26 thg 3, 2017

Thác Đầu lâu

Người ta đang bàn tán về Đảo Đầu lâu của khỉ đột Kong làm tui nhớ tới nơi mình đã đi qua là thác Đầu lâu, ở Phú Quốc. Ờ, đảo Đầu lâu thì không có thiệt, còn thác Đầu lâu thì có thiệt đó nha, vì tui đã tới đó rồi mà. Ở đó không có những sinh vật to lớn dễ sợ như trong phim Kong - Đảo Đầu lâu nhưng cũng rất... dễ sợ! Ừ, đẹp dễ sợ!


Đi trên những tảng đá ven bờ suối để lên ngọn

Chuyến đi cách đây đã 10 năm rồi, cùng các anh em, bạn bè thân thiết nên giờ tui cũng không nhớ kỹ, chỉ ghi lại đây những điều ấn tượng mà thôi.

Kinh Tàu Hủ

Ông Bùi Đức Tịnh ghi nhận rằng kinh Tàu Hủ vốn mang tên Cổ Hủ hay Củ Hủ vì khúc kinh chỗ này phình ra rồi thắt lại giống như cổ hủ heo, cổ hủ dừa. Ở Long Xuyên cũng có một con kinh mang tên Tàu Hủ, có người gọi là Củ Hủ. Điều ghi nhận của ông Bùi Đức rất hữu lý. Xin lý giải thêm. Trước hết phải viết cổ hũ mới đúngvì từ ghép này vốn chỉ cái cổ của cái hũ (theo Đại Nam quốc âm tự vị). Các vật có hình dáng phình ra rồi thắt lại đều gọi là cổ hũ, như cổ hũ cau, cổ hũ dừa, cổ hũ heo,… Tiếp theo, ta thấy từ ngữ này dùng để chỉ hình dáng của lòng sông, rạch và đã trở thành địa danh, giống như cổ cò (cổ con cò), cổ lịch (cổ con lịch) đã trở thành địa danh (rạch Cổ Cò ở Nhà Bè và Duyên Hải, sông Cổ Lịch ở Cửu Long). Mặt khác, trong hai từ ngữ cổ hũ và tàu hủ, đối với người Nam Bộ có một yếu tố đồng âm: hũ và hủ phát âm như nhau. Trong trường hợp này, từ ngữ nào quen thuộc hơn (ở đây tàu hủ quen thuộc hơn cổ hũ), sẽ thay thế từ ngữ kia: (trái) sầu riêng thay thế đu-riêng, (cái) lục bình thay thế độc bình, (cái) bồ cào thay thế bừa cào… Hơn nữa, kinh Tàu Hủ, trong Gia Định thành thông chí được gọi là sông An Thông, tục danh sông Sài Gòn và được mô tả là “quanh xa mà hẹp nhỏ, khuất khúc, nước cạn” (Tập thượng , quyển I, tờ 22b – 23a).

Kinh Tàu Hủ - Bến Bình Đông tháng 3/2017. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Các chị em 'chết mê' với ốc ruốc tháng 3

Những con ốc ruốc đủ màu sắc luộc xong lấy gai chanh lể ăn vừa beo béo, vừa ngọt lại vừa cay là món khoái khẩu của chị em phụ nữ. Vừa ăn chơi, vừa tán chuyện xua tan cái nóng đầu mùa… 

Ốc ruốc bày bán ở vùng biển Đức Minh, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi - Ảnh: VÕ QUÝ CẦU 

Bây giờ đang là mùa biển yên, những dân chài vùng biển ngang thuộc các xã Đức Phong, Đức Minh, huyện Mộ Đức hay Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi lại kéo nhau đi bắt ốc ruốc.

Ngọt mềm bánh gai lá dừa Quảng Xương

Món bánh gai lá dừa của người Thanh Hóa ở huyện Quảng Xương là món ăn đặc biệt khi tới vùng đất Bắc Trung Bộ này. Cái lạ của món bánh này là cách gói bánh, tựa như chiếc bánh chưng, với những khuôn lá dừa cho chiếc bánh vuông vắn và vị ngon đặc biệt.

Bánh gai ở vùng Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa cũng như bánh gai ở các vùng miền khác trong cả nước, làm từ lá gai, bột nếp, mật mía, đỗ xanh và dừa. 

Chiếc bánh được tạo hình vuông vắn tựa như chiếc bánh chưng. Ảnh: Hoàng Huế 

Mộc mạc tên làng Tây nguyên

Nghệ nhân A Jar, người nghiên cứu về văn hóa tên đất, tên làng Tây nguyên. Ảnh: P.A

Đồng bào Tây nguyên đặt tên đất, tên làng thường rất mộc mạc: có tên gắn với truyền thuyết; có tên gắn với đặc trưng về cây cối, di tích liên quan đến ngày lập làng...

Với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Kon Tum, tùy vào từng dân tộc mà họ đặt tên đất, tên làng gắn với những từ như Kon, Đăk, Plei.
Phía sau những tên gọi này là những chuyện kể, những truyền thuyết mộc mạc, hồn nhiên, dễ thương như người ở xứ này. 

Đi tìm câu trả lời cho phong tục đàn bà bị cấm cửa vào nhà rông

Suốt đời phụ nữ không được bước vào nhà rông ở làng Điệp Lôk 

Người Ja Rai ở xã Điệp Lôk, xã Ya Tăng của huyện Sa Thầy (Kon Tum) đến nay vẫn còn duy trì phong tục cấm phụ nữ bước và nhà rông.

Gần đây khi về làng Điệp Lôk, xã Ya Tăng của huyện Sa Thầy (Kon Tum), chúng tôi ngỡ ngàng khi phát hiện ở đây còn duy trì phong tục cấm cửa đàn bà vào nhà rông.