6 thg 8, 2017

Mang hài cốt Nguyễn Thiện Thuật về với quê hương

Khi khai quật mộ danh tướng Nguyễn Thiện Thuật, bên dưới quan tài còn nguyên bia đá cũ. Đây là cách quy tập mộ kiểu cũ nhưng rất có giá trị, đề phòng vì bất cứ lý do gì nếu bia mộ phía trên bị hư hỏng hay mất mát, khi tìm thấy mộ người ta vẫn xác định được mộ phần của ai. 

Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh của khởi nghĩa Bãi Sậy, quê ở làng Xuân Đào, xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Ông là hậu duệ đời thứ 30 của Nguyễn Trãi.

“Vua Bãi Sậy”
Năm 1874, khi đã đỗ tú tài, Nguyễn Thiện Thuật tiếp tục đỗ cử nhân rồi đình nguyên tiến sĩ. Ông được thăng chức tri phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, rồi được bổ nhiệm giữ chức tán tương quân vụ tỉnh Hải Dương (vì thế nhân dân thường gọi ông là Tán Thuật). Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai năm 1882-1883, nhà Nguyễn đầu hàng nhưng Nguyễn Thiện Thuật đã kháng lệnh triều đình, ông rút lên Hưng Hóa, Tuyên Quang rồi thành Lạng Sơn để kháng Pháp. Khi thành thất thủ năm 1885, ông rút sang Trung Quốc (TQ).

2 thg 8, 2017

Bò một nắng hai sương Phú Yên

Bò một nắng 2 sương chấm muối nguyên con kiến vàng của người Ê-đê là đặc sản độc đáo ở Phú Yên.

Nếu Tây Bắc có thịt trâu gác bếp nức lòng khách phương xa, thì cao nguyên Sơn Hòa (Phú Yên) có món bò một nắng 2 sương độc đáo. Những miếng thịt bò chín trên than hoa tỏa mùi thơm phức, xé sợi rồi chấm với muối kiến vàng có hương vị thơm ngon, béo ngậy.

Cao nguyên Sơn Hòa có khí hậu thuận lợi để giống bò vàng bản địa (bò cỏ) sinh trưởng, làm nguyên liệu cho món thịt một nắng 2 sương. Ở đây, bò được chăn thả tự nhiên trên các đồng cỏ rộng lớn, vùng ven sông bãi. Nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp dồi dào giúp đàn bò phát triển mạnh, cho thịt chắc, chất lượng thơm ngon.

Bò một nắng 2 sương mềm và ngọt nhờ chế biến từ thịt bò cỏ. Ảnh: Bizmedia 

Những đặc sản Quy Nhơn hợp mua làm quà

Quy Nhơn (Bình Định) không chỉ mê lòng người bởi khung cảnh biển xanh - trời xanh mà còn níu chân du khách bởi những món ăn dân dã.

Bánh hồng

Bánh hồng thơm thơm, dẻo dẹo, ngọt ngọt, mê lòng người. Ảnh: timeouvietnam 

Bánh hồng luôn khiến thực khách phương xa phải băn khoăn, không rõ là bánh màu hồng hay làm từ quả hồng, trái hồng. Thực tế, chiếc bánh ban đầu có màu hồng nên mới có tên gọi như vậy. Chiếc bánh sẽ là bất ngờ thú vị cho người chưa từng thử qua bởi bên trong vẻ ngoài không được đẹp mắt là một món ăn thơm mùi dừa, ngọt sắc, dẻo dẻo.

Con đường nay em đi, ngày xưa có tên gì?

Dù chính quyền đã đặt tên đường chính thức, có cắm bảng đề tên chính chủ nhưng người Sài Gòn vẫn gọi theo thói quen của họ cho… dễ gọi và dễ nhớ. 

Đường Duy Tân được đổi thành Phạm Ngọc Thạch, xưa có tên Tây đọc là Lan Si Bê (Blansubé) - Ảnh: T.T.D. 

Nhiều khu cư dân hình thành tự phát từ một nhóm cư dân rồi dần dần thành một khu phố nhỏ và nhiều khu phố nhỏ. Một khu đất trống nhờ xây dựng, có dân đến ở, chia thành những con đường chưa được đặt tên.

Chợ dưới lòng đất đầu tiên ở Sài thành

Khu chợ dưới lòng đất Sense Market nằm ở vị trí đắc địa ngay trung tâm quận 1, kề bên với khu phố Tây nổi tiếng đất Sài thành, nên từ khi khai trương đến nay đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách, nhất là du khách quốc tế. 

Phố Tây Sài Gòn lâu nay vốn nổi tiếng là điểm du lịch đặc trưng của Tp. Hồ Chí Minh với những con đường, hàng quán luôn tấp nập, sôi động về đêm, đúng chất “Sài Gòn sống về đêm”. Giờ đây, Sense Market chắc chắn là một lựa chọn hấp dẫn, phục vụ đủ mọi hình thức mua sắm cho không chỉ du khách mà cả người dân thành phố.

Sense Market gây ấn tượng với du khách bởi không khí nơi đây luôn đông vui, nhộn nhịp chính là khu chợ ẩm thực với tên gọi Asiana Food Town. Phục vụ các món ăn các nước châu Á như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ… Asiana Food Town là một không gian mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông, kết hợp giữa truyền thống với hiện đại và gợi nên được không khí ẩm thực đường phố xưa ở nhiều nước châu Á. Đến đây, du khách phương Tây không chỉ thưởng thức rất nhiều món ăn mang phong vị Á châu, mà còn hiểu thêm nhiều nét văn hóa phương Đông đặc sắc, nhuần nhị mà tinh tế trong một đô thị hiện đại, năng động như Tp. Hồ Chí Minh.

Khu chợ dưới lòng đất thu hút được rất nhiều khách du lịch đến tham quan và mua sắm. Mỗi cửa hàng mang một phong cách bày trí riêng, kết hợp với những đèn lồng trang trí của toàn khu ẩm thực,
tạo thành một khu vực ăn uống mang đậm văn hoá truyền thống phương Đông với đầy đủ tiện nghi và hiện đại.

1 thg 8, 2017

'Tuyệt tình cốc' trên đỉnh đồi ở miền Tây thu hút phượt thủ

Hồ nước xanh ngọc bích trên đỉnh núi Tà Pạ, huyện Tri Tôn, An Giang là dấu vết của mỏ khai thác đá.

Hồ nằm trên đồi Tà Pạ có đường đi hơi khó, trước đây chỉ có các phượt thủ chạy xe máy tới, hiện nay đã có nhiều du khách tìm đường tham quan. Mặt hồ xanh ngọc in bóng mỏm đá như cảnh trong phim cổ trang nên được gọi là "tuyệt tình cốc" phiên bản miền Tây. Ảnh: Thanh Tuyết. 

Những con phố tên hoa ở Hà Nội

Kim Liên, Hồng Mai, Bạch Mai là những con phố tên hoa ở Hà Nội, ngoài ra một số đường còn mang tên chữ Hoa.

Không tính các con đường mang tên hoa trong một số khu đô thị, Hà Nội cũng có nhiều đường phố mang tên hoa được đặt từ xưa.

Phố tên loài hoa
Cổ nhất, có thể kể đến khu phố Kim Liên (sen vàng), mang tên theo ngôi làng cổ tại quận Đống Đa. Lịch sử ghi rằng, từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long năm 1010, khu vực phía Nam kinh thành mới đã có một làng tên gọi Đồng Lầm.

Đến năm Kỷ Sửu (1619), đời vua Lê Thần Tông, niên hiệu Vĩnh Tộ, triều đình đổi tên làng Đồng Lầm thành Kim Hoa (Bông hoa vàng). Làng thuộc phường Kim Hoa và Đông Tác thuộc huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức. Năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị đổi tên làng thành làng Kim Liên (Bông sen vàng), vì kỵ húy tên mẹ Vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa. Tên Kim Liên được sử dụng cho đến bây giờ, và được đặt cho cả một phường, trong đó có khu tập thể Kim Liên.

Chùa Kim Liên nằm trên một doi đất bằng phẳng trong thôn Nghi Tàm, xã Quảng An. Ảnh: Hachi8.

Thác Khe Kèm - dải lụa trắng giữa đại ngàn

Thác Khe Kèm hay còn gọi là thác Kèm mang vẻ đẹp hoang sơ mà thiên nhiên ban tặng cho Vườn quốc gia Pù Mát. Thác cách thị trấn Con Cuông, tỉnh Nghệ An, khoảng 20 km về phía nam. 

Nhiều nhà khoa học khi nghiên cứu tại đây đã khẳng định thác Kèm là thác nước nguyên sinh bậc nhất Việt Nam. 

Ngắm ngôi chùa đẹp nhất của người Hoa ở Sài Gòn

Chùa Bà Thiên Hậu được coi là một trong những ngôi chùa cổ nhất, lớn nhất và đẹp nhất trong số khoảng 30 ngôi chùa của người Hoa ở TP HCM.
Chùa Bà Thiên Hậu (cách gọi của người Việt) có tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất người Hoa đã gây dựng ở Chợ Lớn xưa. Theo các sử liệu, chùa được nhóm người Hoa gốc Quảng Châu di dân sang Việt Nam góp vốn và góp công xây dựng vào khoảng năm 1760. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 Nguyễn Trãi, Q. 5, TP HCM. 

Nhớ Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà

Nghe tin Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM phục dựng vở Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà (kịch bản: Đinh Bằng Phi - Đức Hiền, đạo diễn: Nguyễn Hoàn), trong đầu tôi lại văng vẳng giọng ca của Minh Cảnh và Lệ Thủy trong hai bài vọng cổ cùng tên.

Vở tuồng kinh điển Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà trên sân khấu