31 thg 5, 2017

Làng nghề chế tác vàng bạc Châu Khê

Nếu nói về những sản phẩm vàng bạc tinh xảo, không ai là không nhớ tới làng nghề chế tác vàng bạc Châu Khê (xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), nơi khởi nguồn của những sản phẩm vàng bạc làm say lòng người. 

Các cụ cao niên trong làng cho biết, thôn Châu Khê có hơn 271 hộ dân thì đã có tới hơn 200 người theo học và làm nghề kim hoàn. Khoảng 50% số thợ trong làng được cấp chứng chỉ của Trung ương hội nghề Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam, với tay nghề bậc 4/5. Nghề làm vàng bạc Châu Khê giờ rất phát triển, con cháu làng nghề Châu Khê đã mở rộng hoạt động sản xuất khắp đất nước, nhằm quảng bá về nghề truyền thống của quê hương mình. Một số hộ gia đình đã mở rộng quy mô, tích cực giới thiệu sản phẩm của làng nghề ra các vùng miền khác, góp phần gìn giữ vốn quý nghề cổ của làng. 

Xuyên kim để làm sạch sản phẩm nhẫn bạc. Ảnh: Trịnh Văn Bộ 

Làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Trở về Vĩnh Long, ven dòng song Hậu có một làng nghề nổi tiếng với nghề làm tàu hũ ky đó là làng nghề Mỹ Hòa - Bình Minh. Đây là một nghề nổi tiếng lâu đời, tập trung đông ở những gia đình người Hoa.

Khi nhắc đến tàu hũ ky nhiều người mặc định đó là đồ chay, nhưng bây giờ thì nó không còn là nguyên liệu độc quyền dành riêng cho những người ăn chay nữa. Vì không chỉ là một món ăn giàu dinh dưỡng, tàu hũ ky còn đa dạng trong chế biến. Nào là tàu hũ miếng lớn, tàu hũ ky cọng khô, cọng non, tàu hũ ky ướp muối…

Làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa là dải đất nằm kẹp giữa sông Hậu và nhánh Cái Vồn, nay gần chân cầu Cần Thơ. Làng nghề Mỹ Hòa được hình thành từ thời anh em nhà Châu Phạch và Châu Sầm đến vùng đất này khởi nghiệp, bà con trong vùng thấy hay đến xin truyền nghề, dần dà số người làm tàu hũ ky đông lên thành hẳn một làng nghề. Tính đến nay, làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hoà đã tồn tại trên 100 năm.

Làng nghề Miến dong Côn Minh – Hương rừng Bắc Kạn

Miến dong Nà Rì có hương vị đặc biệt là nhờ sử dụng nguyên liệu sạch, thuần khiết và được chế biến theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để làm ra loại miến thơm ngon này, người thợ phải chọn những củ dong riềng to, đều và ngon. 

Dong riềng – nông sản sạch Côn Minh 

Cây dong riềng có lịch sử phát triển khá lâu tại Côn Minh. Cách đây hơn 50 năm, người dân các thôn Lủng Vạng, Bản Lài đã trồng dong riềng để lấy củ ăn. Đến những năm 1985, một số hộ dân từ miền xuôi lên khai hoang đã trồng dong để nghiền lấy tinh bột, vận chuyển về xuôi bán. Trong xã, hộ này phổ biến cho hộ kia cách làm, ban đầu chỉ để ăn vào dịp Tết, sau có khách qua đường mua miến về xuôi làm quà. Nghề làm miến dong tại mảnh đất này bắt đầu hình thành từ đó.

Trước đây chỉ sản xuất nhỏ lẻ để phục vụ trong phạm vi gia đình. Ngày nay, quy trình sản xuất ngày càng chuyên nghiệp hóa với đủ loại máy móc hỗ trợ nên nghề làm miến dong đã trở thành một nghề giúp nhiều hộ xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Hiện xã Côn Minh có 12 cơ sở chuyên sản xuất miến, 20 xưởng vừa sản xuất tinh bột vừa làm miến, cho nên diện tích dong riềng hiện có tại xã trồng đều được tận dụng, thu mua tối đa. 

Dong riềng Côn Minh - nông sản sạch. 

Thăng trầm nghề làm ngói Quỳnh Sơn

Nằm ở phía Đông Bắc của huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), xã Quỳnh Sơn từ lâu không chỉ nổi tiếng với những điểm di tích lịch sử, những ngôi nhà sàn đượm màu thời gian, mà còn nổi tiếng với nghề làm mái ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng), vật liệu không thể thiếu trong những ngôi nhà truyền thống của đồng bào Tày, Nùng nơi đây.

Niềm tự hào của quê hương

Từ rất lâu rồi, người dân Quỳnh Sơn luôn tự hào với nghề làm mái ngói âm dương của quê hương. Thứ ngói lợp làm cho ngôi nhà mát mẻ trong mùa hè, ấm áp trong mùa đông ấy đã được làm ở đây cũng hơn trăm năm. Người Quỳnh Sơn tạo nên ngói, nhưng cũng chính những viên ngói thô sơ mộc mạc kia đã tạo ra nghề truyền thống cho bà con, nên thương hiệu mái ngói Quỳnh Sơn nổi tiếng trong vùng.

Lò nung ngói âm dương. 

Làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm

Xã Vạn Điểm có khoảng 75% số hộ tham gia sản xuất nghề mộc. Doanh thu từ sản xuất kinh doanh nghề mộc hàng năm chiếm phân nửa tỷ trọng tổng doanh thu của xã. Nghề mộc ở Vạn Điểm đang lớn mạnh từng ngày.

Thương hiệu đã được khẳng định


Vạn Điểm thuộc huyện Thường Tín, nằm ở phía Nam Hà Nội, cách chừng 30 km. Đến Vạn Điểm, du khách sẽ được chứng kiến không khí sôi động, tấp nập của một làng nghề đang phát triển. Sản phẩm của người dân Vạn Điểm làm ra ngày càng đa dạng, từ sập gụ, tủ chè, bàn, ghế, giường, tủ, tranh gỗ, khay trà, gạt tàn thuốc lá, lục bình, tượng, tráp, bệ để ngà voi, chậu cảnh trang trí, vỏ đồng hồ… Mỗi sản phẩm đều mang nét riêng của hàng mộc Vạn Điểm, tạo nên một thương hiệu khó nhầm lẫn, thể hiện ở nét hình thưa thoáng, vẻ đẹp trang nhã, họa tiết, hoa văn cổ kính nhưng duyên dáng, ưa nhìn. Đặc biệt, sản phẩm được sản xuất nhiều nhất có lẽ là bàn ghế cao cấp, từ đầu làng đến cuối xã, từ trong xưởng đến ngoài sân chỗ nào cũng thấy bàn ghế cao cấp.

Đồ gỗ mỹ nghệ Vạn Điểm không chỉ tiêu thụ trong cả nước, mà còn đưa sang nhiều nước trên thế giới. 

Về Bến Tre làm kẹo dừa

Ai đã từng rong ruổi qua những kênh rạch, những thôn ấp bưng biền ở Đồng bằng sông Cửu Long đều không lạ gì những rặng dừa xanh chạy xa tít tắp. Điều đặc biệt, dừa hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày nhưng chỉ ở Bến Tre, dừa mới được chế biến thành kẹo và trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng. 

Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo 


Tương truyền, kẹo dừa Bến Tre ra đời từ khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, được làm bởi những người phụ nữ khéo tay đất Mỏ Cày. Điều này đã được dân gian lưu truyền qua câu ca: “Bến Tre dừa ngọt sông dài/ nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh/ Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo/ gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan”.

Nguyên liệu làm kẹo dừa đều là nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, trong đó không thể thiếu nước cốt dừa, mạch nha, đường. Mạch nha được làm từ thóc nếp loại ngon, hạtto, nở đều, đã có mầm hoặc mộng già. Mạch nha sau khi nấu lên màu vàng sậm, vị ngọt thanh, thơm ngon mùi nếp. nếm thử có vị ngọt thanh, đó là của gạo và mộng lúa chứ không ngọt đậm của đường.