31 thg 7, 2017

Đền Bà Vũ trong đời sống tâm linh của người Hà Nam

Tín ngưỡng thờ Bà Vũ xã Chân Lý, Lý Nhân, Hà Nam chính là biểu tượng của lòng ngưỡng vọng lòng biết ơn của nhân dân đối với những người con gái tiết hạnh, kiên trung như bà Vũ Thị Thiết. 

Theo truyền thuyết ở địa phương thì ngôi đền này được xây dựng từ thế kỷ XV, ngay sau cái chết oan uổng của Vũ Thị Thiết. Ban đầu di tích chỉ là ngôi miếu nhỏ bằng tranh tre nứa lá do nhân dân dựng lên để thờ. Phải sau sự kiện Lê Thánh Tông đi đánh giặc qua đây, có vào chiêm ngưỡng và thắp hương nơi cổ miếu, khi chiến thắng trở về vị Vua anh minh này đã hạ lệnh cho địa phương xây dựng lại thì nơi đây mới được mở rộng và làm khang trang lên. Ngôi đền được xây dựng ở ngoài bãi ngay ven sông Hồng. Đây là khu đất rộng mấy chục mẫu, dân cư sống thành làng. Sau vì nước lũ xói mòn, bãi bị lở nên ngôi đền phải dời vào vị trí như hiện nay.

Tam quan ngôi đền. 

30 thg 7, 2017

Thăng trầm nghề làm rối nước Bùi Thượng

Rối nước ở Bùi Thượng xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương tương truyền có từ thời Lý (thế kỷ XI - XII). Đến nay rối nước Bùi Thượng vẫn giữ được nét di sản văn hóa độc đáo. 

Bùi Thượng với nghề rối nước


Ý nghĩa của rối nước khi ấy chủ yếu là để biểu diễn mua vui vào ngày lễ, ngày tết và khi đến mùa khô thì dân làng tổ chức múa rối nước để cầu mưa cho nhân dân cày cấy, mùa màng tốt tươi. Từ xưa, thôn Bùi Thượng đã có 2 đội múa rối nước, trong đó nhiều nghệ nhân có kinh nghiệm và giỏi nghề như: cụ Đinh Văn Khác, Đinh Văn Bàn, Đinh Văn Đông, Đăng Văn Nhất, Phạm Văn Trương…

Kế thừa những kinh nghiệm quý báu của các thế hệ cha ông để lại, các tiết mục múa rối của phường rối nước Bùi Thượng đều giữ được nét cổ truyền, thể hiện những cảnh sinh hoạt đời thường và tập quán tinh thần của người nông dân đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời gắn liền với phong tục, tập quán thờ thần thánh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và hướng tới cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Vũ điệu độc đáo của đồng bào Ba Na

Mỗi tộc người đều có những điệu múa dân gian đặc trưng của mình. Người Việt có múa rồng, trống, sênh, mõ, sư tử...; người Mường có múa sạp, chàm đuống, chàm thau...Và với người Ba Na những vũ điệu là món ăn tinh thần không thể thiếu.

Trong tiếng Ba na, múa được biểu cảm bằng động từ soang. Soang là múa tổng hợp, múa nói chung, múa theo vũ điệu có sẵn, vũ điệu ăn sâu vào tâm trí và tình cảm của mỗi người dân. Bên cạnh Soang, đôi khi người dân cũng dung từ Yun để chỉ các điệu múa, tuy nhiên yun chỉ là động tác nhú nhảy đơn giản, nhiều khi ngẫu hứng, không theo bài bản, yun trong tiếng Ba na có nghĩa là dập dềnh nhún nhảy.

Có rất nhiều điệu múa khác nhau, được trình diễn trong những dịp khác nhau. Mỗi điệu múa lại được diễn tấu cùng với những nhạc cụ riêng, trong đó cồng chiêng bao giờ cũng là nhạc cụ bắt buộc. Các điệu múa phổ biến thường là múa bỏ mả (soang p rự p sát a tâu), múa mừng lúa mới (soang sa k pô et b nao), múa cúng máng nước, mừng chiến thắng, múa trong tang lễ người chết… Trong từng điệu múa trên lại có những điệu mua hợp phần như múa trống, múa chia tay người chết, múa tạ ơn thần lúa…

Độc đáo điệu soang của đồng bào Ba Na. 

Độc đáo làn điệu kà tơm – tà lềnh của đồng bào Chứt

Với đồng bào Chứt (nhóm Mã Liềng ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) thì sinh hoạt dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu và phổ biến nhất là làn điệu kà tơm – tà lềnh.

Làn điệu kà tơm – tà lềnh là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian có từ lâu đời của các dân tộc. Trong kho tàng văn hóa dân gian của người Mã Liềng, những làn điệu dân ca với nội dung phong phú, được sử dụng trong nhiều khung cảnh, với lời ca mộc mạc đã phản ánh về cuộc sống lao động sản xuất, về tình yêu đôi lứa và về những sinh hoạt hàng ngày của đồng bào như đi nương rẫy, đi rừng, mò cua bắt ốc và các dịp lễ tết, cưới hỏi…

Dân ca gắn bó một cách tự nhiên với sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Nội dung bài hát có thể sáng tác tùy hứng theo điệu “Kà tơm - tà lênh” rất được đồng bào ưa thích. Làn điệu kà tơm – tà lênh nghĩa là con trâu đi cày (kà tơm là con trâu, tà lênh là cày đất ). Điệu này bắt đầu bằng điệp khúc là “kà tơm – tà lênh ” hai lần và sau đó là nội dung bài hát. Làn điệu này thường dùng để hát đối nam nữ trong lao động sản xuất, trong vui chơi (cũng có thể hát một mình hoặc hát hai nam, hai nữ).

Điệu hát này bắt nguồn từ tiếng gọi nhau đi làm lúc sáng sớm, hoặc theo đồng bào trước đây còn có điệu “kà răng - tà nên” nghĩa là chiều về trên đỉnh núi, là tiếng gọi nhau đi về lúc trời đã chiều. Điệu dân ca này không chỉ tạo nên không khí vui nhộn, hăng say trong lao động sản xuất, mà thông qua đó các chàng trai, cô gái còn gửi gắm tâm tình cho nhau:

Lễ bỏ mả - nghi lễ tâm linh của người Raglai

Lễ bỏ mả là một nghi lễ tiêu biểu và quan trọng nhất trong hệ thống các nghi lễ truyền thống của người Raglai. Nó thể hiện một cách đầy đủ, đậm nét bản sắc văn hóa của tộc người này.

Lễ bỏ mả (Vidhi atơu) là một lễ thức quan trọng của người Raglai, được tổ chức vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm, sau khi đã thu hoạch xong mùa màng. Cũng như các tộc người khác ở Tây Nguyên, đồng bào Raglai quan niệm rằng, trong cõi nhân gian có hai thế giới cùng song song tồn tại, đó là thế giới của người đang sống và thế giới của những người đã khuất.

Trong lễ bỏ mả có múa hát, đánh mã la, uống rượu cần... mừng cho linh hồn người chết được siêu thoát. 

Nón lá sen xứ Huế cuốn hút từ ánh nhìn đầu tiên

Đến với xứ Huế, bạn sẽ có cơ hội được ngắm chiếc nón được làm ra từ chính những lá sen mang đậm chất sáng tạo của người con của xứ Huế.

Từ những chiếc lá sen bình thường, người thợ cần phải trải qua các công đoạn như ủ lá sen bằng nước javel, sau đó đem phơi khô và ủi lá – khi đó mới có thể đưa lá đi chằm làm nón.

Nơi bảo tồn văn hóa dân tộc Khmer

Là một trong hai bảo tàng lớn nhất trên cả nước về văn hóa Khmer, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh hiện đang lưu giữ khoảng 800 hiện vật, tư liệu cổ, quý phản ánh đậm nét về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người Khmer. 

Được xây dựng vào năm 1995 với kiến trúc cổ điển pha lẫn hiện đại, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer nằm trong quần thể Khu di tích Ao Bà Om và chùa Âng (thành phố Trà Vinh). Nơi đây là địa chỉ bảo tồn rất nhiều hiện vật phản ánh về đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh nói riêng cũng như người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Bảo tàng gồm có 4 phòng trưng bày với khoảng 800 hiện vật, tư liệu cổ, quý được sưu tầm hoặc khai quật tại địa phương, được chia thành 4 chủ đề: Tôn giáo và tín ngưỡng của người Khmer, Văn hóa – cuộc sống đời thường; Ngành nghề truyền thống của dân tộc Khmer và Văn hóa - nghệ thuật.

Bảo tàng là địa chỉ bảo tồn rất nhiều hiện vật phản ánh về đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bánh giò Hà Nội

Tương tự như phở, người Hà Nội có thể ăn bánh giò vào mọi thời điểm trong ngày mà không thấy chán. Một buổi sáng có thể bắt đầu bằng một đĩa bánh giò góc phố thật nhanh gọn. Giữa ca chiều cũng vậy, một đĩa bánh giò sẽ như bữa phụ làm dịu ngay cơn đói.

Cái thứ bánh bình dân, giá cũng bình dân và hàng quán cũng thật bình dân này có thể tìm thấy ở nhiều góc phố, đặc biệt tại những nơi có mật độ giao thông cao như chợ, trường học hay công sở.

Không chỉ có tại hàng quán cố định ven đường, bánh giò còn được những người bán rong mang đi khắp hang cùng ngõ hẻm của Thủ đô. Không biết từ bao giờ lời rao “Ai bánh giò nóng đây” đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân với hình ảnh người bán bánh trên chiếc xe đạp cũ, đằng sau là một chiếc giỏ hay thúng ủ kín với những chiếc bánh nóng hổi. Cứ thế tiếng rao bánh văng vẳng qua từng con phố nhỏ.

Bánh giò được làm bởi những nguyên liệu đơn giản với nhân bánh gồm mộc nhĩ, thịt nạc vai. Các nguyên liệu được rửa sạch băm nhỏ cùng nhau, thêm một chút hành củ và nêm nước mắm, hạt tiêu cho vừa ăn rồi đem xào qua.

Nguyên liệu làm bánh giò gồm thịt nạc vai, mộc nhĩ, bột gạo tẻ.

26 thg 7, 2017

Chợ đêm Cà Mau

Trước khi nói về chợ đêm Cà Mau tui cần phải rào trước rằng tui vốn là người không quen đi chợ, nhưng nghe nói là đi du lịch thì phải đi chợ cho biết với người ta, với lại nghỉ đêm ở Cà Mau thì buổi tối lang thang ở chợ đêm cũng là việc... hợp lý. Vậy nên, tui... viết cho có (để chứng tỏ mình có đi chợ!), còn nhận xét có gì... ngu ngu thì mọi người cứ cười, nhưng đừng chê nghen!

Chợ đêm Cà Mau nằm ở các đường 6B, Phan Bội Châu và Quang Trung phường 7, cạnh sông Cà Mau. Nghe nói chợ đêm này mới dời về đây từ giữa năm 2015, sau 2 vị trí "bất ổn" khác ở đường Lưu Tấn Tài rồi An Dương Vương.


Nhiều trang mạng du lịch nói rằng chợ đêm Cà Mau là điểm đến hấp dẫn cho du khách, mang đậm sắc thái miền Tây và cực Nam tổ quốc, nhưng phải nói là dưới cặp mắt không chuyên nghiệp của tui thì chợ đêm này... hổng có gì đặc sắc hết, chẳng những không mang nét đặc thù Cà Mau mà còn không mang nét đặc thù chợ đêm nữa! Ngoài ra, không biết do tui đi không đúng thời điểm hay sao mà chợ rất vắng khách.

Ngay lối vào chợ đêm Cà Mau là các gian hàng quần áo, thời trang

Sông rạch xứ Cà Mau

Theo tư liệu, địa danh Cà Mau, vùng đất cực Nam Tổ quốc, được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là "Tưk Kha-mau", có nghĩa là "nước đen", bởi lá tràm của rừng U Minh bạt ngàn rụng xuống phân hủy làm đổi màu nước. Khám phá những con sông, rạch của xứ Cà Mau sẽ cho ta hiểu thêm về vùng đất:

"Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um".


Có một điều khá đặc biệt là các sông rạch của Cà Mau không nằm trong hệ thống tự nhiên của sông Cửu Long như phần lớn sông rạch ở các tỉnh khác của Tây Nam bộ. Nó được nối, thông với sông Hậu bởi những con kênh do người Pháp đào ở thế kỷ trước như kinh Cái Côn – Phụng Hiệp, kinh Quản Lộ, Cái Lớn - Trèm Trẹm, Bạc Liêu- Cà Mau. Đặc biệt hơn, sông rạch ở Cà Mau đều có giai thoại, sự tích về nguồn gốc xuất xứ tên gọi.

Xóm ven sông xã Đất Mũi.