếu là nơi ở cho các viên chức Pháp hoặc người Việt. Rất nhiều dinh thự, biệt thự đã được xây dựng nơi đây, đủ hình đủ kiểu, cực kỳ đa dạng, đó là khu vực quận 3.

Khám phá Hoàng Liên Sơn theo cung đường mới

Mới được đưa vào khai thác thử nghiệm khoảng hơn một năm, tuyến du lịch Cát Cát – vũng Rồng – giếng Tiên – Sín Chải ở vườn quốc gia Hoàng Liên đang được nhiều du khách yêu thích vì phong cảnh đẹp và hệ động thực vật đặc sắc. 

Bản Sín Chải còn giữ nguyên nếp sinh hoạt xưa của người H Mông

Nằm ở độ cao từ 1.000 – 3.000m so với mực nước biển, vườn quốc gia Hoàng Liên bao gồm những thảm rừng nguyên sinh đan xen với thảm rừng kín á nhiệt đới núi cao, tạo nên hệ động thực vật phong phú, đa dạng. Sự chia cắt mạnh mẽ về địa hình đã hình thành ở vườn quốc gia Hoàng Liên nhiều cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ như đỉnh Phan Xi Păng, suối Vàng, thác Tình Yêu, thác Nàng Tiên Thứ Bảy… Trong đó, vũng Rồng – giếng Tiên là hai thắng cảnh vẫn còn hoang sơ, chưa có nhiều người biết đến.

Về Đất Mũi ăn cá thòi lòi

Cá thòi lòi sau khi sơ chế có thể đem kho tiêu, xào sả ớt, chiên xù, hấp cách thủy cuốn bánh tráng rau sống, nấu lẩu chua, tiện và gọn nhất là nướng muối ớt, nướng mọi – món nào cũng hấp dẫn dân nhậu lẫn người chỉ "phá mồi".


Vẻ đẹp trầm mặc và uy nghiêm ở Lam Kinh

Dù có bị thời gian làm tàn phai ít nhiều nhưng Lam Kinh vẫn còn lưu giữ nét đẹp của không gian Việt với cây đa, giếng nước, sân đình.

Đền thờ Lê Lợi và vua quan nhà Lê

Từ thành phố Thanh Hóa, đi theo quốc lộ 47 rẽ qua cầu Mục Sơn bắc qua sông Chu một quãng là du khách đã về với Khu di tích lịch sử Lam Kinh. Du khách sẽ như lạc vào khu rừng nguyên sinh mà ẩn bên trong là vẻ đẹp, không gian yên tĩnh của thiên nhiên, của thành điện cổ kính. Nơi đó thiên nhiên cũng là những người lính canh giữ giấc ngủ ngàn thu cho các bậc đế vương và hoàng hậu triều Lê sơ. 

Say nắng đảo Phú Quý

Phú Quý là huyện đảo ở Bình Thuận, tiền tiêu án ngữ Biển Đông, cách Phan Thiết 56 hải lý (chừng 105km). Cùng với Ninh Thuận, vùng đất này Gió như Phan (Thiết) và nóng như (Phan) Rang. Ra đảo vào mùa này, không say nắng thì say gió, hoặc say sóng.

Một bãi tắm rất đẹp và hoang sơ

Mấy năm nay, Phú Quý có nhiều đổi thay. Nhà cửa khang trang hơn với nhiều nhà nghỉ, khách sạn nhỏ, sạch sẽ tươm tất. Từ 2015, Phú Quý đã có điện suốt đêm. Hơn năm nay có tàu cao tốc, hải trình từ bờ ra đảo rút ngắn còn 3,5 giờ. Các bến tàu đều có lịch khởi hành cố định, trừ khi thuê riêng chuyến thì khác.

11 thg 10, 2017

Tản mạn du lịch Hà Giang

Chỉ chừng 5 năm trước thôi, Hà Giang không có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam. Đây là một tỉnh ở vùng cao cực Bắc, đường sá xa xôi, khó đi và... không có gì hấp dẫn.

Lâu nay, các công ty du lịch mở tour Tây Bắc là đi các tỉnh Lào Cai - Sơn La - Lai Châu - Điện Biên, tour Đông Bắc là đi các tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn - Bắc Kạn. Hà Giang ở đâu? Đông hay Tây? Hà Giang ở.. chính giữa, và không nằm trong tour nào hết!

Tháng 4/2010, cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang được công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Người ta bắt đầu để ý nhiều đến Hà Giang, nhưng cái tên công viên địa chất vẫn chưa đủ thu hút khách du lịch, vì... địa chất, đất đá thì có gì mà coi! Chỉ đến khoảng 5 năm gần đây, khi dân phượt tới đây chụp hình với hoa tam giác mạch và í ới rủ nhau trên mạng đi phượt Hà Giang để ngất ngây cùng tam giác mạch, để tìm cảm giác mạnh trên những cung đường đèo hiểm trở thì khách du lịch mới đổ xô đến đây.

Đồi núi chập chùng

Bếp lửa trong đời sống của người Xơ Đăng

Đối với người Xơ Đăng huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam), bếp lửa không chỉ là nơi để đồng bào nấu cơm hàng ngày, nơi để họ sưởi ấm vào những đêm rừng Trường Sơn lạnh giá...

Bếp lửa còn là nơi để người già kể sử thi, người trẻ học những câu chuyện cổ tích, nơi gắn kết tình làng nghĩa xóm, nơi tụ hội cho những câu hát, giao duyên, khởi nguồn cho tình yêu đôi lứa.

Lửa trong đời sống tâm linh
Theo một số người già Xơ Đăng lớn tuổi ở làng Măng Tó (thôn 2), xã Trà Cang, huyện Nam Trà My cho biết: Từ xa xưa, bắt đầu từ trong đời sống tâm linh, người Xơ Đăng luôn có một lòng tin tuyệt đối vào thần Lửa - vị thần hiện thân cho sự may mắn phù hộ con người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Bếp lửa trong một gia đình người Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Dơn,huyện Nam Trà My, Quảng Nam. 

8 thg 10, 2017

OK con gà đen!

Đi ăn ở cao nguyên đá Đồng Văn tui tình cờ thấy trong chuồng gà mấy con gà đen thui như vầy:


Không kể con gà màu trắng, 2 con màu vàng và mấy con có mồng màu đỏ, hãy chú ý tới mấy con đen thui thùi lùi.

Lễ hội Hết Chá của đồng bào Thái ở Mộc Châu

Lễ hội Hết Chá là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh sâu sắc, là lễ hội đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. 

Lễ hội Hết Chá - bản sắc của đồng bào Thái 


Khi hoa ban, hoa mạ nở cũng là dịp nông nhàn của đồng bào Thái. Để Lễ được tổ chức trên một khu đồi gần trung tâm bản. Thầy mo thông báo thời gian làm lễ cho các con nuôi, gia đình họ hàng ở các nơi, đội xòe và bà con trong bản cùng tham dự.

Từ thời xa xưa, xưa kia, người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo. Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng. Mang ơn thầy mo, nhiều người xin được làm con nuôi của ông. Và rồi, cứ mỗi dịp cuối năm (vào 29, 30 Tết), con cháu lại đến tạ ơn thầy mo, nhưng thời điểm đó đang bận rộn cho tết nên thầy mo ấn định lễ tạ ơn sẽ tổ chức vào tháng 3 hàng năm... Lễ hội Hết Chá từ đó mà thành.

Cây vạn vật (cây sẳng chá) trong lễ Hết Chá