7 thg 2, 2016

Nhãn tím ngày càng hút khách

Nhãn tím – một loại trái cây “độc” ở ĐBSCL do có màu sắc đặc biệt- đang được khách phương xa tìm mua trái về ăn và cây giống về trồng với giá lên đến 1 triệu đồng/cây.

Nhãn tím tại vườn nhà ông Huy. Ảnh: Chí Quốc 

Hiện nhãn tím chỉ có nhiều ở cù lao Phong Nẫm (xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, Sóc Trăng), được bán với giá 100.000 đồng/kg tại vườn.

Cao thủ võ khèn cuối cùng trên cao nguyên trắng

Võ khèn là một môn võ cổ truyền của đồng bào H’Mông, nhưng theo thời gian, người theo học một ít đi... Hiện ở vùng đất của huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) chỉ còn một cao thủ. 

Ông Hồ thi triển một đường đánh của môn võ khèn 

Ở vùng cao nguyên huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) vốn được biết đến với những thửa đất ngút tầm mắt một màu trắng toát của hoa mận. Ấy vậy người ta mới gọi là cao nguyên trắng. Nhưng không chỉ nổi danh với loài mận, trên cao nguyên trắng đất Bắc Hà, lâu nay người dân vẫn đồn đại về tam đại cao thủ môn võ khèn quyền của người H’Mông. Ấy nhưng, 2 bậc kỳ phùng đã quy ẩn giang hồ, còn lại một cao thủ đó là ông Lý Seo Hồ, ở xã Bản Phố (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

6 thg 2, 2016

Sài Gòn có phố lá dong

Như một điểm hẹn những ngày giáp tết ở một con đường, bao nhiêu năm đã trôi qua nhưng vẫn có người theo thói quen lại cuối năm đi về phía chợ Ông Tạ chỉ để mua bó lá dong xanh... 

Con đường lá dong những ngày giáp tết - Ảnh: Trân Duy 

Rạng sáng cuối tuần rồi đi ngang chợ Võ Thành Trang (*), P.14, Q.Tân Bình, TP.HCM, chợt thấy những bó lá dong đang dỡ xuống. Bên cạnh là lá chuối và dây lạc.

Mấy ngày sau, đi qua con đường Cách Mạng Tháng 8, đoạn ngang P.7, Q.Tân Bình, lại thấy một màu xanh ngát của lá dong, trắng tinh của dây lạc. Và những khung tre, khung gỗ, khung kim loại của những chiếc khuôn gói bánh chưng tết...

Thăm làng bánh in An Lạc

Nằm nép mình bên dòng sông Ly Ly thơ mộng, làng nghề làm bánh in đậu xanh An Lạc, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam đang tất bật sản xuất phục vụ tết cổ truyền dân tộc những ngày cuối năm.

Nhân công đang in bánh - Ảnh: Lê Trung 

Chiếc bánh in là một vật phẩm không thể thiếu của người dân Quảng Nam - Đà Nẵng trong lễ tết. Bánh dùng để thờ cúng tổ tiên, dọn chung với bánh kẹo, bánh mứt vào dịp năm mới.

Những ngày này đến làng bánh in An Lạc, bạn sẽ nghe được những tiếng ầm ầm của máy xay bột, tiếng gõ lốc cốc của người thợ đổ bánh ra khỏi khuôn và đặc biệt là mùi thơm nức mũi của nếp mới, đậu xanh.

Có một mùa hoa đỗ mai đang về

Những ngày này, chạy xe từ Đà Lạt về Sài Gòn, đã thấy những cây hoa đỗ mai trụi lá bên nhiều hiên nhà, vệ đường gần đèo Bảo Lộc lấm tấm đầy nụ. Lại nhớ những con đường hoa đỗ mai ở Bà Rịa-Vũng Tàu. 

Đỗ mai chào đón mùa xuân trên núi Vũng Tàu - Ảnh: Cao Cát 

Lại nhớ những ghi chú trong sách đỗ mai, đỗ đào, đào đậu hay còn hay còn gọi là cây cọc rào (vì trồng làm hàng rào), hồng mai, anh đào giả, sát thủ đốm (vỏ cây ngâm nước làm thuốc diệt chuột).

5 thg 2, 2016

Lễ cúng cây đu của dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu

Lễ cúng cây đu trong Tết mùa mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình và bản làng ấm no, là một trong những lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo của người Hà Nhì, xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Thầy cúng lấy thức ăn trên mâm cúng đặt lên ván đu. Ảnh vinaculto.vn

Tết mùa mưa của người Hà Nhì được tổ chức định kỳ vào tháng 6 Âm lịch hàng năm. Để chuẩn bị cho Tết mùa mưa, người ta phải dựng 2 cây đu là đu lăng, đu quay và 2 cái bập bênh là bập bênh lên xuống, bập bênh quay. Theo quan niệm của người Hà Nhì, cái đu lăng vươn cao hàng chục mét với ngọn lá xum xuê thể hiện khát vọng của con người về một sự phát triển tốt đẹp. Còn cái đu quay trông như cái guồng nước to tròn phản ánh mong muốn về sự no đủ.

Gỏi cá trích dừa nạo

Đọt xoài, đọt mận, đọt sắng, đọt rau chát, lá kim cang, lá bằng lăng, lá bứa. Đĩa rau sống ăn kèm món gỏi cá trích hay cá giỏi - đặc sản của vùng biển Phú Quốc - đầy ắp, đủ màu đủ sắc từ hồng non, phớt đỏ đến xanh lơ, xanh ngắt.


Bên cạnh, đĩa cá tươi nguyên, roi rói. Chén nước chấm gồm nước mắm, chanh, ớt, tỏi, đường pha khéo khiến vị chua được gọi dậy đầu tiên trên lưỡi. Nó khiến nước miếng tứa ra chuẩn bị cho bữa ăn lạ miệng và nghe đâu, được bọn đờn ông truyền tụng, nháy nhỏ, rủ nhau ăn ghê lắm. 

Món gỏi cá cũng là bài học đẹp mắt, dễ hiểu và ... ngon miệng về sự cân bằng và bổ sung lẫn nhau. Trong món ăn hay trong cuộc đời đều vậy có phải, "sỏi đá cũng cần có nhau " (Trịnh Công Sơn) cơ mà. 

Gỏi cá giỏi - đặc sản biển dưới bàn tay chế biến của đầu bếp nhà hàng Cobia Phú Quốc - Ảnh Nguyễn Dân 

Asia Park – Điểm đến khác biệt của du lịch Việt

Asia Park là khu công viên văn hóa giải trí hàng đầu Việt Nam với quy mô đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng.

Nằm ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng, Asia Park do Công ty TNHH Công viên Châu Á thuộc Tập đoàn Sun Group là chủ đầu tư, là khu công viên văn hóa giải trí hàng đầu Việt Nam với quy mô đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng. Dù đang ở trong giai đoạn tiếp tục hoàn thiện nhưng Asia Park đã ghi dấu ấn cho du lịch Việt Nam với hàng loạt kỷ lục, hứa hẹn trở thành một trong những công viên văn hóa giải trí đẳng cấp và khác biệt trong tương lai.

Sở hữu những kỉ lục

Tuy mới đi vào hoạt động từ năm 2014, Asia Park đã đem về hàng loạt kỷ lục và đang dần thể hiện vị thế của một công viên hàng đầu Việt Nam.

Đầu tiên, phải kể tới vòng xoay Sunwheel – top 10 vòng xoay lớn nhất Thế giới (tại thời điểm tháng 6/2015) và là vòng xoay lớn nhất tại Việt Nam. Sunwheel đã trở thành biểu tượng mới cho thành phố Đà Nẵng. Trọng lượng Sunwheel là 980 tấn gồm 64 cabin, với sức chứa 6 người/cabin, vòng xoay có thể phục vụ cùng lúc tối đa 384 du khách với thời lượng 15 phút/vòng tham quan. Vào ban đêm, vòng xoay được thắp sáng bởi 13.000 chiếc đèn led ở 32 thanh chính tạo điểm nhấn tuyệt đẹp về đêm tại TP Đà Nẵng. Ngoài ra, với độ cao 115m (tương đương tòa nhà 30 tầng) từ trên cabin, du khách có thể bao quát được toàn cảnh TP Đà Nẵng rực rỡ trong đêm, ngắm cảnh sông Hàn đẹp lung linh, huyền ảo. Cái tên “Tầm nhìn Đà Nẵng” có lẽ hình thành từ sự độc đáo này.

4 thg 2, 2016

Cầu kỳ như canh bóng ngày Tết Hà Nội xưa

Tôi thích nấu ăn và vốn có niềm yêu thích đặc biệt với tất cả những món ăn cổ truyền của Hà Nội.

Vì hầu như tất cả những món ăn từ dân dã đến cầu kì của vùng đất này đều gắn liền với một kí ức đẹp nào đó của tôi. Càng gần đến Tết tôi lại càng nung nấu ý định viết về một trong những món ăn gắn liền với mâm cỗ ngày xuân mà tôi có ấn tượng nhất bởi mức độ cầu kì của nó, đó là món canh bóng. 


Bát canh bóng Hà Nội thuở xưa cũng đầy đủ thành phần chân tẩy, nào súp lơ, cà rốt, su hào, nào hạt sen, tôm nõn, nào nấm hương, giò sống, trứng cút... 

Thương hồ trên Bến Bình Đông

Năm hết, tết đến, nhiều người dân ở TP.HCM lại háo hức đổ về Bến Bình Đông (Q.8) để được tận mắt thấy chợ hoa đậm chất sông nước giữa lòng đô thị. 

Chợ hoa Bến Bình Đông - Ảnh: Tấn Đức 

Nơi đây, trên đoạn kênh trải dài hàng cây số từ P.13 qua P. 14 ghe, thuyền đậu san sát, biến dòng kênh thành dòng sông hoa kiểng, với đủ loại sắc hương.

Đây, những “lão” mai vàng năm cánh đang rung cười trước gió réo gọi xuân về. Kia, các “chị” bông giấy rực đỏ mặt sông, như muốn cho cả thiên hạ thấy sự hiện diện của mình. Cạnh bên, mấy “bác” vạn thọ, cúc mâm xôi, cúc Đài Loan kênh kiệu, ễnh mặt lên nhìn trời. Xa hơn, những “cô nàng” lily, violet, đỗ quyên, hoàng yến, uyên ương, ngọc điểm e ấp khoe hương sắc, quyến rũ khách qua đường!