2 thg 6, 2017

Phước Bình - điểm đến mát lành ẩn mình giữa “chảo lửa” Ninh Thuận

Giữa "chảo lửa" Ninh Thuận nắng nóng, ít mưa nhất nhì cả nước, Phước Bình ẩn mình mát mẻ, trong lành với vô vàn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp từ suối thác, con sông uốn lượn, núi rừng hùng vĩ, những bản làng, di tích vườn quốc gia... 

Phước Bình là một vùng cao của tỉnh Ninh Thuận, thuộc huyện Bác Ái, cách trung tâm thành phố Phan Rang Tháp Chàm khoảng 70km theo hướng Tây Bắc. Nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách đến trải nghiệm trekking, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nghiên cứu về động thực vật. Ảnh: Văn Hào 

1 thg 6, 2017

An Khê nối mạch nghìn năm Sa Huỳnh

Đầm An Khê sóng vỗ miên man giữa chiều phai nắng. Xa xa, thấp thoáng bóng người chèo ghe buông lưới, ẩn hiện giữa làn sương mờ ảo. Gió xào xạc cành lá như lời thì thầm của những cư dân Sa Huỳnh cổ vọng về từ hàng nghìn năm trước.

Di vật nghìn năm

Đầu hạ, tôi lang thang trên vùng đất Sa Huỳnh (Đức Phổ), nơi hơn trăm năm trước nhà khảo cổ người Pháp M. Vinet phát hiện hàng trăm quan tài bằng chum. Những chiếc chum bằng đất nung thuở ấy đã thu hút giới khoa học tổ chức nhiều đợt khai quật, nghiên cứu. Qua đó, họ phát hiện ra nền văn hóa Sa Huỳnh với niên đại khoảng 3.000 năm trước, trải rộng trên địa bàn từ Quảng Bình đến nam Trung Bộ và Tây Nguyên cùng một số quần đảo.

Những vật dụng bằng sắt: Cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng… được phát hiện khẳng định người Sa Huỳnh cổ là cư dân nông nghiệp và đi biển. Giới nghiên cứu khảo cổ còn khẳng định, nền văn hóa này có sự ảnh hưởng và giao lưu với nhiều vùng ở Đông Nam Á, Trung Hoa và Ấn Độ cổ xưa.

Kỳ lạ tục kiêng kỵ trong nghề dệt thổ cẩm ở Kỳ Sơn

Một tháng 4 ngày, hàng trăm khung cửi dệt thổ cẩm ở bản Xốp Thập (xã Hữu Lập - Kỳ Sơn) không có một bóng người vì tục kiêng kỵ của bản làng.

Chúng tôi đặt chân đến bản Xốp Thập (xã Hữu Lập - Kỳ Sơn) vào một ngày trời mưa phùn. Bên mái hiên nhà sàn, các mẹ, các chị tụ tập nói chuyện rôm rả. Cánh đàn ông cũng rỗi rãi quanh ấm nước chè tâm sự chuyện mùa màng nương rẫy. Cuộc sống dường như chậm lại trong cơn mưa phùn rả rích của tháng Năm. Hôm ấy đúng vào ngày 22 âm lịch.

Người dân bản Xốp Thập (xã Hữu Lập - Kỳ Sơn) không được dệt cửi vào ngày kiêng kỵ. Ảnh: Đào Thọ 

Độc đáo rượu men lá của người Thái

Rượu của đồng bào Thái ở Con Cuông đến nay vẫn giữ được hương vị riêng, bởi men rượu được làm từ lá cây rừng.

Rượu men lá có từ lâu đời, gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào Thái Con Cuông. Để có một nồi rượu ngon, trước tiên đồng bào phải vào rừng tìm các loại cây như: sa nhân, cao khỉ, mẫu thán, trinh nữ... Theo đồng bào, mỗi nồi rượu phải có tới 20 vị kết hợp với nhau. Ảnh: Bá Hậu 

Về Na Hang nghe tăng boong bu

Đến với bản Na Hang vào những ngày lễ, Tết, du khách sẽ được đồng bào nơi đây chào đón bằng màn trình diễn của một loại nhạc cụ khá độc đáo gọi là tăng boong bu.
Xem người dân đánh tăng boong bu:

Đặc sản vót bãi ngang xứ Nghệ

Xã Diễn Thịnh và Diễn Trung (Diễn Châu, Nghệ An) có vùng bãi ngang dài khoảng 7 km với rất nhiều hải sản sống vùi dưới lớp cát ven bờ. Trong đó, nổi tiếng nhất là vót.

Vào những ngày nước ròng kiệt, trên bãi biển dài 3 - 4 km ở các xã Diễn Thịnh, Diễn Trung có hàng trăm người dân đủ mọi lứa tuổi tham gia bắt vót. Ảnh: Trần Cảnh Yên.